Tổng hợp 10 nguyên nhân gây co cứng cơ và cách điều trị hiệu quả

Mỗi năm lại có khoảng 12 triệu người trên toàn thể giới được ghi nhận và phải điều trị  về vấn đề co cứng cơ. Các cơ liên tục bị co thắt gây khó khăn cho việc đi lại, di chuyển hoặc nói chuyện, thậm chí có thể gây đau đớn. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây co cứng cơ cũng như các cách điều trị hiệu quả trong bài viết sau.

Dấu hiệu nhận biết cơn co cứng cơ

Co cứng mức độ nhẹ giống như cảm giác căng cứng ở cơ khi làm việc quá sức. Tuy nhiên co cứng cơ có thể đủ nghiêm trọng để tạo ta những cơn co thắt gây đau đớn, khó kiểm soát tứ chi. Ngoài ra co cứng cơ cũng có thể kèm theo các triệu chứng sau:

– Tăng trương lực cơ, căng cơ, cứng khớp.

– Co thắt cơ bắp đột ngột, không thể kiểm soát, trong thời gian ngắn hoặc kéo dài thành từng chuỗi.

– Đau, khó chịu ở các cơ, khớp hoặc vùng thắt lưng.

– Mỏi cơ bắp.

– Cảm thấy bị thắt chặt trong và xung quanh khớp.

– Tư thế, dáng đi bất thường, bắt chéo chân không tự nguyện.

– Giảm khả năng chuyển động, ngăn các khớp mở rộng hết cỡ.

– Co rút vĩnh viễn cơ và gân do co thắt, co cứng cơ kéo dài.

– Biến dạng xương khớp.

Mức độ co thắt, co cứng cơ có thể được kích hoạt khi bạn thay đổi vị trí hoặc di chuyển đột ngột. Một số yếu tố gây tăng cơn co cứng cơ: Stress, mệt mỏi kéo dài, thời tiết khắc nghiệt nóng lạnh thất thường, mặc quần áo quá chật…

Triệu chứng của cơn co cứng: Co thắt cơ bắp đột ngột, không thể kiểm soát

Triệu chứng của cơn co cứng: Co thắt cơ bắp đột ngột, không thể kiểm soát

10 nguyên nhân gây co cứng cơ thường gặp nhất

Hạ canxi máu

Thiếu hụt canxi máu là một nguyên nhân gây co cứng cơ, co giật thường gặp ở trẻ nhỏ. Nồng độ canxi giảm quá mức có thể kích thích các tế bào cơ gây cơ thắt cơ vân, chuột rút, co cứng cơ tay, chân kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, vã mồ hôi…

Lượng đường huyết giảm

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá thấp không đủ để cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong cơ thể. Mức độ nhẹ thường chỉ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất… nặng hơn có thể gây co cứng, co giật chân tay, hôn mê, đe dọa tính mạng người bệnh.

Chấn thương sọ não

Ngay sau khi bị chấn thương sọ não, nhiều người trải qua giai đoạn tăng trương lực cơ, cổ tay và các ngón tay bị uốn cong, nắm hoặc siết chặt vào nhau, chân thường mở rộng ở hông, các ngón chân uốn cong.

Chấn thương sọ não gây tổn thương thân não, tiểu não hoặc não giữa, có thể ảnh hưởng đến các trung tâm phản xạ trong não, làm gián đoạn tín hiệu thần kinh dẫn đến những thay đổi về trương lực cơ, chuyển động và phản xạ.

Chấn thương sọ não là 1 nguyên nhân gây co cứng cơ

Chấn thương sọ não là 1 nguyên nhân gây co cứng cơ

Bệnh bại não

Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 80% người bệnh bại não gặp cơn co cứng với các mức độ khác nhau. Bại não thường có xu hướng gây thiệt hại tới vùng não kiểm soát trương lực cơ và chuyển động của cánh tay, chân. Những trẻ bại não sinh ra có thể không bị dị tật ở tứ chi nhưng cơn co cứng cùng với những hạn chế vận động kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến sự biến dạng chân tay của họ.

Bệnh đa xơ cứng

Co cứng cơ là triệu chứng rất phổ biến của bệnh đa xơ cứng, thường liên quan đến các cơ gân ở mặt đùi với triệu chứng uốn cong hông, đầu gối không tự nguyện.

Động kinh

Động kinh cơn lớn là một trong những nguyên nhân gây co cứng cơ được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất. Trong các giai đoạn của động kinh cơn lớn, co cứng là giai đoạn đầu tiên, người bệnh mất ý thức, ngã ngất, toàn bộ cơ thể co cứng lại, chân tay duỗi thẳng, những ngón tay gập vào nhau…

Viêm não

Viêm màng não là do vi khuẩn, virus từ những nơi khác trong cơ thể qua máu và lan vào dịch não tủy, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, nóng sốt, cứng cổ, buồn nôn, co cứng, co giật chân tay, hôn mê.

Chấn thương tủy sống

Tủy sống là một bó dây thần kinh và các mô được bảo vệ bởi các đốt sống, chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận của cơ thể, giúp cảm nhận cơn đau và điều khiển hoạt động của chân tay. Do đó, khi tủy sống bị tổn thương, người bệnh có thể gặp các cơn co cứng, co giật chân tay hoặc gặp khó khăn khi đi bộ.

Chấn thương tủy sống cũng là nguyên nhân gây co cứng cơ

Chấn thương tủy sống cũng là nguyên nhân gây co cứng cơ

Uốn ván

Uốn ván là bệnh lý do nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và khiến các cơ bắp bị co cứng, thắt chặt, gây cảm giác đau đớn. Theo số liệu thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, khoảng 10 – 20% ca nhiễm uốn ván bị tử vong.

Phenylketon niệu

Phenylketon niệu là rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp, khiến axit amin phenylalanine tích tụ trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như co cứng cơ, co giật, run rẩy, chậm phát triển,…

Các phương pháp điều trị cơn co cứng cơ hiệu quả

Tùy vào độ tuổi người bệnh, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của cơn co cứng mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau nhằm đảm bảo mục tiêu chính sau:

– Giảm triệu chứng co cứng, co giật.

– Giảm cảm giác đau và tần số cơn co thắt cơ bắp.

– Cải thiện khả năng chuyển động.

– Hỗ trợ giúp trẻ tăng trưởng cơ bắp bình thường.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được thiết kế để giúp giảm trương lực cơ, duy trì hoặc cải thiện phạm vi chuyển động, tạo sự thoải mái cho người bệnh. Trị liệu thường bao gồm các bài tập bó bột, định vị chân tay, kích thích điện, phản hồi sinh học…

Thuốc tây

Việc sử dụng thuốc để điều trị co cứng được chỉ định khi các triệu chứng ảnh hưởng quá lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm: Baclofen, thuốc giảm đau, imidazline, gabapentin…

Tiêm bô-tốx với liều thấp được chứng minh hiệu quả trong việc giãn cơ bắp, giúp hồi phục các cơ bị co cứng. Tuy nhiên, một mũi tiêm chỉ có tác dụng trong khoảng vài ngày đến vài tuần. 

Thảo dược tự nhiên

Với những trường hợp co cứng cơ, co giật tay chân hoặc toàn thân do động kinh, tổn thương não bộ hoặc viêm màng não, người bệnh có thể tham khảo kết hợp cùng Tpbvsk cốm Egaruta để tăng hiệu quả điều trị. Với thành phần là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ cơn co cứng, co giật hiệu quả. Không chỉ vậy, trong sản phẩm còn chứa thành phần giúp bổ não, giảm mệt mỏi, thúc đẩy khả năng vận động tốt hơn sau cơn.

Hiệu quả của sản phẩm đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng. Dưới đây là chia sẻ của những người bệnh đã kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta:

Hành trình tìm kiếm giải pháp trị co giật, động kinh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!

Cốm Egaruta giá bao nhiêu? Cách mua hàng chuẩn, giá tốt nhất!

Phẫu thuật

Hai loại phẫu thuật thường được sử dụng trong điều trị cơn co cứng cơ bao gồm:

Cấy bơm baclofen: Một máy bơm được cấy vào bụng để cung cấp trực tiếp baclofen cho dịch tủy sống nhằm giảm co cứng co và hạn chế cơn đau.

Cắt đốt sống lưng chọn lọc: Bằng cách cắt rễ thần kinh chọn lọc bên ngoài cột sống, các cơn co cứng được thuyên giảm, đồng thời cải thiện khả năng vận động hiệu quả. Tuy nhiên phẫu thuật không phải lựa chọn phù hợp với tất cả trường hợp co cứng.

Hi vọng qua bài viết trên các bạn độc giả đã có thêm nhiều thông tin về nguyên nhân gây co cứng cơ cũng như tìm được các phương pháp điều trị hiệu quả.

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/symptom/muscle-spasticity

https://www.news-medical.net/health/What-is-Spasticity.aspx

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14346-spasticity

https://www.aans.org/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Spasticity

Bảng giá

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG – TƯ VẤN:   0962.620.0430963.048.266

Cốm EGARUTA hộp 30 gói (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Lê Hoàng
      Lê Hoàng
      3 Năm Trước

      Mẹ tôi hay bị co cứng tay. Có những lúc đang ngồi rất bình thường thôi cũng bị co cứng. Đi khám bác sĩ nghi ngờ là động kinh nhưng hiện nay chưa dùng thuốc. Xin hỏi có cách nào để giảm cơn co cứng này cho mẹ tôi không?