Theo các chuyên gia, một người được coi là sốt khi thân nhiệt cao hơn 37,8ºC nếu đo ở miệng, và cao hơn 37,2ºC nếu đo ở nách. Sốt ở người trưởng thành đôi khi không được chú ý và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn đặc biệt nguy hiểm như nhiễm khuẩn nặng, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn…
Nguyên nhân gây sốt ở người trưởng thành
Nếu bạn bị sốt rất có thể bạn đang nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó. Lúc này, cơ thể sẽ chống lại những tác nhân tấn công từ bên ngoài này bằng cách giải phóng một số chất đặc biệt, làm thân nhiệt tăng cao, gây ra cơn sốt.
– Sốt cao (khoảng từ 38 đến dưới 40ºC) nếu xác định được đúng nguyên nhân thì phần lớn người bệnh sẽ đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt và thuốc điều trị bệnh chính.
– Một số trường hợp sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều bởi vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như viêm khớp dạng thấp, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn…
– Sốt ở nhiệt độ rất cao (trên 40ºC) lại thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng nặng chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, sốt rét, viêm màng não hay tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.
Sốt nhẹ kéo dài thường là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm
Dấu hiệu của cơn sốt nguy hiểm
Dưới đây là những dấu hiệu đi kèm với cơn sốt cảnh báo người bệnh có thể đang gặp phải tình trạng rất nguy hiểm:
– Rối loạn chức năng tâm thần, nhầm lẫn, thần trí mơ hồ, hôn mê
– Bị nhức đầu, cứng cổ, có những đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da
– Cứng hàm, đổ mồ hôi, co thắt cơ, đau cổ
– Đau bụng, co giật
– Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp
– Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C hoặc thấp hơn 35 độ C
– Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch gần đây
– Đi đến vùng có dịch bệnh nguy hiểm (virus cúm, sốt xuất huyết…) trước khi sốt
Khi gặp phải cơn sốt kèm theo các dấu hiệu như trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất.
Khi bạn hoặc người thân bị sốt cao co giật, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn về cốm Egaruta – giải pháp giúp phòng ngừa di chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não bộ.
Xem thêm: Nghiên cứu khoa học về tác dụng của cốm Egaruta trong điều trị co giật, động kinh => TẠI ĐÂY
Nên làm gì nếu bị sốt?
Hầu hết các cơn sốt thường tự hết sau 1 tới 2 ngày, nhưng thay vì chờ đợi bạn có thể áp dụng một số phương pháp để cơ thể phục hồi nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu hơn. Lời khuyên của các chuyên gia là:
– Nên tìm mọi cách để làm mát cơ thể, chẳng hạn như dùng khăn ấm chườm các vùng cổ, nách, bẹn, đồng thời uống oresol để ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.
– Sử dụng một số loại thuốc hạ sốt thông dụng như ibuprofen, acetaminophen (paracetamol), aspirin. Tuy nhiên, nếu uống một liều vẫn chưa thấy hạ sốt, bạn cần kiên nhẫn, không nên vội vàng sử dụng liều tiếp theo khi chưa đến thời gian chỉ định vì quá liều có thể gây hoại tử gan, tổn thương dạ dày hoặc hạ nhiệt độ cơ thể xuống thấp quá mức. Riêng với aspirin cần thận trọng khi sử dụng vì dùng sai cách có thể dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng
– Mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt mồ hôi.
– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, kẽm như rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn, virus
– Nếu có thể, ngoài thời gian nghỉ ngơi, bạn nên dành một chút thời gian để tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng.
– Nếu tắm, bạn nên tắm bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông, giúp nhiệt thoát ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế tắm quá nhiều vì trên thực tế thì rất nhiều người đã bị sốt cao hơn sau khi tắm.
– Nếu bạn sốt cao trên 40ºC, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị cụ thể.
Sốt cao có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của não bộ
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sốt làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh liên quan tới cơ chế thần kinh như rối loạn nhịp tim, mất trí nhớ… thậm chí gây co giật. Về lâu dài, nếu cơn co giật diễn ra nhiều lần có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm như động kinh. Nếu chẳng may có cơn co giật do sốt cao, ngoài việc chăm sóc tốt bản thân, hạ sốt sớm ở những lần sốt sau, bạn có thể sử dụng thêm một số thảo dược có tác dụng giúp làm ổn định chức năng não bộ và bảo vệ tế bào thần kinh điển hình như Câu đằng hay An tức hương để phòng ngừa cơn co giật quay trở lại.
