Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Lời khuyên hữu ích để chăm sóc trẻ tốt hơn

Trẻ bị tăng động giảm chú ý luôn hiếu động và bốc đồng thái quá khiến cha mẹ đôi lúc cảm thấy “kiệt sức”, chán nản và nhiều khi tự trách mình không dạy nổi con. Nhưng tất cả sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn áp dụng ngay những bí quyết trong bài viết này, để rồi  việc nuôi dạy trẻ tăng động sẽ không còn là thách thức với cả bạn và gia đình.

Mẹo dạy trẻ bị tăng động tại nhà

Thực tế, việc chăm sóc và giáo dục trẻ bị tăng động là rất khó vì chúng luôn chạy nhảy nghịch ngợm, thường “bỏ ngoài tai” những lời nhắc nhở. Đòi hỏi cha mẹ cần kiên trì và khéo léo để giúp con từ từ cải thiện hành vi theo những hướng dẫn sau:

Thiết lập quy tắc đơn giản, rõ ràng với trẻ

Với những trẻ bị tăng động giảm chú ý, các quy tắc rõ ràng là rất cần thiết để giúp trẻ dần hình thành thói quen tốt:

– Luôn nhất quán trong việc giáo dục trẻ giữa các thành viên trong gia đình, tránh tình huống cha mẹ nghiêm khắc nhưng ông bà lại nuông chiều cháu không nỡ trách phạt.

– Nhất quán nhưng không bảo thủ: cha mẹ nên linh hoạt trong một số trường hợp, giúp con nhận thức các lỗi sai để tiến bộ hơn.

– Cụ thể hóa các quy tắc này và dán ở nơi mà trẻ dễ quan sát thấy, khuyến khích trẻ tự giác thực hiện hàng ngày.

Bạn có thể quan tâm:

Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý, có thể bạn chưa biết

6 quan niệm sai lầm nên tránh về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ

Giao tiếp đúng cách với trẻ bị tăng động

Trẻ tăng động luôn nhạy cảm nên cha mẹ cần rất tinh tế trong giao tiếp hàng ngày với con. Thực tế, trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn khi được nhắc nhở nhẹ nhàng và hướng dẫn chi tiết. Bạn nên dành nhiều thời gian trò chuyện với con, hỏi con về những việc ở trường mỗi ngày, khuyến khích con bày tỏ ý kiến và học hỏi thêm kỹ năng mới. Khi muốn con làm gì, bạn nên đưa ra những yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, tránh nói vòng vo.

Cha mẹ nên nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ bị tăng động

Cha mẹ nên nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ bị tăng động

Nếu cha mẹ còn nhiều băn khoăn trong việc nuôi dạy trẻ tăng động và mong muốn tìm giải pháp giúp con điều trị bệnh tốt hơn, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962620043 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Kỷ luật nhưng không dùng bạo lực với trẻ bị tăng động

Với trẻ tăng động, đòn roi thường phản tác dụng, thậm chí nhiều trẻ càng chống đối hơn khi thường xuyên bị cha mẹ đánh mắng. Bạo lực khi dạy trẻ chỉ khiến trẻ sợ hãi làm theo nhưng chúng sẽ dễ dàng tái phạm những lần sau. Thay vào đó, bạn nên phân tích để con nhận ra hậu quả của những hành vi chưa đúng và cân nhắc hình thức kỷ luật bằng việc cắt giảm các quyền lợi của trẻ như: không được đi chơi, không được xem chương trình yêu thích… Bạn nên giải thích rõ ràng cho trẻ về những hình phạt này.

Giúp trẻ xây dựng những thói quen tích cực

Với những trẻ bị tăng động, cha mẹ nên giúp con tạo thói quen sinh hoạt có giờ giấc trong mọi hoạt động như ăn uống, học bài, vui chơi, ngủ. Bạn có thể giao cho trẻ “phụ trách” một số việc nhà vừa sức như việc quét nhà hàng ngày, phơi quần áo… để con có tinh thần trách nhiệm hơn.

Quy tắc thời gian “chờ”

Đây là cách cha mẹ nên áp dụng khi trẻ bị tăng động có những hành vi bốc đồng thái quá và khó kiểm soát cảm xúc. Khi trẻ phạm lỗi, bạn không nên trách phạt con ngay lập tức mà cần tạo một khoảng thời gian “chờ” dưới 5 phút để trẻ bình tĩnh suy nghĩ về lỗi sai của mình. Nếu sau đó trẻ vẫn giữ thái độ chống đối thì việc áp dụng một hình phạt là cần thiết để rèn cho trẻ tính kỷ luật.

Thời gian “chờ” giúp trẻ bị tăng động bình tĩnh hơn

Thời gian “chờ” giúp trẻ bị tăng động bình tĩnh hơn

Giúp trẻ chia nhỏ các nhiệm vụ

Bạn hãy sử dụng một tấm bảng lớn ghi chi tiết các nhiệm vụ hàng ngày và “mã hóa” các công việc này bằng nhiều màu sắc để trẻ dễ nhận biết hơn mà không thấy bị quá tải. Ví dụ về việc đi học vào buổi sáng của con, bạn nên chia nhỏ thành từng việc từ khi thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, thay quần áo, tới trường…

Tán dương con đúng lúc

Khi thấy trẻ nỗ lực thực hiện tốt công việc  nào đó, bạn đừng quên khen ngợi con. Việc cha mẹ nhận ra những thay đổi tích cực của con và tán dương đúng lúc giống như “liều thuốc tinh thần” khuyến khích con tiến bộ hơn mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng hệ thống tích điểm thưởng bằng các ngôi sao ngộ nghĩnh, phần quà nhỏ xinh để con hào hứng hơn.

Cha mẹ nên khích lệ khi thấy con làm tốt

Cha mẹ nên khích lệ khi thấy con làm tốt

Tạo không gian học tập lí tưởng cho trẻ

Trẻ bị tăng động luôn dễ bị phân tâm, do đó một góc học tập yên tĩnh với các vật dụng được sắp xếp ngăn nắp giúp trẻ tránh được nhiều phiền nhiễu để tập trung học tập tốt hơn, không tốn thời gian kiếm đồ. Khi trẻ học, bạn nên chủ động loại bỏ những tiếng ồn từ các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại…

Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao

Các hoạt động ngoại khóa vừa giúp trẻ giải tỏa nguồn năng lượng quá mức đồng thời cải thiện sự tập trung chú ý, giảm nguy cơ trầm cảm lo âu. Ngoài thời gian học ở trường, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao đồng đội như bóng rổ, bóng đá, bơi lội…

Bí quyết giúp trẻ bị tăng động sớm điều chỉnh hành vi, cải thiện sự tập trung

Nếu giáo dục hành vi được coi là “chìa khóa vàng” trong điều trị tăng động thì việc kết hợp một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược là một giải pháp giúp tăng hiệu quả trị bệnh. Nghiên cứu tại trường đại học Y khoa Johns Hopkins – Hoa Kỳ chỉ ra rằng, trẻ tăng động thường bị thiếu hụt đáng kể nồng độ chất dẫn truyền thần kinh GABA (gama amino butyric acid)-  có vai trò giúp kiểm soát hành vi, cảm xúc và duy trì sự tập trung chú ý của trẻ. Do đó, mục tiêu điều trị chính là thiết lập lại cân bằng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, ngoài bổ sung dưỡng chất giúp an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, hoạt chất sinh học Rhynchophilline có trong cây Câu đằng còn giúp tăng cường nồng độ GABA nội sinh trong não bộ. Tận dụng những công dụng này, hiện nay Câu đằng là thành phần chính trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta – một giải pháp hỗ trợ toàn diện cho trẻ tăng động, giúp trẻ kiểm soát hành vi và tăng tập trung chú ý.

Là một người mẹ từng cho con sử dụng giải pháp thảo dược này, chị Hà (Điện Biên) cảm thấy rất vui mừng khi con đáp ứng tốt với sản phẩm này: “Từ hồi uống cốm Egaruta tới giờ, con tiến triển tốt hơn nhiều, đi học ngoan, biết nghe lời cô, ngồi học nghiêm túc hơn. Con cũng ngủ được rồi, chỉ cần 2 phút là ngủ, mà không chạy lung tung nữa”. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ của chị trong video dưới đây:

Chia sẻ hành trình giúp con bớt tăng động, biết tập trung hơn

Xem thêm:

Tổng hợp kinh nghiệm điều trị cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

Cốm Egaruta giúp trẻ biết tập trung chú ý, giảm tăng động

Trẻ bị tăng động nên ăn gì, kiêng gì?

Trẻ bị tăng động có thể gặp rất nhiều khó khăn  nếu không  được hỗ trợ đúng cách. Chính vì vậy, cha mẹ hãy là người bạn đồng hành lí tưởng nhất để giúp con sớm khắc phục chứng bệnh này và phát triển toàn diện hơn.

Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/sym

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      hoàng oanh
      hoàng oanh
      4 Năm Trước

      chào bác sĩ! Con trai cháu năm nay 6 tuổi, cháu rát nghịch, ko ngồi yên (trừ khi xem điện thoại) cháu gần như nghiện tivi điện vậy. cháu nói tốt, học tốt, ghi nhớ tốt, cháu học xong chương trình lớp 2 rồi nhưng lại hay làm trái lời mẹ nói. Cháu ko kiên trì khi làm gì đó, chơi gì cháu cũng muốn giành chiến thắng, nếu thua ai là cháu hay nổi khùng ko muốn chơi. Xin hỏi bsi cháu như vậy có phải bị tăng động ko ạ? bố mẹ cần làm gì cho cháu điềm tĩnh lại ạ?

      Kim,
      Kim,
      5 Năm Trước

      Bác sĩ ơi. Con trai cháu năm nay 3 tuổi 8,5 tháng. Cháu có biểu hiện: Rất nghịch, nghịch cả ngày không chán, chạy đi chạy lại liên tục, không chịu ngồi im một chỗ (trừ lúc cho nghịch điện thoại xem hoạt hình là ngồi yên). Cháu chậm nói, đến giờ vẫn chưa nói được (chỉ nhại được tiếng động vật như trong video cháu hay xem, và nhại lại được bài hát tiếng Anh đơn giản cháu nghe, tuyệt nhiên tiếng Việt thì k gần như không biết nói câu nào), khi gọi cháu, cháu gần như không phản ứng lại lời gọi đó. Cháu muốn điều trị cho con tại nhà, không muốn cho con uống thuốc, vì còn nhiều tác dụng phụ không tốt ạ, cháu sợ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và trí tuệ của con sau này.
      Bác sĩ cho cháu xin lời khuyên với ạ.
      Cháu cảm ơn nhiều ạ