Nhiều cha mẹ khi thấy con có biểu hiện chun mũi, nháy mắt, tặc lưỡi, nhún vai,… lại cho rằng đấy chỉ là những hành động đáng yêu hoặc thói quen của trẻ. Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này liên tục xảy ra mà trẻ không thể kiểm soát được thì rất có thể trẻ đã mắc chứng rối loạn tic tạm thời. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này tại đây.
Rồi loạn tic tạm thời là gì?
Rối loạn tic tạm thời là một rối loạn vận động hoặc một phát âm không chủ đích, xảy ra đột ngột, nhanh chóng và lặp đi lặp lại nhiều lần. Rối loạn tic tạm thời có thể xuất hiện liên tục và thay đổi theo thời gian, nhưng cũng có trường hợp nhiều tuần, nhiều tháng vẫn không tái phát triệu chứng.
Rối loạn tic tạm thời là 1 rối loạn vận động hoặc 1 âm thanh không chủ đích
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tic tạm thời
Rối loạn tic tạm thời được chia thành hai dạng với các triệu chứng đôi chút khác nhau:
– Rối loạn tic tạm thời đơn giản: Xuất hiện đột ngột, trong thời gian ngắn, thường bao gồm các triệu chứng như chớp mắt, nhăn mặt, nhún vai, duỗi thẳng cánh tay, cẳng chân,… lặp đi lặp lại nhiều lần, và/ hoặc kết hợp cùng những âm thanh vô nghĩa như ho hắng giọng, tiếng ré, rít lên,…
– Rối loạn tic tạm thời phức tạp: Thường diễn ra trong thời gian dài hơn, kết hợp giữa các tic đơn giản, chẳng hạn như quay đầu giật cổ, chớp mắt, nói tục, chửi bậy, nhại lời người khác,…
Các triệu chứng tic có thể trở nên tồi tệ hơn khi trẻ lo lắng, phấn khích hoặc mệt mỏi, kiệt sức. Do vậy, việc giữ bình tĩnh và tập trung vào một hoạt động nhất định nào đó có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng tic.
Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia về dấu hiệu điển hình giúp cha mẹ sớm nhận biết tình trạng rối loạn tic ở trẻ, mời các bậc phụ huynh tham khảo:
Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tic ở trẻ
Cách chẩn đoán rối loạn tic tạm thời
Rối loạn tic tạm thời rất khó nhận biết vì đôi khi các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như: dị ứng gây biểu hiện khụt khịt mũi hoặc mỏi mắt gây giật mí mắt,… Bởi vậy mà hiện nay, vẫn chưa có một xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán rối loạn tic tạm thời. Ngoài việc dựa trên các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm: chụp CT, xét nghiệm máu để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh Huntington.
Ngoài ra để chẩn đoán rối loạn tic tạm thời, trẻ cần đáp ứng 4 tiêu chí sau:
– Trẻ có một hoặc nhiều triệu chứng tic vận động (nháy mắt, nhún vai,…) và/hoặc tic âm thanh (ho hắng giọng, la hét,…)
– Các triệu chứng tic bắt đầu trước 18 tuổi và xảy ra liên tiếp dưới 1 năm.
– Các triệu chứng này không liên quan tới tác dụng phụ của thuốc hoặc một bệnh lý khác như bệnh huntington, viêm não siêu vi,…
– Trẻ không mắc hội chứng tourette hoặc bất kỳ rối loạn vận động hoặc rối loạn âm thanh mạn tính nào khác.
Rối loạn tic tạm thời có nguy hiểm không?
Trẻ mắc chứng rối loạn tic tạm thời ở mức độ nhẹ thường không cảm thấy khó chịu hoặc gặp bất kỳ hệ lụy gì về sau. Đa phần các triệu chứng sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên, nhưng cũng có trường hợp, rối loạn tic theo trẻ đến khi trưởng thành hoặc tiến triển thành hội chứng tourette khó kiểm soát hơn.
Nhiều trẻ rối loạn tic tạm thời khởi phát kèm các rối loạn thần kinh khác, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, học tập, chẳng hạn:
– Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, trẻ dễ bị hiểu lầm, bạn bè xa lánh, trêu chọc, bắt nạt.
– Trên 50% trẻ rối loạn tic tạm thời mắc kèm chứng tăng động giảm chú ý, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát hành vi hiếu động, bốc đồng.
– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến trẻ thường xuyên có những suy nghĩ không mong muốn nhưng cần được đáp ứng như luôn sợ bẩn và phải rửa tay liên tục,…
Trẻ rối loạn tic tạm thời có nguy cơ cao mắc kèm rối loạn lo âu, trầm cảm
Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng rối loạn tic tạm thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và cản trở cuộc sống, học tập của trẻ. Do vậy, ngay khi thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ rối loạn tic tạm thời, hãy liên hệ tới số 0962620043 để được tư vấn về các giải pháp giúp điều trị an toàn, hiệu quả nhất
Cách điều trị rối loạn tic tạm thời
Thông thường rối loạn tic chỉ mang tính chất tạm thời và không cần thiết phải điều trị nếu chỉ mới xảy ra dưới 1 năm. Nhưng nếu các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ thì cần điều trị sớm. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến:
Trị liệu hành vi
Trị liệu hành vi là lựa chọn ưu tiên với tất cả các trường hợp mắc chứng rối loạn tic tạm thời. Trong đó “đảo ngược thói quen” kết hợp cùng các bài tập thư giãn là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi hiệu quả đạt được có thể lên tới 65 – 100%.