Thanh Hải
Tham khảo:
http://www.merckmanuals.com/home/infections/biology-of-infectious-disease/fever-in-adults
https://consumer.healthday.com/encyclopedia/infectious-diseases-26/misc-infections-news-411/fever-in-adults-645156.html
……………….
Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương
TPCN cốm Egaruta giúp:
– Giảm tần suất và mức độ các cơn co giật do mọi nguyên nhân
– Giảm mệt mỏi, hỗ trợ phục hồi cơ thể sau cơn sốt cao co giật
Chào bác sĩ. E năm nay 20t. E bị sốt 3 ngày hnay, kịch điểm nhất là 43 độ. Thấp nhất là 37,5. Nó cứ hạ đc ts đó là lại tăng lại Huyết áp cx tụt kinh lắm70, 60 ạ Ngoài ra e cn thấy rất lạnh, tay chân tê dại. Đầu cổ vai gáy lưng cx rất đau mỏi. Mong bsi tư vấn
Chào bạn Trang,
Nếu đã sốt cao 3 ngày nhưng không đỡ và có dấu hiệu tụt huyết áp thì bạn cần sớm đi khám để được xác định nguyên nhân gây sốt và có hướng điều trị đúng. Trước mắt bạn cần chú ý bổ sung đủ nước, điện giải bằng oresol để ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.
Sau thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0962.620.043 để được tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Chào bác sĩ.em năm nay 26 tuổi sinh e bé đc 9 tháng cách đây 4 ngày e bị sốt rét.dùng thuốc hạ sốt thì cứ hết thuốc lại sốt.hqua e cứ ăn gì là nôn ra cái ý nên e có đi bv khám thì bs kl ko bị lsao cả chỉ là xung huyết vòm họng.cho thuốc về uống.tình trạng vẫn ko đỡ.vậy bjo e phải lsao ạ?
E cảm ơn bs nhìu.
Chào bạn Chuyên,
Xung huyết vòm họng có thể gây sốt cao kèm theo kích ứng họng khiến bạn bị nôn khi ăn. Hiện tại, bạn mới đi khám và uống thuốc được một ngày, do vậy không nên quá lo lắng. Hãy theo dõi thêm và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, để cải thiện bệnh tốt hơn, bạn cũng nên chú ý:
– Uống nhiều nước để tránh tình trạng sốt cao gây mất nước.
– Uống thêm nước ép cam hoặc nước ép trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
– Dùng nước muối sinh lý để súc họng thường xuyên, tránh bị nhiễm trùng.
– Khi lên cơn sốt nên mặc quần áo thoáng rộng, dùng khăn ấm chườm ở nách, bẹn để thoát nhiệt nhanh hơn và sử dụng thuốc hạ sốt, tuy nhiên thuốc hạ sốt nên uống cách nhau từ 4 – 6 tiếng/lần.
Khi đã áp dụng các biện pháp trên và theo dõi thêm 2 – 3 ngày mà tình trạng sốt vẫn không giảm, khi đó bạn nên đến viện tái khám để được đánh giá đúng mức độ bệnh, từ đó có điều chỉnh thuốc phù hợp hơn.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sớm khỏe!
e bị sốt , sờ vào cảm thấy nóng nhưng phải đắp chăn ạ , uống thuốc ko thấy hạ sốt ạ , bác sĩ tư vấn giúp e
Chào bạn Trâm,
Không biết ngoài sốt, bạn còn gặp triệu chứng gì khác không? Sốt cao kèm ớn lạnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như cúm virus, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, viêm amidan,… Hiện tại, nếu nhận thấy sốt kéo dài liên tục trong nhiều ngày không giảm và không hạ khi sử dụng thuốc hạ sốt, bạn nên dành thời gian đến các cơ sở y tế thăm khám, để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý uống nhiều nước để tránh tình trạng sốt cao gây mất nước, uống thêm nước cam giàu vitamin C để tăng sức đề kháng và khi lên cơn sốt không nên đắp nhiều chăn, hãy mặc quần áo thoáng rộng, dùng khăn ấm chườm ở nách, bẹn để thoát nhiệt nhanh hơn.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sớm khỏe!
Em bị sốt 5 ngày đi khám thì bs bảo sốt do viêm phế quản và kê đơn thuốc cho e.em uống đc 3 ngày vẫn chưa thấy bệnh giảm .mong bs cho lời khuyên.e bị ho có đờm vs sổ mũi nữa ạ
Chào bạn Hoa,
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp gây ra bởi virus, vi khuẩn. Đây là chứng bệnh không quá phức tạp, nếu được điều trị sớm, đúng cách thì phần lớn các trường hợp có thể khỏi mà ít khi để lại di chứng gì, do vậy bạn không nên quá lo lắng.
Hiện tại, nếu bạn đã dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ được 3 ngày mà vẫn còn sốt cao hoặc cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó thở khi đó bạn nên đến bệnh viện khám lại để được đánh giá chính xác mức độ bệnh, từ đó có hướng điều chỉnh thuốc phù hợp hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý uống nhiều nước; bổ sung thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi; thường xuyên súc miệng, rửa mũi và giữ vệ sinh họng mũi sạch sẽ.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe!
Em bị sốt 39 độ cứ uống thuốc hạ sốt thì giảm nhưng tầm 6 tiếng sau lại bị e có hơi đau họng mong bs tư vấn giúp
Chào bạn Kha,
Thời gian tác dụng của thuốc hạ sốt khoảng từ 4 – 6 tiếng, bởi vậy với những trường hợp sốt trên 38.5 độ C, thông thường cứ sau 4 – 6 tiếng phải dùng lại thuốc để duy trì thân nhiệt không tăng cao quá mức.
Do đó, bạn không nên quá lo lắng, việc sốt cao 39 độ C kèm đau họng như bạn đang gặp phải có thể do viêm amidan, sốt virus, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên gây ra, để cải thiện bệnh bạn chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, nếu sốt cao trên 38.5 độ C thì sử dụng thêm thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng này vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó sử dụng thuốc phù hợp.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sớm khỏe!
Em bị sốt 4 ngày nay rồi ạ. Ngày đầu là 39.5, em có sử dụng thuốc hạ sốt và thấy giảm 38,5 đến hôm nay thì là 38°. Ngoài ra em còn thấy ngạt mũi, ho,ngứa họng. Sử dụng thuốc hạ sốt mà ko thấy hạ nhiều là sao ạ, nguyên nhân bệnh lý của em là sao ạ, thưa bác sĩ
Chào bạn Cường,
Biểu hiện sốt kéo dài kèm ngạt mũi, ho, ngứa họng… có thể do một số nguyên nhân gây ra như cúm virus, viêm mũi họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… Hiện tại thân nhiệt của bạn đã hạ chỉ còn sốt nhẹ 38 độ C nên bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhận thấy sốt cao quay trở lại, mệt mỏi không cải thiện, bạn cũng nên tới các cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý:
– Vệ sinh sạch sẽ mũi, họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
– Khi có dấu hiệu sốt dùng khăn ấm chườm các vùng cổ, nách, bẹn và nếu sốt trên 38.5 độ C thì nên sử dụng một số loại thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen…, cách 4 – 6 giờ uống 1 lần
– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, kẽm như rau xanh, trái cây tươi để tăng sức đề kháng
– Uống nhiều nước, đồng thời bổ sung thêm oresol để ngăn mất nước
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sớm khỏe!
Cho minh hoi , banj minh hay bi sot nhieu lần ( cách 2-3 lần lại bị ) và mệt mỏi đau đầu . Vậy nguyên nhân va có trầm trọng j ko ạ ? Cách giai quyêta ra sao ạ ? Cảm ơn bác sĩ truoc a
Chào bạn Thao,
Sốt cao, đau đầu thường xuyên ngoài nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, nhiễm virut thì còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như: viêm khớp dạng thấp, ung thư, các bệnh rối loạn tự miễn, sốt rét, viêm màng não. Nếu không hạ sốt kịp thời có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ. Do vậy bạn của bạn nên đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhan sốt cao, từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0962.620.043 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc anh bạn sớm khỏe!
Anh mình bị đau đầu và sốt 40 độ từ đêm qua đến chiều nay có uống thuốc hạ sốt rồi nhưng vẫn k giảm. Anh mình k muốn vào viện, có cách nào khác k bsi
Chào bạn Linh,
Sốt cao 40 độ nếu không hạ sốt kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của anh bạn. Do vậy nếu đã uống thuốc nhưng không đỡ, gia đình cần đưa anh đến bệnh viện, tại đây bác sĩ sẽ có hướng giải quyết phù hợp để giúp anh bạn nhanh hạ sốt. Ngoài ra, anh bạn cũng có thể tham khảo các hướng dẫn trong bài viết trên như:
– Dùng khăn ấm chườm các vùng cổ, nách, bẹn, đồng thời uống oresol để ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.
– Sử dụng một số loại thuốc hạ sốt thông dụng như ibuprofen, acetaminophen (paracetamol), aspirin.
– Mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt mồ hôi.
– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, kẽm như rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn, virus
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0962.620.043 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc anh bạn sớm khỏe!
Chào bs . hôm qua tự nhiên tôi đang ngủ trước đó thì chẳng có bị gì khoẻ mạnh khi tôi đang ngủ thì tôi rất là lạnh nhưng trong phòng thì chỉ có 1 cái quạt lạnh quá kh chịu nổi tôi đấp mền r 1 lúc tôi sốt lên nóng hừng hựng tôi cảm thấy tôi có vẻ sốt cao người vừa chạm vô là nóng rất nóng tôi đã chườm mát và uống thuốc rồi uống viên sủi bọt napharangan/500mg tối đó thì tôi thấy bớt r ng bình thường trở lại nhưng đến giữ khuya thì tôi lại lạnh và nóng nguyên nhân là gì bs
Chào bạn,
Biểu hiện bạn gặp phải có thể do nhiều nguyên nhân như trúng gió, cảm lạnh hoặc do nhiễm khuẩn… Bạn đang xử trí rất đúng cách. Hiện tại, cứ cách 4h bạn uống 1 viên thuốc hạ sốt. Nếu sau 3 ngày mà vẫn còn sốt bạn nên đi khám tại bệnh viện để tìm nguyên nhân chính xác và điều trị.
Thân mến!
Chào bác sĩ.e bị sốt nhẹ 2 ngày rồi và e chỉ bị đau bụng nhẹ và muốn đi về sinh.đi vệ sinh thì phân không được cứng ạ.ngoài ra không còn triệu trứng gì.cách đây 2 ngày e có 1 cái nhọt ở gần tại.và e đã nặn nó.e không nghĩ nguyên nhân do cái mụn vì cái mụn sau khi nặn đã xẹp xuống và không có bị đau nhức gì xung quanh cái mụn cả.bác sĩ tư vân giúp e vs ạ
Chào bạn,
Tình trạng bạn đang gặp phải có thể do rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng hoặc do một số bệnh lý tiềm ẩn khác như rối loạn tự miễn, viêm khớp… Nếu sốt 3 ngày mà uống thuốc hạ sốt không đỡ, bạn nên sắp xếp thời gian đi kiểm tra sớm, xác định nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả.
Thân mến!
Bác sĩ ơi cho em hỏi là em bị sốt tới 39° C nhưng khi uống thuốc rồi thì nó giảm còn 38,5° C nhưng lát sau em bị sốt lại 39°C và cơ thể em ko chảy mồ hôi nữa . Như vậy em bị gì ạ
Chào bạn,
Sốt là phản ứng khi cơ thể bị viêm, nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Thuốc hạ sốt chỉ giảm được triệu chứng, do vậy cơ thể của bạn có thể bị sốt trở lại khi thuốc hạ sốt hết tác dụng. Bạn cần theo dõi thêm, nếu tình trạng sốt cao không giảm sau 3 ngày dùng thuốc hạ sốt cần được đi khám để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị. Trước mắt bạn nên uống thuốc hạ sốt đúng theo hướng dẫn, dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn hoa quả tươi để cải thiện sức khỏe của mình.
Thân mến!
Bác sĩ ơi em bị sốt cũng gần tương tự như bài viết.
Tình trạng em là: sốt cao 38,5 độ C khi ngủ toát mồ hôi ướt hết áo và chăn và viêm họng hạt h em k muốn nói chuyện vì nó rất đau, em có đến trạm y tế khám đã đc cấp thuốc uống và tiêm 1 mũi nhưng em chỉ thấy đỡ một chút chút ít thôi. Mong b.s tư vấn giúp em
Chào bạn,
Tình trạng sốt cao, ra nhiều mồ hôi như của bạn có thể do viêm họng gây nên. Nếu dùng thuốc của trạm y tế không đỡ, bạn nên đi khám tại chuyên khoa Tai- Mũi- Họng ở các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Thân mến!
Tôi sốt cao toàn hơn 39-40° uống thuốc ko hạ đc nhiệt độ đã đc 4 ngày. Đã xn 2lân chưa tìm đc nguyên nhân j. Bs bảo do viêm hô hấp trên . Sáng ko thấy sốt nữa tưởng sắp khỏi chiều lại sốt lại Hơn 39°. Bs cho lời khuyên với
Chào bạn,
Thời tiết nắng nóng trong mùa hè là nguyên nhân khiến nhiều dịch bệnh phát sinh. Bạn bị sốt cao đã đi khám và được chẩn đoán do hô hấp trên, nên dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ; nên uống nhiều nước, đặc biệt nên uống orezon để bù điện giải. Ngoài ra bạn cũng cần theo dõi thêm, nếu sốt cao nhiều ngày không hạ kèm thêm các biểu hiện khác như đi ngoài, co giật… cần tái khám kịp thời.
Chúc bạn sớm khỏe!
E bị sốt nhẹ chỉ 38,5 độ đã 3 ngày nay vẫn ko cắt và đau nhiều ở thắt lưng. Vậy cho e hỏi e bị làm sao ạ.
Chào bạn,
Qua những biểu hiện mà bạn mô tả, chúng tôi thấy rằng có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm, nhiễm khuẩn hoặc sốt xuất huyết… Tốt hơn hết bạn nên sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó mới có hướng can thiệp kịp thời.
Chúc bạn sớm khỏe!
Chào bác sĩ. Mẹ cháu năm nay 53t. Mẹ cháu bị cảm cúm 3 ngày rồi , ho và nóng sốt đi chuyền 2 bình nước và trái cây thì người có đỡ hơn nhưng đến ngày hôm sau thì bị sốt lại khoảng 40 độ. Người nóng ran cháu có lau khăn ấm nhưng vẩn nóng. Vì mẹ cháu củng hay đau nhức xương khớp thường xuyên nên khi bị sốt thì kèm theo đau xương trong người nữa,cảm giác khó chịu nhức mỏi và đau ở hai đầu núm vú.cho cháu hỏi bác sĩ mẹ cháu đau như vậy có nguy hiểm không ạ ? Bị bệnh gì ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Chào bạn,
Tình trạng ốm kèm theo sốt cao là nguyên nhân gây nên cảm giác mệt mỏi, đau nhức xương khớp mà mẹ bạn đang gặp phải. Không biết bạn đã đưa mẹ tới bệnh viện để thăm khám chưa hay chỉ tới trạm y tế để truyền nước?
Trường hợp mẹ bạn đã sốt cao trên 39,2 độ liên tục trong 3 ngày, sử dụng thuốc hạ sốt mà không đỡ rất nguy hiểm, có thể gây hư hại các cơ quan trong cơ thể do nhiệt độ quá cao. Tốt nhất, bạn nên nhanh chóng đưa mẹ đến các bệnh viện uy tín để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
chào bác sĩ. cháu bị sốt cao từ chiều ngày 27/8 kèm theo các biểu hiện lúc nóng lúc lạnh, đổ mồ hôi trộm.cháu có ra hiệu thuốc mua cảm sủi về uống nhưng sau khi uống thì cháu lại cảm thấy choáng đầu buồn nôn và đau khắp người đặc biệt là lưng.Cháu ngủ li bì và không thể dậy. 3 ngày sau cháu mới hạ sốt nhưng bây giờ cháu vẫn choáng đầu buồn nôn. Hiện tại cháu không muốn ăn gì nên cơ thể rất mệt mỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu xem cháu bị bệnh gì ạ?
Chào bạn,
Sốt cao có rất nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, nhiễm virus… Hiện tại bạn đã hết sốt, quan trọng nhất là bồi bổ để cơ thể mau chóng hồi phục. Trong chế độ ăn hằng ngày, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn cháo loãng dễ tiêu hóa, ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, quýt… và uống đủ nước. Khi cảm thấy khỏe hơn, bạn nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ các thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân nhằm kích thích cơ thể tăng tổng hợp tế bào máu, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi ốm dậy.
Chúc bạn sớm khỏe!
Chao bac si. Og xa em bi sot 38.5 độ tu toi hqua den hom nay van ko bot dù da di kham uog thuoc va truyen nuoc biển. Xet nghiệm máu noi là bi nhiễm virus ko xác định va viem họng. Og xa em moi ngay chi ngu dc khoảng 4 đến 5 giờ do công việc phải thức khuya. Em ko biết có phải do mất ngủ nhiều gây ra di chứg ko. Nếu đi khám thì phải đi bêh viện nào mới tốt. Cám on bac si
Chào bạn,
Sốt virus thường sẽ khỏi sau từ 5 – 7 ngày điều trị. Mặt khác chồng bạn cũng chỉ mới sốt 38,5 độ nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Bạn nên bổ sung đa dạng dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày cho chồng, nhất là các loại rau quả giàu vitamin C như rau màu xanh đậm, cam, quýt…
Ngoài ra, bên cạnh thuốc hạ sốt và thuốc điều trị viêm họng, chồng bạn nên sử dụng thêm oresol để nhanh chóng bù nước và cân bằng điện giải trong cơ thể; mặc quần áo thoáng mát để cơ thể thoát nhiệt nhanh hơn; đồng thời cũng nên cố gắng ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu quá mức để bệnh sớm thuyên giảm. Chồng bạn có thể xem xét đổi công việc khác nhẹ nhàng hơn để có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, bởi thức khuya, lo lắng căng thẳng trong một thời gian dài có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, từ đó các loại virus, vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công gây bệnh.
