Tăng động ở trẻ dưới 1 tuổi: Phụ huynh có đang lo lắng quá mức?

Trẻ dưới 1 tuổi là thời điểm bắt đầu học hỏi và bắt chước những người xung quanh để dần hoàn thiện những kĩ năng cơ bản. Đây là giai đoạn trẻ tập đi, tập nói, tập cầm nắm và cảm nhận mọi sự vật, sự việc xung quanh, bởi vậy mà nhiều khi trẻ sẽ nghịch ngợm, hiếu động thái quá, khiến không ít phụ huynh lo lắng con mắc chứng tăng động giảm chú ý. Vậy trẻ dưới 1 tuổi có thể mắc chứng bệnh này không? Hãy cùng tìm lời giải đáp chính xác tại đây.

Trẻ dưới 1 tuổi và những mốc phát triển đầu đời

Ở giai đoạn này trẻ đang dần tự hoàn thiện những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như ăn, nói, đi đứng,… Tuy nhiên, tốc độ phát triển ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, có trẻ ở tháng thứ 9 đã nói được những âm tiết đơn giản, biết phản ứng khi được gọi tên, nhưng cũng có trẻ tận 10 – 11 tháng tuổi mới bập bẹ tập nói.

Đa phần trẻ từ 10 tháng tuổi đã có thể tự đi mà không cần đỡ. Và đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu khám phá, tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng chính đôi chân và cảm nhận từ những giác quan trực diện của mình.

Trẻ dưới 1 tuổi là giai đoạn bắt đầu học hỏi và hoàn thiện kĩ năng sống

Trẻ dưới 1 tuổi là giai đoạn bắt đầu học hỏi và hoàn thiện kĩ năng sống

Trẻ dưới 1 tuổi nghịch ngợm nhiều, liệu có thể là tăng động không?

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 – 11 tuổi, được đặc trưng bởi sự hiếu động, nghịch ngợm thái quá, bồng bột trong suy nghĩ, kèm theo sự kém tập trung, chú ý. Đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng học tập, sinh hoạt của trẻ.

Bởi vậy, phụ huynh cần theo sát từng mốc phát triển của con để sớm có những nhận định đúng đắn và đưa ra hướng can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà lo lắng “thái quá” và vội vàng đưa ra những đánh giá thiếu chính xác về tình trạng của trẻ. Mặc dù tăng động giảm chú ý có thể khởi phát sớm khi trẻ ngoài 2 – 3 tuổi, nhưng chưa có trường hợp trẻ dưới 1 tuổi nào được ghi nhận mắc chứng bệnh này.

Do đó, các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, hãy dành thời gian yêu thương, quan tâm, dạy bảo và hỗ trợ để con có thể hoàn thiện những kĩ năng cơ bản trong giai đoạn 1 tuổi này.

Chưa có trường hợp trẻ dưới 1 tuổi nào được ghi nhận mắc chứng tăng động giảm chú ý

Chưa có trường hợp trẻ dưới 1 tuổi nào được ghi nhận mắc chứng tăng động giảm chú ý

Yếu tố khiến trẻ có nguy cơ gặp phải chứng tăng động giảm chú ý

Mặc dù tăng động giảm chú ý không rõ ràng ở trẻ dưới 1 tuổi, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có nguy cơ gặp phải hội chứng này nếu:

– Tiền sử gia đình có người mắc chứng tăng động giảm chú ý.

– Có những bất thường trong cấu trúc não bộ trẻ.

– Trẻ khóc liên tục, khó ngủ hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác, nhất là trong giai đoạn từ 1 – 3 tháng tuổi.

– Chu vi vòng đầu của trẻ phát triển không bình thường từ 3 tháng tuổi trở lên.

– Trẻ chậm phát triển về vận động và ngôn ngữ khi đã trên 9 tháng tuổi.

Cách ngăn ngừa chứng tăng động giảm chú ý cho trẻ từ sớm

Mọi sinh hoạt của người mẹ trong thời kì mang thai đều tác động không nhỏ tới sự phát triển của trẻ và nhiều trường hợp trẻ khởi phát chứng tăng động giảm chú ý là do những thói quen không tốt từ mẹ. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là acid folic và sắt để tránh nguy cơ gặp khuyết tật ống thần kinh.

– Không sử dụng rượu, bia, ma túy, cà phê và các chất kích thích khác.

– Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và môi trường độc hại, nhiễm chì.

– Tránh lạm dụng thuốc giảm đau paracetamol và các thuốc khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.

– Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị phát sóng điện tử như điện thoại, máy tính, wifi,…

– Luôn duy trì một tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

Xem thêm:

Tăng động giảm chú ý: Những câu hỏi không thể bỏ qua!

Cách phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý hay hiếu động đơn thuần

Mặc dù tăng động giảm chú ý rất hiếm khi khởi phát ở trẻ dưới 1 tuổi, nhưng không có nghĩa khi lớn lên, trẻ sẽ không mắc chứng bệnh này. Bởi vậy, cha mẹ cần tích cực quan tâm, theo sát các mốc phát triển của con và tham khảo các biện pháp trong bài viết trên nhằm giúp trẻ phòng ngừa chứng bệnh này hiệu quả.

DS. Thủy Tiên

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22751678

https://www.webmd.com/parenting/baby/news/20110420/study-fussy-babies-linked-to-adhd-risk#1

https://www.mdmag.com/medical-news/can-cognitive-training-prevent-adhd-in-infants

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận