Tăng động giảm chú ý: Bạn đã biết cách giao tiếp với trẻ?

Nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý sẽ là một thử thách lớn với rất nhiều phụ huynh, nhất là những ai lần đầu làm cha mẹ. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì khi con tức giận, ăn vạ? Liệu việc đánh mắng, trách phạt có mang lại hiệu quả cao? Bài viết sau hi vọng sẽ giúp ích cho bạn để giải quyết tốt vấn đề này.

8 cách giúp cha mẹ giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý tốt hơn

Đảm bảo không có các yếu tố “gây nhiễu” khi trò chuyện

Trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ bị phân tâm bởi tiếng ồn hay những sự việc diễn ra xung quanh. Bởi vậy khi muốn trò chuyện cùng trẻ bạn cần loại bỏ càng nhiều nhân tố gây “phiền nhiễu” càng tốt. Cụ thể cha mẹ nên tắt ti vi, để điện thoại ở chế độ im lặng và tránh sử dụng nước hoa mùi quá đậm khi trò chuyện cùng trẻ, bởi những điều này đều có thể khiến trẻ mất tập trung.  

Loại bỏ những nhân tố gây phiền nhiễu khi trò chuyện cùng trẻ tăng động giảm chú ý

Loại bỏ những nhân tố gây phiền nhiễu khi trò chuyện cùng trẻ tăng động giảm chú ý

Chỉ bắt đầu cuộc trò chuyện khi trẻ thực sự tập trung

Thông thường khi trẻ không tập trung thì dù có nói đi nói lại nhiều lần trẻ cũng khó có thể ghi nhớ và thực hiện theo những yêu cầu của bạn. Bởi vậy, trước khi trò chuyện, bạn cần nhắc nhở trẻ tập trung và xác nhận lại thông qua giao tiếp bằng ánh mắt.

Yêu cầu trẻ nhắc lại những gì bạn đã nói

Để đảm bảo trẻ tăng động giảm chú ý đã nghe và hiểu những gì bạn trao đổi, hãy yêu cầu trẻ lặp lại điều bạn đã nói. Trong trường hợp trẻ chưa ghi nhớ, bạn có thể nhắc nhở, giải thích và tiếp tục yêu cầu trẻ nhắc lại những chi tiết trong cuộc trò chuyện cho đến khi trẻ không bỏ sót bất cứ điều gì.

Đơn giản hóa mọi yêu cầu với trẻ

Thay vì đưa ra những yêu cầu chung chung, không rõ ràng, phụ huynh nên sử dụng những câu nói ngắn gọn, đơn giản và chi tiết để giúp trẻ dễ hiểu và có thể thực hiện theo. Chẳng hạn như, khi bạn nói “con hãy vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ nhé” thì sẽ khiến trẻ khó có thể biết mình phải làm những việc gì. Bởi vậy, bạn có thể yêu cầu một cách chi tiết hơn: “con hãy đi đánh răng, rửa mặt để đi ngủ nhé”

Tạo sự hứng thú trong từng công việc

Trẻ tăng động giảm chú ý có thể rất hào hứng lúc bắt đầu nhưng lại nhanh chán nản và dễ bỏ cuộc giữa chừng. Bởi vậy, phụ huynh cần tìm cách để duy trì sự hứng khởi cho trẻ. Ví dụ bạn có thể cùng con hóa thân thành các nhân vật trong chuyện khi thu dọn đồ chơi, dọn dẹp góc học tập. Điều này nghe có vẻ hơi “kỳ cục” nhưng có thể mang lại lợi ích bất ngờ.

Ngoài ra, khi thấy trẻ căng thẳng và muốn bỏ cuộc, bạn có thể dành thời gian để trẻ được nghỉ ngơi thư giãn, sau đó tiếp tục bắt đầu lại.