Chúc chồng bạn sớm khỏe!
Bác sĩ cho e hoi ,khoan 4 ngay gan day e thuong xuyen bi sot va nong lanh ,đau đầu,met cơ thê va dau ở thắt lưng ,khi sot e uong thuoc hạ sot thi het ,va het thuoc thi tiep tuc sot ,dac biet la sot vao khoan 10h chưa đến tôi ak ,bac sĩ cho e hoi e bị benh gì ạk
Chào bạn,
Không biết là bạn sốt bao nhiêu độ? Nếu sốt cao từ 39,5 độ trở lên liên tục trong vòng 3 ngày mà không thấy hạ nhiệt thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.
Thân nhiệt luôn ở mức cao là nguyên nhân khiến bạn đau đầu, mệt mỏi, đau lưng do não bộ và các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt để đưa thân nhiệt về mức bình thường, bạn nên uống thêm oresol để bổ sung nước và điện giải do khi bị sốt cơ thể sẽ mất nước rất nhanh, mặc đồ thoáng mát đểquá trình thoát nhiệt trong cơ thể không bị cản trở. Ngoài ra bạn nên ăn cháo loãng, súp thịt, rau quả băm nhỏ dễ tiêu hóa, tăng cường thêm các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như: cam, bưởi, quýt…để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Chúc bạn sớm khỏe!
Chồng em 38t mới mổ não vì máu trong não nhiu mới xuất viện về!! Jo người hay nóng sốt nhưng đo huyết áp thì bình thường chỉ mệt nhức đầu do vết thương do não thui. Zay có sao ko thưa bác sĩ??
Tối qua còn sốt sáng nay cho uống hạ sốt thì đở rồi nhưng chiều tối lại hâm hâm sốt lúc sốt lúc nóng?? Ko biết đáng lo ngại ko??
Chào bạn,
Không biết chồng bạn sốt bao nhiêu độ? Bởi 48h sau mổ việc bị sốt nhẹ là chuyện bình thường, không đáng lo ngại. Chồng bạn vẫn có thể sử dụng các thuốc hạ sốt để nhanh chóng đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Tuy nhiên nếu 72 giờ sau mổ mà chồng bạn vẫn sốt cao thì rất có thể do nhiễm trùng vết thương sau mổ, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời, bạn nên đưa chồng tới các cơ sở y tế để điều trị.
Chúc chồng bạn sớm khỏe!
Thưa bác sĩ, mẹ em sốt 39.5 độ từ hôm qua đến giờ. Uống thuốc hạ sốt xong mẹ đỡ hơn nhưng qua 4 tiếng thì sốt lại. Em cần phải làm sao ạ thưa bác sĩ?
Chào bạn,
Bạn nên tiếp tục cho mẹ bạn sử dụng thuốc hạ sốt, đồng thời uống nhiều nước, chườm khăn ấm khắp cơ thể, mặc đồ thoáng mát. Nếu sau 3 ngày không hạ, bạn nên đưa mẹ tới bệnh viện để kiểm tra.
Thân mến!
Bác sĩ cho em hỏi vợ em bầu sốt 38.5 độ thì xử lý ntn ak?
Chào bạn,
Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên đưa vợ tới bệnh viện để kiểm tra, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả.
Thân mến!
Chào bác sĩ ạ
Hôm qua e bị sốt 39 độ 6. E đau họng và sổ mũi. E uống kháng sinh và pamin thì hôm nay hạ xuống 39 độ 1. Hết sổ mũi rôi. Họng thì đỡ đau hơn. Vậy có cần đi viện ko ạ? Tại e thấy vẫn sốt cao ạ
Chào bạn,
Như bạn chia sẻ, sau khi sử dụng thuốc hạ sốt nhiệt độ cơ thể bạn có thuyên giảm, đồng thời các triệu chứng sổ mũi, đau họng cũng giảm bớt, bạn nên tiếp tục dùng thuốc cho đủ liệu trình. Nếu sau nhiều ngày nhiệt độ cơ thể không giảm bớt, lúc đó bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra.
