Trong điều trị sốt cao co giật ở trẻ, ngoài việc dùng thuốc để hạ sốt thì một số loại thuốc chống co giật có thể được chỉ định để ngăn chặn tổn thương não bộ. Và nếu bạn chưa hiểu rõ về công dụng, cách dùng của từng loại thuốc, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Các nhóm thuốc phổ biến nhất trong điều trị sốt cao co giật ở trẻ
Cơn co giật đầu tiên thường xuất hiện khi trẻ sốt trên 39 độ C, sau đó trẻ có thể co giật khi mới chớm sốt (38.5 độ C) hoặc thậm chí không sốt cũng co giật, lâu dài có thể tiến triển thành di chứng động kinh, rất khó kiểm soát.
Việc dùng thuốc ở những trường hợp này là cần thiết để ngăn chặn cơn co giật tái phát và hạn chế di chứng động kinh. Hiện nay, một số nhóm thuốc thường được sử dụng cho trẻ khi bị sốt cao co giật bao gồm thuốc hạ sốt, oresol bù điện giải và thuốc chống co giật. Mỗi loại thuốc sẽ được áp dụng trong những trường hợp khác nhau, bởi vậy phụ huynh cần hiểu rõ để sử dụng đúng và hiệu quả nhất cho trẻ.
3 nhóm thuốc điều trị sốt cao co giật gồm thuốc hạ sốt, oresol và thuốc chống co giật
Hướng dẫn cách dùng thuốc trị sốt cao co giật hiệu quả
Thuốc hạ sốt
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên để ngăn chặn cơn co giật do sốt đó là tìm cách hạ sốt nhanh chóng cho trẻ và không để trẻ bị sốt quá cao. Bởi vậy, phụ huynh cần theo dõi thân nhiệt của trẻ thật chặt chẽ bằng cách đo nhiệt độ thường xuyên (khoảng 2 – 4 tiếng đo 1 lần). Khi thấy thân nhiệt trên 37.5 độ C cần chườm bằng khăn ấm và nếu trẻ chớm sốt (37.7 – 38.2 độ C) có thể cho dùng thuốc hạ sốt ngay.
2 loại thuốc thường được sử dụng để hạ sốt cho trẻ bao gồm acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen:
Thuốc hạ sốt
Acetaminophen
Ibuprofen
Cách dùng
– Lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho trẻ bị sốt > 38.5 độ C.
– 4 – 6 tiếng dùng 1 lần, tối đa không quá 5 lần/ngày.
– Không dùng quá 5 ngày trong 1 lần điều trị.
– Được sử dụng xen kẽ hoặc kết hợp với acetaminophen nếu trẻ không đáp ứng tốt.
– Cứ 6 – 8 giờ dùng 1 lần, tối đa không quá 4 lần/ngày.
– Không nên dùng liên tục quá 2 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
– 10 – 15mg/kg /1 liều.
– Liều tối đa không quá 75mg/kg/ngày.
– Trẻ sốt <39.2 độ C: 5mg/kg/liều.
– Trẻ sốt ≥ 39.2 độ C: 10mg/kg/liều.
– Liều tối đa không quá 40mg/kg/ngày.
Tác dụng phụ
– Đau bụng, buồn nôn, chán ăn.
– Viêm loét dạ dày.
– Dị ứng, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
– Trẻ ngủ li bì không thể dùng dạng viên nén hoặc siro, có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
– Trẻ không đáp ứng tốt và xuất hiện triệu chứng nôn ói, vật vã, co giật > 5 phút thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
– Tuyệt đối không sử dụng ibuprofen cho trẻ bị sốt kèm tình trạng xuất huyết.
Bảng liều lượng cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt cao co giật
Nếu con bạn không may gặp phải chứng sốt cao co giật, đừng ngần ngại, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043, các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn cách phòng và trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.
Oresol bù điện giải
Oresol được sử dụng để bù nước, điện giải trong trường hợp người bệnh bị sốt, tiêu chảy, nôn nhiều,… Liều dùng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
Phụ huynh cần pha Oresol theo đúng lượng nước quy định ghi trên nhãn, thường sẽ là từ 200 – 1000ml nước/gói tùy hàm lượng mỗi gói Oresol. Nên pha Oresol với nước đun sôi để nguội, không dùng nước khoáng vì đã có sẵn một số ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải.
Nếu dùng đúng liều lượng, pha đúng cách, trẻ sẽ rất hiếm khi gặp tác dụng phụ của Oresol. Trong trường hợp dùng sai hướng dẫn, trẻ có thể gặp một số biểu hiện như co giật cơ bắp, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, bồn chồn, mệt mỏi,… Lúc này bạn cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được xử trí kịp thời.
Trẻ sốt cao co giật nên được bổ sung Oresol để bù điện giải
Thuốc chống co giật
Một số trường hợp trẻ co giật nhiều lần trong ngày hoặc cơn co giật kéo dài, bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống co giật để cắt cơn, tránh ảnh hưởng đến não bộ trẻ. Hiện nay có trên 30 loại thuốc chống co giật khác nhau, nhưng sodium valproate (Depakine) và phenobarbital (Gardenal) là 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị sốt cao co giật ở trẻ.
Thuốc chống co giật
Sodium valproate
(Depakine)
Phenobarbital
(Gardenal)
Cách dùng
– Là lựa chọn đầu tay, có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương được chỉ định với trẻ sốt cao co giật có nguy cơ tái phát cao.
– Uống trước bữa ăn.
– Uống vào giờ nhất định trong ngày để tránh quên liều.
– Không bỏ thuốc đột ngột
– Nhóm thuốc an thần, gây ngủ, giúp giảm cơn sốt cao co giật.
– Chỉ uống 1 lần duy nhất trong ngày.
– Uống vào một giờ nhất định.
– Tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.
Liều dùng
– Liều khởi đầu: 10 – 15mg/kg/ngày
– Tăng dần 5 – 10mg/kg/tuần đến khi đạt liều tối đa 60mg/kg/ngày
– Liều điều trị: 15 – 20 mg/kg/ngày
Tác dụng phụ
– Rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
– Nhức đầu, chóng mặt
– Rối loạn giấc ngủ
– Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh
– Đau khớp, chuột rút, còi xương
– Giảm trí nhớ, trầm cảm.
– Dị ứng, viêm gan
– Rối loạn nhận thức, kích động, hung hăng.
– Buồn ngủ vào ban ngày
– Còi xương, nhuyễn xương
– Dị ứng, phát ban, đau họng, sưng mặt, lưỡi,…
Lưu ý khi sử dụng
Thuốc chống co giật có thể được sử dụng trong 18 – 24 tháng nếu trẻ xuất hiện hai hay nhiều cơn co giật khi bị sốt cao.
Bảng liều lượng và cách dùng các thuốc chống co giật do sốt
Giải pháp thảo dược giúp phòng cơn sốt cao co giật, hạn chế di chứng động kinh
Bên cạnh việc dùng thuốc, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên kết hợp cùng Tpbvsk cốm Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cùng các dưỡng chất bổ não Taurine, Magie, GABA, cốm Egaruta có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giảm cơn co giật do sốt và ngăn chặn di chứng động kinh rất tốt.
Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật do sốt với hệ số thuyên giảm 98.55%. Bởi vậy, đây chính là giải pháp tối ưu, toàn diện dành cho trẻ sốt cao co giật.
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều phụ huynh đón nhận và trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu giúp hàng ngàn trẻ chống lại cơn co giật do sốt, hạn chế di chứng động kinh về sau. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:
Chia sẻ kinh nghiệm trị sốt cao co giật ở trẻ hiệu quả
Các bậc phụ huynh cần thận trọng và tuân thủ sử dụng thuốc điều trị sốt cao co giật theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cập nhật cho mình những thông tin cơ bản của từng loại thuốc để có thể sử dụng đúng cách, giúp trẻ đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.