Giúp trẻ tạo sự hứng thú khi thực hiện các nhiệm vụ

Giúp trẻ tạo sự hứng thú khi thực hiện các nhiệm vụ

Nếu con bạn không may mắc chứng tăng động giảm chú ý và bạn đang tìm kiếm giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.


Chia nhiệm vụ thành nhiều bước nhỏ

Trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn khi thực hiện một nhiệm vụ quá phức tạp, thời gian kéo dài. Bởi vậy, cha mẹ nên chia các nhiệm vụ thành nhiều bước nhỏ hơn và cài đặt thời gian cho từng bước. Điều này giúp tạo động lực để trẻ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Khen ngợi khi trẻ làm tốt

Ngay khi trẻ hoàn thành từng bước của mỗi nhiệm vụ hoặc có những hành vi đúng đắn, cư xử tốt, hãy tán dương trẻ bằng những lời khen ngợi hay một món quà nhỏ như cuốn sách, quyển truyện, món ăn,… mà trẻ yêu thích. Đây sẽ là nguồn động lực to lớn giúp trẻ tiếp tục cố gắng để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó.

Đưa ra hình phạt cụ thể khi trẻ làm sai

Bên cạnh việc tuyên dương, khen thưởng, bạn cũng cần đưa ra những hình phạt cụ thể và áp dụng ngay khi trẻ có hành vi sai trái. Chẳng hạn khi thấy con nghịch ngợm trong bữa ăn, bạn có thể nói: “nếu con cứ không chịu ngồi yên để ăn, mẹ/cha sẽ không cho con đi siêu thị vào chiều nay nữa.”

Bạn cũng cần nhớ, đừng dùng đòn roi bởi nó thường gây phản tác dụng, thay vào đó hãy nhẹ nhàng khuyên bảo, nhắc nhở để trẻ dần tự hiểu và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Phương pháp phạt time – out cho trẻ tăng động giảm chú ý hay “ăn vạ”

Đây là phương pháp thường được áp dụng khi trẻ tăng động giảm chú ý hay ăn vạ, tức giận hoặc đòi hỏi vô lý. Các bậc phụ huynh nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khi trẻ có biểu hiện không tốt, bạn cần bình tĩnh yêu cầu trẻ vào khu vực time – out. Đồng thời cho trẻ biết lý do tại sao bị phạt thật ngắn gọn với giọng nghiêm nghị, không tranh luận, la mắng và không chấp nhận bất cứ lời xin lỗi nào.

Lưu ý bạn nên lựa chọn khu vực time – out đảm bảo không có các yếu tố gây sao nhãng như tivi, đồ chơi,… để trẻ cảm thấy thật “nhàm chán”, từ đó dành thời gian suy nghĩ về những hành vi sai trái của mình

Phương pháp time – out được áp dụng với trẻ tăng động giảm chú ý hay ăn vạ, tức giận vô cớ

Phương pháp time – out được áp dụng với trẻ tăng động giảm chú ý hay ăn vạ, tức giận vô cớ

– Bước 2: Yêu cầu trẻ ở trong vùng time – out với số phút bằng số tuổi của trẻ và tuyệt đối không dỗ dành trẻ ngay cả khi trẻ khóc lóc, la hét, nằm ăn vạ,…

– Bước 3: Kết thúc time – out là lúc bạn và trẻ cần trò chuyện để trẻ hiểu lý do tại sao trẻ bị phạt và đưa ra những lời khuyên để giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình tốt hơn.

Xem thêm:

Chia sẻ bí kíp giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ áp dụng ngay tại nhà

Cách giúp trẻ tăng động giảm chú ý sớm kiểm soát hành vi, cảm xúc

Giao tiếp với trẻ sẽ dần trở nên dễ dàng hơn nếu phụ huynh thực sự quan tâm và dành thời gian để tìm hiểu những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp trẻ sớm cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc và thoát khỏi chứng bệnh tăng động giảm chú ý.

DS. Thủy Tiên

Nguồn tham khảo:

https://www.wikihow.com/Communicate-With-Children-With-ADHD

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận