Mặc dù rất lo lắng khi con có những biểu hiện, hành vi khác lạ như hếch mũi, nháy mắt, lắc đầu, lắc cổ, đi kiễng chân… nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết đó là hội chứng rối loạn tic thường gặp ở trẻ. Thậm chí, nhiều cha mẹ còn không biết nên đi khám ở đâu, chuyên khoa gì để xác định chính xác bệnh của con mình. Bởi vậy, những thông tin địa chỉ dưới đây sẽ là những gợi ý tốt để cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn.
Cách để chẩn đoán hội chứng tic
Hiện nay chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán hội chứng tic, tuy nhiên bác sĩ có thể dựa trên 5 tiêu chí sau để nhận định chính xác tình trạng của trẻ:
– Trẻ có một hoặc nhiều biểu hiện tic vận động như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, lắc đầu… hoặc tic âm thanh như ho hắng giọng, nói những câu từ khó hiểu, vô nghĩa, nói tục, chửi bậy…
– Các triệu chứng tic phải xuất hiện thường xuyên và ít nhất trong khoảng 12 tháng liên tiếp.
– Hội chứng tic khởi phát trước 18 tuổi.
– Những biểu hiện này không phải là tác dụng phụ của thuốc hoặc triệu chứng của các bệnh lý khác như: hội chứng Tourette, bệnh Huntington, viêm não…
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như: chụp MRI, chụp CT, điện não đồ, xét nghiệm máu… để loại trừ các nguyên nhân khác có biểu hiện tương tự với hội chứng tic.
Để chẩn đoán hội chứng tic các triệu chứng phải xuất hiện thường xuyên trong 12 tháng
Địa chỉ thăm khám hội chứng tic uy tín, chất lượng
Dưới đây là một số địa chỉ khám và điều trị hội chứng tic uy tín mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
Miền Bắc
– Khoa Tâm bệnh hoặc Trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương: Số 18/879, đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
– Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Bạch Mai: số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
– Khoa Thần kinh – Bệnh viện 103: Số 158, đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.
Miền Trung
– Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa: Số 17, đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
– Bệnh viện tâm thần tỉnh Thừa Thiên Huế: Số 39, đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: Số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Miền Nam
– Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi đồng 1: Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
– Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi đồng 2: Số 14, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
– Khoa Tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Trung ương: Số 192, đường Hàm Tử, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Các phương pháp điều trị hội chứng tic hiệu quả
Liệu pháp “đảo ngược” thói quen
Liệu pháp “đảo ngược” thói quen được xem là lựa chọn ưu tiên trong mọi phác đồ điều trị hội chứng tic từ đơn giản đến phức tạp. Để thực hiện liệu pháp này, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
– Sớm giúp trẻ nhận thức được thời điểm một tic đang xảy ra.
– Theo dõi tần số, mức độ biểu hiện rối loạn tic và xác định những yếu tố có thể tác động gây khởi phát một tic ở trẻ.
– Yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện một hành động thay thế cho một tic trong khoảng 20 – 30 phút, 1 – 2 lần/ngày. Kiên trì một thời gian, các triệu chứng tic của trẻ sẽ được kiểm soát tốt. Ví dụ như: Bạn có thể yêu cầu trẻ cười mỗi khi có biểu hiện tic là nháy mắt, hoặc hát một câu hát khi có triệu chứng ho hắng giọng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập thiền, yoga, hít sâu – thở chậm,… nhằm cải thiện tâm lý, tránh căng thăng, lo lắng quá mức – những yếu tố có thể khiến triệu chứng tic thêm trầm trọng.
Thuốc tây
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hội chứng tic, tuy nhiên một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc giãn cơ,… có thể là lựa chọn hữu hiệu cho những trường hợp nặng, không đáp ứng với các biện pháp trên. Tuy nhiên, thuốc tây luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ chẳng hạn như dị ứng, suy giảm thị lực, táo bón, khô miệng, buồn ngủ,…
Sản phẩm từ thảo dược tự nhiên
An toàn và hiệu quả là hai yếu tố hàng đầu trong điều trị hội chứng tic ở trẻ. Do vậy, ngày nay các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Bởi lẽ, với thành phần là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, cân bằng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát hiệu quả các triệu chứng tic. Không chỉ vậy, trong cốm Egaruta còn chứa các dưỡng chất cho não bộ, giúp tăng cường tư duy, trí nhớ của trẻ.
Ngày từ khi ra đời, cốm Egaruta đã được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Bưởi (Thái Thụy, Thái Bình) trong video sau để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm với trẻ rối loạn tic:
Kinh nghiệm trị rối loạn tic cho con hiệu quả chỉ sau 2 tháng
Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường nghi ngờ là hội chứng tic, cha mẹ cần sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp. Hi vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh lựa chọn được địa chỉ uy tín để thăm khám cho con đồng thời tìm được giải pháp giúp con sớm kiểm soát chứng bệnh này. Và nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.