Bạn có lo lắng khi con mình nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, thiếu tập trung và ghi nhớ kém? Bạn có nghĩ rằng đó là do chứng tăng động giảm chú ý mà ra? Tuy nhiên, trước khi đi đến một kết luận cuối cùng, hãy xem xét các nguyên nhân tạo ra những biểu hiện như vậy để tránh bị nhầm lẫn về hội chứng này ở trẻ.
7 tình huống dễ gây nhầm lẫn với chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Mất nước
Khi cơ thể thiếu nước, não bộ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn, điều này có thể khiến khả năng tư duy, ghi nhớ của trẻ bị suy giảm. Do vậy, mỗi khi cảm thấy trẻ lơ mơ, suy nghĩ không được thông suốt, hãy khuyến khích trẻ uống một cốc nước. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cũng đừng quên cho con uống nước đầy đủ, nhất là sau những vận động ra nhiều mồ hôi.
Bổ sung đầy đủ nước để não bộ trẻ hoạt động tốt hơn
Giảm đường huyết
Lượng đường trong máu giảm có thể khiến trẻ trở nên chán nản, buồn ngủ, mất tập trung hoặc mơ hồ, nhầm lẫn mọi thứ. Để giúp tập trung chú ý, bạn có thể nạp năng lượng cho trẻ bằng một bữa ăn nhẹ như salad rau bina với cá hồi và bơ, một ít hạt óc chó,… Lưu ý là không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì sẽ khiến hoạt động não bộ có thể bị chậm chạm hơn.
Lạm dụng caffein
Mặc dù caffein có thể giúp tăng sự tập trung, tỉnh táo, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, chúng có thể gây cảm giác bồn chồn, lo lắng, thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng tập trung trong học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ uống quá nhiều đồ uống chứa caffein như cà phê, sô cô la, nước ngọt, nước tăng lực,…
Thiếu ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi không được ngủ đủ giấc, khả năng phán đoán, học tập và ghi nhớ của trẻ sẽ bị suy giảm, khiến trẻ dễ mắc sai lầm. Và đây cũng là những biểu hiện điển hình thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý, do đó rất dễ gây nhầm lẫn. Những lúc này, bạn cần dành thời gian để trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, não bộ sẽ tự “sửa chữa”, điều chỉnh hoạt động trở lại như bình thường.
Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, ghi nhớ của trẻ
Căng thẳng quá mức
Căng thẳng, stress thường xảy ra khi trẻ gặp rắc rối ở trường, tranh cãi với bạn bè, thầy cô hoặc người thân trong nhà. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ giảm khả năng tập trung chú ý, dễ bị phân tâm và ghi nhớ kém hơn. Bởi vậy cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ căng thẳng, đồng thời hướng dẫn trẻ khắc phục bằng các bài tập như hít thở sâu, tập yoga, ngồi thiền,…
Bị bạn bè xa lánh, bắt nạt
Trẻ thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, xa lánh rất dễ bị căng thẳng, stress quá mức, điều này có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhất là khi những lời đe dọa qua email, nhắn tin, facebook, nơi mà nhiều người có thể khuếch đại mọi thứ. Trong trường hợp này, bạn nên trò chuyện nhiều hơn về những điều đang xảy ra với trẻ và giúp trẻ xây dựng sự tự tin để chống lại những kẻ bắt nạt mình.
Khi nào trẻ được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý?
Những biểu hiện nghịch ngợm, bốc đồng, thiếu tập trung, lo âu quá mức hay ghi nhớ kém,… của trẻ được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý nếu:
– Các biểu hiện xuất hiện trước 12 tuổi
– Biểu hiện kéo dài trên 6 tháng và xuất hiện ở ít nhất 2 môi trường (ở nhà và ở trường)
– Những biểu hiện này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học tập và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý, hãy gọi điện ngay chúng tôi hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Ngoài ra, để có thể chẩn đoán chính xác trẻ có mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không, các bậc phụ huynh có thể thực hiện bài trắc nghiệm TẠI ĐÂY. Bài test này được xây dựng dựa trên thang điểm chẩn đoán tăng động giảm chú ý VANDERBILT do các chuyên gia thuộc Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội – một trong các bệnh viện uy tín hàng đầu Việt Nam biên soạn. Do vậy phụ huynh hoàn toàn có thể an tâm về kết quả của bài test này.
Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ
Với những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể hiểu thêm về những nguyên nhân khiến trẻ có biểu hiện tương tự như chứng tăng động giảm chú ý, từ đó xác định chính xác về tình trạng của trẻ, tránh lo lắng quá mức mà chẩn đoán sai, gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hành vi cho trẻ.
DS. Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/adhd-symptoms-not-medical-causes#1