Bạn có thể theo dõi video sau để hiểu rõ hơn về những biểu hiện tic và cách mà cậu bé trong câu chuyện đã khắc phục chứng bệnh này hiệu quả:
Cách nhận biết và điều trị rối loạn tic, hội chứng tourette hiệu quả
Thuốc tây
Mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tic, nhưng thuốc tây được xem là giải pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng ở những trường hợp nặng. Một số loại thuốc được thường được sử dụng: thuốc làm giảm dopamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế adrenergic,… Tuy nhiên, thuốc tây cũng có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ chẳng hạn như: rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, đau đầu, gây nghiện, hội chứng cai thuốc,…
Thảo dược tự nhiên
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn kinh, an thần, đồng thời gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc, hành vi, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát tốt hơn các triệu chứng giật mắt, chun mũi, nhún vai,… hiệu quả.
Hiện nay, cốm Egaruta là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được bào chế từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng những thành phần bổ não như Taurine, GABA, Magie,… giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tic tạm thời, hội chứng tourette,… Ngay từ khi ra đời, sản phẩm đã được nhiều phụ huynh tin tưởng, lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Bưởi (Thái Bình) về những chuyển biến rõ rệt chỉ sau 3 hộp cốm Egaruta để hiểu rõ về những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho trẻ rối loạn tic tạm thời:
Chị Bưởi (Thái Bình) chia sẻ hành trình trị rối loạn tic tạm thời cho con
Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng rối loạn tic tạm thời có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ. Do vậy ngay khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường, cần sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp. Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn độc giả có thêm nhiều thông tin về chứng bệnh này, từ đó sớm có những nhận định đúng đắn trong phòng và trị bệnh.
Con nhà em năm nay 9 tuổi cháu bị rối loạn Tic tu lúc 5 tuổi. Cháu da di uống rất nhiều loại thuốc tây. Thuốc nam. Châm cứu. bấm huyệt mà ko do . bệnh kéo dài 3 năm nay lúc thì nhẹ có thời gian lại nặng giật hết cả cơ bụng và phát ra thành tiếng như bị nấc. Mới day em cho cháu dùng thuốc tây và kết hợp uống cốm Egaruta 2 gói /1ngay và uống liền luôn 2 gói giờ da dc 2 tháng và bệnh của cháu cũng giảm dc rất nhiều. BS cho em hỏi uống 2 gói liền như vậy có tốt ko và uống kéo dài có ảnh hưởng ji ko. Rất mong nhận được tư vấn từ bs
Chào bạn Phương,
Chúng tôi rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng cốm Egaruta. Với thành phần gồm các thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng hoạt chất sinh học tự nhiên, cốm Egaruta là sản phẩm rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ hay tương tác với bất kỳ thuốc tây y nào, nên bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài cho bé mà không sợ ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan. Với trẻ 9 tuổi, bạn nên dùng cốm Egaruta cho con với liều 2 gói/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc điều trị khác từ 1 – 2 tiếng, trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Bạn chia sẻ đang cho con dùng cốm Egaruta liền luôn 2 gói, không chia thành 2 lần một ngày, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản phẩm, bởi khi đó nồng độ các hoạt chất được hấp thu vào máu sẽ không được duy trì ở mức ổn định, do vậy bạn cần điều chỉnh lại liều lượng cốm theo đúng như hướng dẫn của chúng tôi ở trên. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách sử dụng cốm Egaruta trong các bài viết sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-su-dung-com-Egaruta https://tridongkinh.com/bai-viet/tac-dung-phu-cua-com-Egaruta-neu-dung-lau-dai-co-anh-huong-gi-khong
Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm gì, bạn hãy liên hệ lại với chúng tôi theo số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé sớm khỏe!
Con nhà em năm nay 9 tuổi cháu bị rối loạn Tic tu lúc 5 tuổi. Cháu da di uống rất nhiều loại thuốc tây. Thuốc nam. Châm cứu. bấm huyệt mà ko do . bệnh kéo dài 3 năm nay lúc thì nhẹ có thời gian lại nặng giật hết cả cơ bụng và phát ra thành tiếng như bị nấc. Mới day em cho cháu dùng thuốc tây và kết hợp uống cốm Egaruta 2 gói /1ngay và uống liền luôn 2 gói giờ da dc 2 tháng và bệnh của cháu cũng giảm dc rất nhiều. BS cho em hỏi uống 2 gói liền như vậy có tốt ko và uống kéo dài có ảnh hưởng ji ko. Rất mong nhận được tư vấn từ bs
Chào bạn Phương,
Chúng tôi rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng cốm Egaruta. Với thành phần gồm các thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng hoạt chất sinh học tự nhiên, cốm Egaruta là sản phẩm rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ hay tương tác với bất kỳ thuốc tây y nào, nên bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài cho bé mà không sợ ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan. Với trẻ 9 tuổi, bạn nên dùng cốm Egaruta cho con với liều 2 gói/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc điều trị khác từ 1 – 2 tiếng, trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Bạn chia sẻ đang cho con dùng cốm Egaruta liền luôn 2 gói, không chia thành 2 lần một ngày, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản phẩm, bởi khi đó nồng độ các hoạt chất được hấp thu vào máu sẽ không được duy trì ở mức ổn định, do vậy bạn cần điều chỉnh lại liều lượng cốm theo đúng như hướng dẫn của chúng tôi ở trên. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách sử dụng cốm Egaruta trong các bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-su-dung-com-Egaruta
https://tridongkinh.com/bai-viet/tac-dung-phu-cua-com-Egaruta-neu-dung-lau-dai-co-anh-huong-gi-khong
Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm gì, bạn hãy liên hệ lại với chúng tôi theo số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé sớm khỏe!