Time – out: Phương pháp giúp trẻ tăng động kiểm soát hành vi, cảm xúc

Có thể bạn chưa biết, time – out là một phương pháp kỷ luật được rất nhiều phụ huynh áp dụng, giúp trẻ bớt quậy phá, ăn vạ, nóng nảy và cáu gắt vô cớ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trẻ tăng động giảm chú ý, khó kiểm soát hành vi, cảm xúc. Vậy hãy bớt chút ít thời gian tìm hiểu về phương pháp time – out ngay tại bài viết sau.

Phương pháp time – out: Cân nhắc kỹ trước khi thực hiện!

Phương pháp time – out được xem là hình thức kỷ luật “không đòn roi, không nước mắt”, giúp trẻ có thể bình tĩnh, nhận ra lỗi sai và tự khắc phục hậu quả. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc ở trẻ tăng động giảm chú ý, giúp trẻ bớt hung tính, quậy phá, ăn vạ hay tức giận, cáu gắt vô cớ.

Mặc dù phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt khi áp dụng thường xuyên, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

– Time – out không phù hợp với trẻ có tính khí mạnh vì có thể khiến trẻ càng trở nên hung hăng, bốc đồng và nảy sinh hành vi chống đối ngầm.

– Một số trẻ cực kỳ ghét phương pháp time – out, bởi vậy thay vì bình tĩnh ngồi suy nghĩ về hành vi của mình, thì trẻ chỉ im lặng do sợ bị bỏ rơi, cách ly khỏi cha mẹ.

Cha mẹ cũng cần hiểu rõ time – out không phải là trừng phạt khi trẻ mắc lỗi mà là dành thời gian để trẻ bình tĩnh và suy nghĩ về những gì mình đã làm. Sau đó, cha mẹ cần nói chuyện khéo léo để trẻ hiểu mình sai ở đâu để từ sau không làm như thế nữa.

 

Time – out là phương pháp giúp trẻ bình tĩnh để suy nghĩ về hành vi của mình

Cách thực hiện phương pháp time – out cho trẻ tăng động giảm chú ý

Nguyên tắc khi thực hiện time – out

Mặc dù không quá khó để thực hiện time – out nhưng trước khi áp dụng phương pháp này cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Trẻ 2.5 – 3 tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu áp dụng time – out, vì nếu trẻ nhỏ tuổi hơn thì áp dụng sẽ ít hiệu quả.

– Khi lựa chọn khu vực time – out cần đảm bảo đây là nơi mà trẻ cảm thấy “chán nhất”, không có các yếu tố gây phân tâm như đồ chơi, ti vi, ghế, giường,… để trẻ “bắt buộc” phải dành thời gian suy nghĩ, nhận thức về hành vi của mình.

– Thời gian thực hiện tính theo số phút bằng với số tuổi của trẻ. Nếu trẻ không chịu ngồi yên suy nghĩ, bạn có thể tăng thời gian time – out nhưng không quá 15 phút.

– Dùng đồng hồ đếm giờ để cài đặt thời gian nhằm giúp trẻ biết rằng thời gian đang giảm dần, tránh cảm thấy khó chịu, căng thẳng.

– Khi time – out kết thúc mà trẻ vẫn tái phạm những hành vi cũ, bạn có thể yêu cầu trẻ quay lại khu vực đó, nhưng không được quá 20 lần/ngày.

Các bước thực hiện time – out

Sau đây là các bước quan trọng trong phương pháp time – out cần nắm rõ:

Bước 1: Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, sau đó yêu cầu trẻ bước vào khu vực time – out và cho trẻ một lý do ngắn gọn với giọng nói nghiêm nghị như: “Vì con đánh em nên phải ngồi đây và suy nghĩ về những gì đã làm”.

Bước 2: Trẻ sẽ ở khu vực time – out dưới sự giám sát của bạn. Lúc này bạn không nên tranh luận, la mắng hay chấp nhận lời xin lỗi của trẻ, đồng thời bỏ qua mọi hành động như khóc lóc, gào thét, ăn vạ,…

Bước 3: Kết thúc time – out là giai đoạn rất quan trọng. Bạn cần trò chuyện với trẻ và chú trọng giải thích những vấn đề sau:

– Giải thích cho trẻ hiểu vì sao hành động của trẻ là sai: Gây đau đớn, tổn thương hoặc phiền hà cho người khác,… Lý do càng rõ ràng càng tốt.