Chúc bạn sớm khỏe!
Bác sĩ ơi cho em hỏi: Nếu như người lớn bị sốt thường, nhẹ hoặc sốt (39-40 độ C) sau khi dùng thuốc nếu không giảm nhiệt độ thì khoảng sau bao nhiêu giờ, ngày thì phải đi bệnh viện?
Chào bạn,
Người lớn có sốt nhưng không đáp ứng thuốc điều trị, sốt liên tục 39,4 độ C hoặc sốt liên tục trong 3 ngày cần đi khám ngay để có hướng xử trí phù hợp. Dù chỉ sốt nhẹ hay nặng thì bạn cũng không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt quá 3 ngày, cần dùng theo hướng dẫn theo hướng dẫn của bác sỹ để đảm bảo an toàn.
Thân mến!
Chong mat sot ve trua chieu hay oi kho tho
Chào bạn,
Không biết ngoài biểu hiện chóng mặt, sốt về trưa, buồn nôn, khó thở ra bạn hay người thân còn biểu hiện gì khác không? Nếu tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống, bạn nên sắp xếp tới bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác!
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
Chúc bạn sớm khỏe!
Bác sĩ ơi hôm qua mẹ cháu bị sốt 40 độ C thì cháu thấy người mẹ rất là nóng sáng nay dậy mẹ cháu ko bị nóng người nữa nhưng mẹ cháu bảo vẫn thấy chóng mặt và đau đầu
Vậy hỏi bác sĩ làm cách làm để qua khỏi được cái này ạ
Chào cháu,
Sốt ở người lớn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ung thư, bệnh tự miễn,…, đôi khi do cảm nóng, cảm lạnh, thậm chí không rõ nguyên nhân. Trường hợp của mẹ cháu sốt khá cao (40ºC), ảnh hưởng tới não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể nên gây ra mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu khi hết sốt. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, tốt nhất cháu nên khuyên mẹ tới bệnh viện lớn để kiểm tra sức khỏe tổng quát nhằm xác định nguyên nhân có phải do các bệnh lý tiềm ẩn nào không để có hướng điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, mỗi khi mẹ cháu bị sốt, nên hạ sốt nhanh, tránh tình trạng sốt quá cao có thể gây ảnh hưởng tới não bộ và giảm bớt mệt mỏi, đau đầu sau khi sốt bằng cách lấy khăn ấm lau người, sử dụng các thuốc hạ sốt nhanh (viên sủi) nhé!
Chúc mẹ cháu và gia đình luôn khỏe!
Mẹ em 60t 2 ngày nay sốt 38 độ uống thuốc ha sốt hết rồi mấy tiếng sau sốt lại vậy bệnh gì. Đi siêu âm có sỏi trong gan,vậy có phải nó làm cho sốt không
Chào bạn,
Tình trạng sốt của mẹ bạn có thể do sỏi trong gan dẫn tới nhiễm trùng đường gan, mật,… hoặc cũng có thể do sốt virus, sốt xuất huyết,… Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đưa mẹ tới bệnh viện để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác nhé!
Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
Chào bác sĩ , e trai e bị sốt vào đêm và trưa thường kéo dài khoảng 3 tuần kèm đau đầu và mệt mỏi qua ngày hôm sau thì lại tỉnh như giả vờ đau vậy ạ hết đc 1 hôm thì lại sốt hnay sốt lên đến 41 độ kèm nhức mỏi và đau dọc dây thần kinh ở cổ, làm ơn tư vấn giúp e nó bị j có nghiêm trọng k ạ. E trai e rất hay bị sốt kiểu kéo dài lâu như thế này ạ 1 năm khoảng 3 4 lần bị từ nhỏ đau sốt kéo dài và buồn nôn khi ăn năm nay đã đc 20t ạ. e cảm ơn.
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân gây sốt khác nhau ở người lớn, chẳng hạn như nhiễm virus, nhiễm khuẩn, hay các bệnh lý về thần kinh. Tốt nhất, bạn nên đưa em mình đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Thân mến!
chào bác sĩ,e bị sốt nhẹ,đã 2 ngày rồi ạ. Không kèm theo triệu chứng gì cả,cho e hỏi vậy là dấu hiệu của bệnh gì ạ,e cảm ơn!
Chào bạn,
Co nhiều nguyên nhân gây sốt: thay đổi thời tiết, nhiễm virus, vi khuẩn… Bạn bị sốt nhẹ hai ngày nếu không kèm theo các triệu chứng nào khác không có gì đáng ngại cả. Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi và dành thời gian nghỉ ngơi cho hợp lý. Nếu tình trạng này không thuyên giảm trong một vài ngày tới, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Thân mến!
Cho e hỏi e bị sốt 39 độ kèm theo choáng, nhức đầu. Sau khi sốt 5 tiếng e có đi tắm. Sau 2 ngày e hết sốt nhưng thấy hơi nhức đầu. Vậy cho e hỏi nguyên nhân tại sao ạ và bệnh này có nghiêm trọng không?
Chào bạn,
Tình trạng nhức đầu của bạn có thể do ảnh hưởng của cơn sốt cao khiến hệ thần kinh cần có thời gian để hoạt động như cũ. Bạn đừng nên lo lắng quá. Nếu tình trạng này kéo dài, cơn nhức đầu tăng lên bạn có thể đi khám lại tại chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và có hướng xử lý.
Thân mến!
Mẹ em bị rêm người và sốt 39 độ, cho em hỏi đó là triệu chứng của bệnh nào vậy ạ?
Chào bạn,
Sốt cao có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do nhiễm vi rút, vi khuẩn… nếu chỉ dựa vào triệu chứng này chúng tôi không thể chẩn đoán được nguyên nhân mà phải qua thăm khám kỹ lưỡng. Mẹ bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
Thân mến!
Thưa bác sĩ mẹ em hiện đang có tiền sử tan máu bẩm sinh mẹ em có triệu chứng gan to lách to và thịnh thoảng đau ở vùng lách dẫn đến cơn sốt cao 39 độ vậy bác sĩ cho em hỏi càng sốt cao thì máu càng tan hay không và có phải do tan máu cũng dẫn đến sốt không ạ có cách nào để chữa đau lách không ạ
Chào bạn
Các câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời lần lượt như sau:
– Sốt cao không phải là nguyên nhân dẫn tới tan máu bởi vì có rất nhiều người bị sốt cao nhưng họ không bị tan máu.
– Tan máu có thể là nguyên nhân dẫn tới sốt bởi vì khi các tế bào máu vị vỡ sẽ giải phóng ra một số các chất hóa học vào hệ tuần hoàn. Các chất này có thể kích thích phản ứng sốt trong cơ thể.
– Bên trong cơ thể lách là cơ quan có vai trò loại bỏ các tế bào hồng cầu già, tiêu hóa hemoglobin (một thành phần của hồng cầu). Khi bị bệnh tan máu, các tế bào máu sẽ bị vỡ quá nhiều khiến cho lách “hoạt động quá tải”. Đây có thể là nguyên nhân khiến mẹ bạn bị đau lách. Do vậy, để điều trị đau lách mẹ bạn cần được thăm khám tại các bệnh viện uy tín, sử dụng thuốc theo chỉ định để điều trị nguyên nhân gây tan máu.
Chúc mẹ bạn sức khỏe!
Thưa bác sỹ em bị sốt co giật ban đêm 1 ngày nhiệt độ cơ thể em khi đó là 38oc sau 2 ngày sốt em thấy đầu đau và choáng váng khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng dậy rất đau và buốt vùng nửa đầu vai gáy bên phải kéo xuống tới sương bả vai bên phải. Em truyền gluco5% bổ sung vitaminC B12 kháng sinh 1 chai dung dịch điện giải 0.5l thì thấy giảm đau cơ cổ quay lại dễ dàng phần đầu giảm đau nhưng vẫn bị choáng nhẹ . Trước đó em làm việc bình thường thi thoảng bị choáng khi ngồi lâu đứng dậy và cũng buốt nhưng hết nhanh chỉ chưa đầy 1 giây. Em không gặp tai nạn liên quan tới vùng đầu và vai gáy . Em rất lo mong bs cho em lời khuyên.Cảm ơn các bs.
Chào bạn,
Sốt cao co giật có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.Cơn co giật khi sốt của bạn mới chỉ xuất hiện một lần chưa có gì đáng lo ngại cả. Những triệu chứng như choáng váng, đau đầu có thể do cơ thể bạn chưa được hồi phục sau sốt. Bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho hợp lý, nên ăn nhiều các thực phẩm bổ dưỡng cũng như dành thời gian nghỉ ngơi cho hợp lý để tăng cường sức khỏe. Trong trường hợp các triệu chứng này không thuyên giảm hoặc cơn co giật xuất hiện trở lại, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Thân mến!