Tegretol (Carbamazepine) – Thuốc chống co giật, động kinh

Tegretol là tên biệt dược của một loại thuốc chống co giật, động kinh. Thành phần hoạt chất chính là Carbamazepine, được nhà hóa học người Thụy Sĩ, Walter Schindler phát hiện năm 1953 và được bán lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1962. Với hiệu quả điều trị tốt và chi phí thấp, hiện nay carbamazepine vẫn là một trong những hoạt chất kháng động kinh được sử dụng phổ biến nhất, nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của tổ chức y tế thế giới (WHO).

Hoạt chất Carbamazepine giúp làm giảm cơn co giật bằng cách nào?

Carbamazepine được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát một số thể động kinh. Thông qua việc ổn định nồng độ ion ở kênh natri, duy trì điện thế màng tế bào tránh bị kích thích. Đồng thời, carbamazepine cũng là một chất chủ vận thụ thể GABA, tăng cường vận chuyển GABA (một chất dẫn truyền thần kinh ức chế), góp phần làm giảm hoạt động  điện bất thường trong não bộ, chống co giật một cách hiệu quả.

Thuốc chứa hoạt chất Carbamazepine được sử dụng phổ biến trong điều trị các cơn động kinh cục bộ phức tạp (động kinh tâm thần vận động, động kinh thùy thái dương); co giật – co cứng toàn thân (tonic-clonic) hoặc thể động kinh hỗn hợp. Tuy nhiên, Carbamazepine thường không đáp ứng với động kinh cơn vắng ý thức (Absence) và động kinh rung giật cơ (Myoclonic)

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong điều trị đau dây thần kinh, bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc lưỡng cực (hưng trầm cảm), rối loạn stress sau sang chấn, hội chứng chân không nghỉ…

Tegretol là tên biệt dược phổ biến nhất được các bác sĩ chỉ định dùng cho bệnh nhân động kinh. Một số tên biệt dược khác chứa hoạt chất Carbamazepin như: Carbatrol, Epitol, Equetro

Tegretol – Biệt được thông dụng nhất của Carbamazepine

Tegretol – Biệt dược thông dụng nhất của Carbamazepine

Cách sử dụng Tegretol (carbamazepine) để có hiệu quả tốt nhất

Uống thuốc đúng, đủ liều theo chỉ định

– Sử dụng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn, không tự ý mua thuốc để điều trị bệnh khi không được bác sĩ chỉ định. Bởi việc sử dụng thuốc chống động kinh sẽ cần cẩn trọng trong việc chia liều (ban đầu dùng liều thấp, sau đó dần dần tăng liều) tương ứng với từng lứa tuổi, cân nặng.

– Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày, sau bữa ăn để tránh bị quên

– Hãy trao đổi với bác sĩ nếu có dấu hiệu cơn co giật tăng lên hoặc triệu chứng không được cải thiện bởi có thể cơ địa của bạn không đáp ứng với thuốc này.

Cách dùng Tegretol theo từng dạng bào chế

– Với dạng bào chế là viên nén thì không nên chia nhỏ viên hoặc nghiền nát chúng trước khi uống.

– Với dạng bào chế là viên nang giải phóng kéo dài, ký hiệu Tegretol – XR: không nên bẻ, nhai hay bóc bỏ vỏ bao bên ngoài để uống, bởi nó không được tan trong dạ dày mà giải phóng từ từ  và hấp thu khi vào hệ thống ruột non.

– Với dạng bào chế là hỗn dịch lỏng dành cho trẻ nhỏ, nên lắc lọ thuốc trước khi đong liều. Dùng muỗng hoặc cốc chia liều chuyên biệt dùng để đong, không dùng thìa ăn bản to thông thường.

Cách sử dụng Tegretol cùng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Có thể sẽ mất 4 tuần dùng thuốc Tegretol, triệu chứng bệnh mới được cải thiện. Tuy nhiên, không nên ngừng thuốc đột ngột ngay cả khi bạn không xuất hiện các cơn co giật, điều này có thể làm tăng số cơn co giật hoặc xuất hiện hội chứng cai thuốc, gây nguy hiểm khi tự ý ngưng liều.

