[Sốt cao co giật] – Chuyên gia giải đáp: “Sốt bao nhiêu độ thì co giật?”

Sốt chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài như virus, vi khuẩn,… Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chủ quan để trẻ sốt cao quá dẫn đến cơn co giật và thậm chí không có giải pháp phòng ngừa khiến tình trạng này tái diễn nhiều lần gây bệnh động kinh. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?

Thông thường trẻ có nguy cơ bị co giật khi thân nhiệt trẻ tăng nhanh đột ngột hoặc sốt cao trên mức 39oC. Tuy nhiên, với những trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì những lần sau, tình trạng này có thể xuất hiện khi trẻ mới chớm sốt (≥ 38.5oC), thậm chí trẻ không sốt cũng có thể bị co giật.

Trong cơn co giật, trẻ sẽ mất ý thức và tay chân run rẩy không kiểm soát. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: trợn mắt, chân tay gồng cứng, co giật chỉ ở một bên hoặc một phần của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân. Đôi khi trong cơn co giật do sốt, một đứa trẻ có thể mất ý thức nhưng sẽ không có biểu hiện run rẩy.

Trẻ có nguy cơ cao xuất hiện cơn co giật khi sốt ≥ 39 độ C

Trẻ có nguy cơ cao xuất hiện cơn co giật khi sốt ≥ 39 độ C

Yếu tố gây tăng nguy cơ sốt cao co giật ở trẻ

Trẻ có nguy cơ cao bị co giật do sốt nếu thuộc các trường hợp sau:

– Trẻ ốm sốt do nhiễm virus cúm, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng tai, sau tiêm phòng vaccin bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, quai bị… bởi trong những trường hợp này trẻ thường sốt cao liên tục và kéo dài.

– Trẻ trong giai đoạn 6 tháng – 5 tuổi có nguy cơ cao bị sốt co giật, phổ biến nhất là trẻ trên 1 tuổi.

– Tiền sử gia đình có người bị sốt co giật hoặc động kinh.

– Trẻ mắc các bệnh lý như: viêm não, viêm màng não, chậm phát triển…

Sốt cao co giật có nguy hiểm không?

Hầu hết cha mẹ sẽ cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy con bị sốt cao co giật, tuy nhiên tình trạng này sẽ ít khi gây nguy hiểm nếu cơn ngắn dưới 15 phút. Còn với cơn co giật tái phát nhiều lần, kéo dài trên 15 phút thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm dưới đây:

– Tổn thương não bộ: Cơn co giật tái phát nhiều lần có thể gây tổn hại đến các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng vận động, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.  

– Di chứng động kinh: Não bộ hoạt động theo cơ chế tự sửa chữa và thích nghi do đó cơn co giật tái diễn thường xuyên sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, trẻ cứ sốt là co giật, thậm chí không sốt cũng co giật, lâu dần tiến triển thành động kinh rất khó kiểm soát. Nguy cơ mắc động kinh sẽ cao khi trẻ bị bại não, chậm phát triển hoặc có bất thường trong hệ thần kinh, tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh…

– Tai nạn bất ngờ: Nhiều phụ huynh không kịp sơ cứu cho trẻ do cơn co giật xuất hiện đột ngột, dẫn đến những tai nạn bất ngờ như: té ngã, sặc thức ăn…

– Mắc các bệnh lý rối loạn hệ thần kinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có tiền sử sốt co giật có nguy cơ cao mắc kèm các rối loạn hệ thần kinh như tăng động giảm chú ý, rối loạn tic hơn những trẻ khác.

Sốt cao co giật nhiều lần có thể gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ của trẻ

Sốt cao co giật nhiều lần có thể gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ của trẻ

Hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật

Khi trẻ bị sốt

Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình thân nhiệt tăng có nghĩa là trẻ đang bị sốt, cha mẹ cần thường xuyên đo nhiệt độ cho con (1 – 2 tiếng đo 1 lần), đồng thời để con nằm nghỉ ngơi ở những nơi thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế quá nhiều người vây quanh. Tùy vào nhiệt độ cơ thể của trẻ mà phụ huynh áp dụng các cách chăm sóc khác nhau:

Thân nhiệt của trẻ

Cha mẹ nên làm

< 38 độ C

– Cởi bớt quần áo, chỉ mặc quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt.

– Không đắp chăn cho trẻ vì dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể.

38 – 38.5 độ C

– Chườm khăn ấm khắp các vùng trán, nách, bẹn, lưng… giúp cơ thể nhanh thoát nhiệt.

> 38.5 độ C

– Sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng: 10 – 15mg/kg/lần.

+ Trẻ dưới 2 tuổi: Sử dụng paracetamol 80mg.

+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Sử dụng viên 150mg.

– Nếu trẻ đã từng có tiền sử co giật, có thể cho dùng thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ từ 37.7 độ C.

– Mỗi lần dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 – 6 giờ, không quá 6 lần/ngày.

– Trẻ ngủ hoặc buồn nôn thì không cho uống mà dùng viên đạn nhét hậu môn.

Ngoài ra bạn nên:

– Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn.

– Bù điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn.

– Tham khảo một số cách dân gian nếu trẻ sốt nhẹ: Uống nước cây húng chanh, cỏ nhọ nồi, cây diếp cá, rau má, tía tô… hoặc đắp trán bằng các lát mỏng khoai tây, dưa chuột…

Khi trẻ co giật

Khi thấy trẻ có cơn co giật, cha mẹ phải thực sự bình tĩnh và thực hiện theo các bước sơ cứu sau:

Sơ cứu khi sốt co giật

Giải pháp ngăn chặn co giật do sốt tái phát, hạn chế di chứng động kinh

Với những trường hợp trẻ bị sốt co giật nhiều lần, có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh động kinh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc chống co giật, thuốc an thần trong thời gian ngắn nhằm giúp trẻ kiểm soát cơn co giật tốt hơn. Bên cạnh đó, các nhà khoa học khuyến cáo trẻ sốt co giật nên được sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương để ngăn chặn cơn tái phát về sau. Bởi lẽ, một số hoạt chất có trong những thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não bộ, làm dịu những kích thích quá mức của hệ thần kinh, phòng ngừa co giật do mọi nguyên nhân, hạn chế di chứng động kinh, an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ.

Cùng lắng nghe chia sẻ của anh Bảo Gia (cư xá xi măng Hà Tiên, đường 11, KP4, P Linh Xuân, Thủ Đức, TP HCM) trong video sau, bạn sẽ thấu hiểu những khó khăn, thách thức khi điều trị sốt cao co giật cho trẻ cũng như cảm nhận được niềm hạnh phúc của anh Bảo Gia khi con trai đã dứt sốt cao co giật, động kinh chỉ sau 3 – 4 tháng dùng sản phẩm cốm Egaruta có chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương:

Sốt cao co giật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần biết khi nào trẻ sốt cao có nguy cơ bị co giật, đồng thời nắm rõ cách xử trí nhằm hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra cho trẻ.

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Febrile-Seizures-Fact-Sheet

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/febrile-seizure/symptoms-causes/syc-20372522

https://raisingchildren.net.au/babies/health-daily-care/health-concerns/fever

https://www.verywellhealth.com/dont-panic-your-child-has-fever-2633577

————————

Sốt cao co giật

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận