Nhắc đến rối loạn tic, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những đứa trẻ bị nháy mắt, chun mũi nhún vai,… Tuy nhiên, theo một thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có 1 người lớn mắc chứng bệnh này. Rối loạn tic ở người lớn thường ở mức độ nặng, phức tạp và khó điều trị hơn nhiều so với trẻ nhỏ.
4 ảnh hưởng nghiêm trọng của chứng rối loạn tic ở người lớn
Khó thành công trong công việc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 30% người bệnh rối loạn tic gặp vấn đề về khả năng tập trung, ghi nhớ, bởi vậy mà việc học tập thường bị ảnh hưởng nhiều. Càng về sau, sự kém tập trung càng khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại hơn, nhất là trong công việc. Họ khó có thể hoàn thành tốt do bỏ lỡ những chi tiết quan trọng, dễ bị đồng nghiệp, cấp trên đánh giá sai về thái độ, nhân phẩm và năng lực, gây ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Dễ bị mọi người xung quanh hiểu nhầm
Rối loạn tic ở người lớn thường ở mức độ nặng, phức tạp, kết hợp nhiều biểu hiện khó kiểm soát như lắc đầu, giật cơ cổ, cơ hàm, bắt chước cử chỉ, nhại lời người khác, hay thậm chí là nói tục, chửi bậy,… Điều này tạo nên những ánh nhìn thiếu thiện cảm từ bạn bè, đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
Người lớn bị rối loạn tic thường bị bạn bè, đồng nghiệp hiểu nhầm
Gặp khó khăn khi kết giao bạn bè
Người bệnh rối loạn tic khi đến tuổi trưởng thành thường có tâm lý tự ti, e ngại vì những hành vi bất thường của mình. Đây chính là rào cản lớn khiến họ gặp khó khăn trong giao tiếp và kết giao bạn bè. Họ sẽ dần trở nên thu mình, cô lập với xã hội, thậm chí nhiều người còn gặp chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.
Khởi phát các rối loạn thần kinh khác
Không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc, người lớn bị rối loạn tic còn có nguy cơ cao mắc kèm các rối loạn thần kinh khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Những rối loạn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hành vi, tâm lý, khiến người bệnh khó hòa nhập với xã hội và thành công trong cuộc sống.
Điều trị rối loạn tic ở người lớn sao cho hiệu quả?
Biểu hiện rối loạn tic ở người lớn đa phần đều ở mức độ nặng hơn nhiều so với trẻ nhỏ. Do đó, việc điều trị cần kiên trì và kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp bao gồm:
Dùng thuốc
Thuốc tây được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic ở người lớn. Bởi không chỉ giúp người bệnh kiểm soát hành vi, cảm xúc mà còn hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Một số thuốc thường được sử dụng phổ biến gồm haloperidol, clonidin, pimozide, thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…
Tuy nhiên, thuốc tây cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng gan – thận,… Do đó, người bệnh rối loạn tic cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và thăm khám thường xuyên để đánh giá hiệu quả cũng như điều chỉnh liều phù hợp.
Thuốc tây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic ở người lớn
Rối loạn tic ở người lớn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu lựa chọn đúng phương pháp. Nếu bạn không may mắc phải chứng bệnh này, hãy gọi điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
Thảo dược tự nhiên
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bệnh rối loạn tic nên kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược như cốm Egaruta để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta giúp trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine, mang lại hiệu quả tốt cho cả rối loạn tic vận động và âm thanh. Ngoài ra, trong cốm Egaruta còn chứa các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie,… giúp người bệnh cải thiện sự tập trung, chú ý trong công việc.
Đảo ngược thói quen
Đây là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực với chứng rối loạn tic ở người lớn. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhận thức đúng về tình trạng sức khỏe và thời điểm mà một tic đang xảy ra. Đồng thời, theo dõi tần số, mức độ biểu hiện, xác định tất cả các trạng thái, cảm giác kích thích một tic, từ đó tìm một hành vi thay thế phù hợp. Ví dụ bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh cười thay cho biểu hiện nháy mắt hoặc hát một câu hát khi có biểu hiện nói tục, chửi bậy.
Ngoài ra, người bệnh rối loạn tic cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần và kiểm soát biểu hiện tic tốt hơn với các bài tập như hít sâu thở chậm, tập yoga, ngồi thiền, hít sâu – thở chậm…
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Một lối sống lành mạnh, khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn tic ở người lớn, do đó bạn nên:
– Tăng cường thực phẩm giàu Magie, vitamin B6 như hạnh nhân, hạt điều, gạo lứt, yến mạch, rau bina, rau cải xoăn, đậu xanh, thịt gà, gan động vật,…
– Bổ sung chất béo Omega – 3 từ cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, hạt điều, dầu oliu,…
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản, chất kích thích như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, nước tăng lựa, pizza, xúc xích, lạp xưởng, mì tôm, rượu, bia,…
– Cố gắng ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
Người lớn bị rối loạn tic nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi
Xem thêm:
4 lợi ích thiết thực của cốm Egaruta với người bệnh rối loạn tic
6 thuốc điều trị rối loạn tic phổ biến nhất và những lưu ý khi sử dụng
Rối loạn tic ở người lớn nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày. Hi vọng rằng qua bài viết này các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về những nguy hiểm của chứng rối loạn tic cũng như lựa chọn được giải pháp điều trị tối ưu nhất.
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh
Nguồn tham khảo:
https://manhattanpsychologygroup.com/tourettes-tics-in-adults
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5440657/
https://www.additudemag.com/treating-tic-disorders-therapy-medication-lifestyle-changes/