Thay vì việc lo lắng về tác dụng và thời gian sử dụng thuốc Tegretol, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược đông y, chẳng hạn như Tpcn cốm Egaruta. Theo GS.TS. Nguyễn Văn Chương – một trong những chuyên gia đầu ngành về thần kinh học Việt Nam khuyên rằng, việc sử dụng Tpcn cốm Egaruta cùng với các thuốc kháng động kinh khác, chẳng hạn như Tegretol có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát giảm các cơn co giật và hạn chế nguy cơ phối hợp nhiều loại thuốc tây y và những tác dụng phụ không đáng có. Đề tài nghiên cứu “Tác dụng của chế phẩm Egaruta trong hỗ trợ điều trị động kinh, co giật” được thực hiện tại khoa Nội thần kinh, Bệnh viện 103, Học viện Quân y chính là bằng chứng thực tế nhất về hiệu quả của sản phẩm trong hỗ trợ điều trị chứng bệnh nan y này.

Kết quả nghiên cứu tác dụng của cốm Egaruta với bệnh co giật, động kinh

Thời gian sử dụng giữa thuốc và cốm thảo dược nên cách nhau khoảng 1 đến 2 giờ để đảm bảo việc hấp thu và nên duy trì trong thời gian dài để sớm có kết quả như mong muốn.

Sử dụng cốm Egaruta cùng với thuốc kháng động kinh khác sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát các cơn co giật tốt hơn và hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn tốt nhất.


Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc Tegretol?

Hãy dùng thuốc ngay khi bạn nhớ ra, tuy nhiên nên bỏ qua liều đã quên nếu nó gần với thời gian của lần uống thuốc tiếp theo.

Không được uống bù, tức là dùng đồng thời 2 liều cùng lúc vì nó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

Khi dùng thuốc Tegretol, người bệnh có cần kiêng gì không?

– Thuốc có thể làm giảm khả năng tư duy, suy nghĩ và phản ứng với những tác động từ bên ngoài và gây buồn ngủ, do vậy, bạn không nên làm những công việc đòi hỏi sự tập trung như lái xe hay vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc.

– Rượu hoặc những đồ uống có tính kích thích có thể làm tăng một số tác dụng phụ của Tegretol và làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn co giật. Không nên sử dụng rượu trong thời gian điều trị bằng thuốc.

– Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi thuốc có thể khiến da bạn bị cháy nắng. Nên mặc áo dài tay và sử dụng kem chống nắng có độ SPF >30 khi ra ngoài trời nắng.

– Bưởi có thể tương tác với thuốc làm tăng nguy cơ về tác dụng phụ, do đó, bạn nên tránh ăn hoặc uống nước bưởi khi dùng thuốc chống động kinh.

Liều điều trị của Tegretol thường dùng

Với trẻ dưới 6 tuổi

– Liều tính theo cân nặng: 10 – 20mg/kg/ngày

– Liều duy trì ổn định dưới 35mg/kg/ngày.

Với trẻ từ 6 – 12 tuổi

– Liều ban đầu: 100 mg uống 2 lần/ngày

– Liều điều chỉnh duy trì: 400 – 800 mg/ngày và không được dùng vượt quá 1.000 mg/ngày.

Với người lớn

– Liều khởi đầu: 200mg uống 2 lần/ngày hoặc 100mg uống 4 lần/ngày

– Liều điều chỉnh khi liều ban đầu không có đáp ứng tốt: tăng liều trong khoảng thời gian từng tuần, tối đa là 200mg/ngày

– Liều duy trì khoảng: 800 – 1.200 ng/ngày

– Liều dùng thông thường không được vượt quá 1.200 mg/ngày

Tác dụng phụ và tương tác thuốc khi sử dụng Tegretol (Carbamazepine)

Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

Bảng thống kê tác dụng phụ của Carbamazepine

Tác dụng phụ thường gặp

Tác dụng phụ ít gặp

Chủ yếu xuất hiện sớm và giảm dần sau một thời gian điều trị:

– Chóng mặt

– Mất thăng bằng khi đi lại

– Buồn ngủ

– Buồn nôn, nôn mửa

– Khô miệng

Đây là những tình trạng nguy hiểm, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu gặp phải những dấu hiệu sau:

– Phản ứng dị ứng toàn thân (Stevens-Johnson): Sốt, đau họng, lưỡi, đỏ ửng ở mặt, mắt ngứa, bỏng rát, xuất hiện những chấm đỏ, phồng rộp… trên da.