– Gợi ý cho trẻ cách để giải quyết vấn đề tốt nhất. Ví dụ: “Nếu em giành đồ của con, con có thể nói lại với mẹ, mẹ sẽ phân xử công bằng cho hai anh em

– Đưa ra những hậu quả cụ thể cho việc làm sai của trẻ và dạy trẻ biết cách chịu trách nhiệm với những gì đã làm.

 

Kết thúc time – out, cha mẹ cần trò chuyện cùng trẻ

Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về phương pháp time – out cũng như các giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý an toàn, hiệu quả, vui lòng gọi điện hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.


Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện time – out

Câu hỏi 1: Con đòi đi vệ sinh trong thời gian time – out, tôi phải làm sao?

Bạn không cần chú ý đến những gì trẻ nói vì thực tế thì thời gian time – out là rất ngắn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân của trẻ. Và nếu bạn đáp ứng yêu cầu của trẻ thì chắc chắn về sau trẻ sẽ dùng lý do này để ra khỏi time – out. Còn trong trường hợp trẻ thật sự cần đi vệ sinh, bạn có thể hỗ trợ trẻ nhưng không được nói hay hành động gì. Sau khi kết thúc, bạn đưa trẻ vào vùng time – out và tiếp tục tính thời gian.

Câu hỏi 2: Cần làm gì khi con tự ý rời khỏi vùng time – out?

Bạn yêu cầu hoặc bế trẻ quay lại vùng time – out, đồng thời cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ tiếp tục phá luật. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: “Nếu con bỏ ra ngoài, mẹ cũng sẽ không ép con quay lại nữa nhưng đổi lại, ngày hôm nay con sẽ không được đi chơi với các bạn nữa

Câu hỏi 3: Trẻ la hét, khóc lóc, tôi có nên cho trẻ dừng time – out?

Bạn nên mặc kệ mọi hành vi khóc lóc, la hét, quậy phá,… của trẻ, bởi đây là một phản ứng tâm lý bình thường và trẻ sẽ sớm ngừng hành động này bởi sẽ chẳng có tác dụng gì, cha mẹ vẫn không quay lại để cho mình ra ngoài.

 

Cha mẹ nên mặc kệ kể cả khi trẻ la hét, khóc lóc trong thời gian time – out

Câu hỏi 4: Trẻ ương bướng nơi công cộng, làm sao để tìm vùng time – out?

Đầu tiên bạn hãy tìm một góc nào đó mà cơn ăn vạ của trẻ không gây phiền phức cho mọi người, ví dụ như khu vực bên ngoài hoặc gần nhà vệ sinh. Bạn có thể dùng cách đếm 1 – 2 – 3 để quy ước thời gian ngừng nín khóc, ương bướng của trẻ. Còn nếu trẻ vẫn giữ thái độ không đúng, bạn có thể yêu cầu trẻ úp mặt vào tường và bắt đầu tính thời gian.

Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Bên cạnh việc thực hiện time – out cho trẻ, cha mẹ có thể kết hợp cùng cốm thảo dược Egaruta để nâng cao hiệu quả, giúp con kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, biết nghe lời và tập trung chú ý tốt hơn.

Hiệu quả của sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao, trong đó chuyên gia tâm lý, Ths. Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cũng có những nhận định tích cực như sau:

Đánh giá của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý

Không chỉ vậy, ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được đông đảo phụ huynh đón nhận và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn trẻ thoát khỏi chứng tăng động giảm chú ý. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:

Chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý hiệu quả

Xem thêm:

Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!

Hướng dẫn cách sử dụng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu

Time – out mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ, nhưng nếu không được thực hiện đúng cách sẽ khó đạt được hiệu quả như mong đợi. Hi vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về phương pháp này cũng như có thể áp dụng giúp con ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.

DS. Thủy Tiên

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/do-time-outs-really-work-adhd-children/

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận