Thuốc điều trị dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4 tới 17 đặc trưng bởi sự hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng tới việc học tập, chứng tăng động giảm chú ý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc hình thành hành vi và tính cách trong tương lai. Tuy nhiên, điều trị tăng động giảm chú ý chỉ nên sử dụng thuốc trong một số trường hợp nhất định, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lợi ích của thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý

Thuốc cho trẻ tăng động có thể giúp giảm sự hiếu động quá mức, cải thiện phần nào đó khả năng tập trung. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp để kiểm soát các vấn đề về hành vi của trẻ trong quan hệ với gia đình, bạn bè và nhà trường.

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trong điều trị chứng tăng động giảm chú ý đối với những trẻ từ 6 tuổi trở lên nên kết hợp giữa thuốc và giáo dục hành vi, ngược lại, những trẻ dưới 6 tuổi thì giáo dục hành vi là phương pháp ưu tiên số một, bởi nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc thường cao hơn lợi ích mang lại.

Trẻ tăng động giảm chú ý chỉ nên điều trị bằng thuốc khi được 6 tuổi trở lên

Trẻ tăng động giảm chú ý chỉ nên điều trị bằng thuốc khi được 6 tuổi trở lên

Nếu bạn nghi ngờ con mình có những biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý, hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được các chuyên gia sức khỏe tư vấn về cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

Các loại thuốc trị tăng động giảm chú ý

Thuốc kích thích (Stimulants): là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho trẻ tăng động giảm chú ý. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chữa hiểu rõ cơ chế tác dụng của chúng, nhưng họ cho rằng, chứng tăng động giảm chú ý có liên quan tới sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ và nhóm thuốc này giúp các chất dẫn truyền thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.

Các thuốc kích thích thường được chỉ định cho trẻ tăng động giảm chú ý bao gồm methylphenidate (Ritalin, Concerta, Metadate, Methylin), Dexedrine, Dextrostat, Adderall… Trong đó Methyphenidate là phổ biến nhất, đây là một loại thuốc có tác dụng trong thời gian ngắn nên thường phải uống nhiều lần trong ngày, nhưng một số biệt dược thế hệ mới chỉ cần uống một lần trong ngày.

Các thuốc này thường được uống vào buổi sáng trước khi trẻ đi học. Đôi khi một trẻ tăng động giảm chú ý sẽ phải thử nhiều loại thuốc trong nhiều lần để tìm ra loại đáp ứng tốt nhất.

Nhiều bậc phụ huynh lo ngại những tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng tới con mình, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, các thuốc kích thích sử dụng theo đúng khuyến cáo thường an toàn và hiệu quả trong điều trị tăng động giảm chú ý từ 6 tuổi trở lên.

Nhóm thuốc không kích thích (Nonstimulants): được FDA phê duyệt trong điều trị tăng động giảm chú ý từ năm 2003, không làm giảm nhanh các triệu chứng như nhóm thuốc kích thích nhưng thời gian tác dụng lại kéo dài hơn.

Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm không được FDA phê duyệt để điều trị tăng động giảm chú ý nhưng nó có thể hữu ích trong một số trường hợp nhất định, nhất là khi người bệnh có kèm rối loạn cảm xúc, trầm cảm.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng động giảm chú ý và giải pháp khắc phục

Hầu hết tác dụng phụ của thuốc điều trị thường không quá nghiêm trọng đến mức khiến trẻ phải dừng thuốc. Các tác dụng phụ có thể được giảm nhẹ nếu giảm liều lượng của thuốc, tuy nhiên nếu muốn giảm liều thuốc cho con, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:

– Giảm sự thèm ăn: tác dụng phụ này thường ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Phụ huynh nên cho con ăn nhiều các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

– Mất ngủ: Nên hạn chế uống thuốc vào buổi chiều hoặc tối.

– Hay lo lắng và dễ cáu gắt.

– Rối loạn tiêu hóa.

– Đau dạ dày ở mức độ nhẹ hoặc đau đầu.

– Giật cơ (Tics).

Tuy nhiên cũng có một số loại thuốc trị tăng động, nếu sử dụng lâu dài có thể gây chậm phát triển và gây tăng ý nghĩ tự tử ở trẻ.

Lưu ý cho cha mẹ khi sử dụng thuốc trị tăng động cho trẻ

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ do thuốc trị tăng động cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

– Tuân thủ theo đúng liều lượng được chỉ định, không tự ý tăng, giảm liều hay ngưng bỏ thuốc.

– Không nên quên bất cứ liều nào, nếu lỡ quên, nên bổ sung ngay cho trẻ khi nhớ ra. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc nếu thời điểm đó quá gần với thời gian uống liều khác trong ngày, bởi điều này sẽ gây quá liều.

– Khi sử dụng thuốc dạng không kích thích nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, bởi nhóm thuốc này có thể khiến trẻ chậm phát triển về cân nặng, chiều cao

– Kiên nhẫn trong điều trị nếu bác sĩ kê thuốc chống trầm cảm cho trẻ, bởi nhóm thuốc này thường có hiệu quả chậm, có khi là 2 – 4 tuần.

– Thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu trẻ gặp bất cứ tác dụng không mong muốn nào, chẳng hạn như ngủ li bì, lơ mơ, không tỉnh táo hoặc rối loạn về hành vi, tâm thần…

Cho trẻ sử dụng thuốc trị tăng động giảm chú ý theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cho trẻ sử dụng thuốc trị tăng động giảm chú ý theo đúng chỉ định của bác sĩ

Giải pháp an toàn, hiệu quả cho trẻ tăng động giảm chú ý

Các loại thuốc trị tăng động giảm chú ý không phải là các thuốc điều trị nguyên nhân. Nó chỉ giúp trẻ giảm đi các triệu chứng trong ngày có sử dụng thuốc nhằm hạn chế những hành vi quá mức và hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức. Do đó, việc điều trị chứng bệnh này vẫn cần phải có sự kết hợp giữa giáo dục hành vi, chế độ ăn uống hợp lý.

Xem thêm:

Chế độ ăn uống khoa học dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

Hướng dẫn cha mẹ cách giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý

Bên cạnh đó, thảo dược tự nhiên đang được xem là hướng đi mới trong điều trị tăng động giảm chú ý. Trong đó, Câu đằng, An tức hương là hai trong số các loại thảo dược được các nhà khoa học đánh giá cao hơn cả.

Nhờ khả năng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, hai thảo dược này có tác dụng giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động và giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, hoạt chất Rhynchophylline có trong Câu đằng còn có tác dụng thúc đẩy làm tăng nồng độ của Gamma amino butyric acid (GABA) nội sinh, đồng thời thảo dược này đóng vai trò như một tiền chất dinh dưỡng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi những tổn thương. Chính vì vậy, Câu đằng có tác dụng rất tốt trong việc giúp trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện hành vi và khả năng tập trung, giúp trẻ học hành, tiếp thu tốt hơn.

Hiện nay, Câu đằng và An tức hương đã được nghiên cứu, kết hợp cùng những dưỡng chất bổ não Taurine, GABA… và được ứng dụng trong sản phẩm có tên thương mại cốm Egaruta. Sản phẩm đã được rất nhiều trẻ tăng động giảm chú ý sử dụng và có cải thiện hiệu quả.

Trong đó trường hợp của con anh Tuân (Nam Định) là một minh chứng chân thực mà độc giả có thể tham khảo. Vợ chồng anh đã từng rất mệt mỏi, tuyệt vọng vì thử đủ mọi cách mà con vẫn nghịch ngợm luôn tay, luôn chân, leo trèo, nhảy từ trên cao xuống mà không biết sợ. Nhưng chỉ sau 2 tháng sử dụng cốm Egaruta, con đã ngoan ngoãn, nghe lời hơn, con biết đâu là đúng sai, đâu là nguy hiểm và cũng tập trung chú ý hơn rất nhiều. Trong sự vui mừng, anh Tuân chia sẻ lại:

Hy vọng rằng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng động giảm chú ý, từ đó có những lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng của con em mình.

Xem thêm:

Cốm Egaruta – Sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả

5 cách phòng ngừa hội chứng tăng động giảm chú ý cho trẻ

DS. Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

http://psychcentral.com/lib/treatment-for-attention-deficit-disorder-adhd/

http://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/treatment.html

————————

Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương

BVSK Cốm Egaruta giải pháp hữu hiệu giúp giảm các hành vi hiếu động quá mức và cải thiện sự tập trung ở trẻ tăng động giảm chú ý.

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      20 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nhung
      Nhung
      4 Năm Trước

      Chào bạn, con mình là bé gái được 4,5t có triệu chứng luôn chân luôn tay, làm gì cũng ko tập trung và dễ nổi cáu thì có phải triệu chứng của bệnh tăng động không và cách điều trị như nào ạ! Mình xin cảm ơn

      Van
      Van
      5 Năm Trước

      Dạ cho hỏi bé 7tuôi bị rối loạn TIC, hay giật cơ bụng, tay, chan, cổmEgauta có hiệu quả không, và liệu trình như thê nào, xin được tư vấn ạ, xin cảm ơn.

      Thu Ha
      Thu Ha
      5 Năm Trước

      Con em năm nay 10 tuổi, BS chẩn doán rối loạn ADHD, dùng thuốc uống đã 4 năm rôi, dùng thuốc thời gian lau vậy có bị gì không, xin được tư vấn giúp em. Em chân thành cảm ơn

      Huệ
      Huệ
      5 Năm Trước

      Con tôi đang điều trị thuốc tây ở BV thì có uống kèm tpcn EGARUTA không?

      Nhi
      Nhi
      5 Năm Trước

      E trai cua con nam nay 16 tuoi tu nho toi lon chua duoc dieu tri benh tu ky bac si cho con hoi co cach nao chua tri cho be khong ak va co thuoc nao uong cho be het tang dong khong va hoa dong voi moi nguoi hon khong

      Huyền
      Huyền
      6 Năm Trước

      Con nhà em đi kham ở bệnh viện nhi và dk kết luận la bị tăng động.năm nay cháu 4tuổi có dùng đk cốm này k ak.

      bich tuyen
      bich tuyen
      6 Năm Trước

      con mình 5 tuoi.phá thì ko phá ko chạy nhảy lung tung nhưng nói chuyện với bé thì ko hiểu,hay cấu gắt và đánh nhau( với người lớn luon).vậy cho bé dùng cốm dc ko

      Vu thi thu ha
      Vu thi thu ha
      6 Năm Trước

      Cháu nhà mình 3t nay bé bị tăng động bác sỹ tư vấn mình biết mới

      ngọc yên
      ngọc yên
      6 Năm Trước

      Con mình 4 tuổi có triệu trứng tăng động giảm chú ý.mình chưa cho con đi khám được vậy mình có nên cho dùng TPCN EGARUTA không ạ.mình rất lo lắng .mong bs cho lời khuyên,cảm ơn bs ạ

      Vũ
      6 Năm Trước

      Con mình học lớp 1 có các triệu chứng của tăng động giảm chú ý mình nên cho con uống những thuốc gì? Mong được tư vấn sớm. Xin cảm ơn.