– Tim đập nhanh, chậm hoặc loạn nhịp

– Choáng váng, khó thở

– Yếu người đột ngột, sốt, ớn lạnh, da nhợt nhạt, đau họng, chảy máu chân răng, chảy máu cam.

– Đau đầu, lú lẫn, nói lắp, mệt mỏi, khó chịu

– Tâm trạng thay đổi đột ngột, trầm cảm, lo âu, mất ngủ hoặc cảm thấy ảo giác, kích động, luôn suy nghĩ tiêu cực và có ý định tự tử, tự làm bản thân bị tổn thương.

– Vấn đề tại gan: Đau bụng trên, ngứa, mệt mỏi, chán ăn, nước tiệu đậm màu, vàng da, phân màu đất sét

Sẽ không thực sự an toàn khi sử dụng Tegretol với một số thuốc khác cùng một lúc bởi chúng có thể tương tác với nhau, làm mất hoạt tính của thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Hoạt chất carbamazepine có thể ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc khác trong máu, làm chúng kém hiệu quả. Chẳng hạn như thuốc tránh thai, phụ nữ nên cân nhắc sử dụng các phương pháp ngừa thai khác khi dùng Tegretol.

Một số thuốc có thể bị tương tác khác như: kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống đông máu, điều trị tuyến giáp, tim mạch hoặc ngay cả với thuốc kháng động kinh khác như axit valproic (Depakine, Encorate)

Hãy thông báo cho bác sỹ những loại thuốc bạn đang dùng để có lựa chọn phù hợp nhất.

Phụ nữ có thai và cho con bú có nên dùng thuốc kháng động kinh không?

Không nên bắt đầu sử dụng hay ngừng thuốc nếu bạn mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ di tật bẩm sinh ở thai nhi, tuy nhiên cơn động kinh xảy ra khi mang thai có thể gây nguy hiểm hơn tới tính mạng của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trong việc dùng thuốc. Hãy bổ sung đầy đủ acid folic ngay từ đầu thai kỳ để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh. Thuốc có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Do vậy, nếu bạn dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú thì có lẽ nuôi con bằng sữa ngoài sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Kiên trì là chìa khóa để điều trị bệnh động kinh. Cho dù quá trình điều trị mất nhiều thời gian nhưng bạn đừng bao giờ bỏ cuộc!

DS. Hải Ngọc

https://www.drugs.com/carbamazepine.html

https://www.drugs.com/tegretol.html

http://reference.medscape.com/drug/tegretol-xr-equetro-carbamazepine-343005#4

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a682237.html

———————————–

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      6 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Anhhong
      Anhhong
      4 Năm Trước

      Mẹ cháu 58tuoi bị đau dây thần kinh sô 5 .bs kê đơn thuôc tegretol uông vào mẹ het đau và co giật thật nhưng cho cháu hỏi là khi ngưng thuốc thì bi đau , vậy uống mãi vậy co sao kg ạ

      Son nhat
      Son nhat
      6 Năm Trước

      Chào bác sỹ ,bác sỹ cho cháu hỏi ở bắc giang có bệnh viện nào bán thuốc tegretol ạ

      Vũ
      6 Năm Trước

      Chào bs cháu muốn mua thuốc tegretol về uống ạ, cháu bị co giật 4 lần, từ năm 2010-2014-2016 và tháng 3 /2018 cháu lại bị co giật ạ! Cháu muốn mua thuốc và điều trị mong bác sĩ tư vấn giúp ạ? Tình trạng lúc cháu bị qua nghe lời kể của anh em:họ bảo cháu tím tái hết da mặt, mắt trợn trắng, mồm méo, hơi thở gấp, khoảng 10-15phut sau tỉnh lại, ngồi tầm 10 phút mới nhớ ra a em mình. Chuyện của cháu như vậy mong BS tư vấn giúp!