Hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu xác nhận mối quan hệ giữa động kinh và rối loạn giấc ngủ. Những người bệnh động kinh dễ gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ,… ngược lại, các vấn đề về giấc ngủ không được điều trị sớm sẽ làm tăng cơn co giật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn giấc ngủ trong bệnh động kinh và cách trị hiệu quả.
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cơ thể thường xuyên bị giảm cả về thời gian lẫn chất lượng giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung chú ý trong công việc. Tùy mức độ nghiêm trọng mà các triệu chứng có thể khác nhau, chẳng hạn như khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc, mộng mị, thiếu tỉnh táo, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, chậm chạp, ủ rũ và luôn cần cà phê để giữ tinh thần thoải mái.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng giảm cả về số lượng, chất lượng giấc ngủ
Mối liên hệ đặc biệt giữa bệnh động kinh và rối loạn giấc ngủ
Bộ não là nơi điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của chúng ta và cũng tại đây, cơn co giật, động kinh được hình thành khi các nơron thần kinh phóng điện quá mức, đột ngột. Do vậy, mặc dù là hai chứng bệnh hoàn toàn khác biệt nhưng động kinh và rối loạn giấc ngủ có một mối liên quan mật thiết với nhau.
Nhiều số liệu thống kê cho thấy, khoảng 50% số người bệnh động kinh có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày như: khó ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc mệt mỏi, ngủ gật vào ban ngày,… Đồng thời, tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xuyên xảy ra cũng khiến cơn co giật, động kinh tái phát nhiều hơn.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở bệnh động kinh
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây rối loạn giấc ngủ ở người bệnh động kinh, chẳng hạn như:
Co giật khi ngủ
Khoảng 7.5 – 45% người bệnh động kinh trải qua những cơn co giật khi ngủ, phổ biến hơn cả là trẻ em, tỉ lệ này có thể lên đến 60%. Co giật khi ngủ có thể khiến người bệnh có cảm giác bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, thức giấc thường xuyên hay thậm chí là không thể ngủ lại được nữa. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất tập trung chú ý, buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày và về lâu dài lại càng khiến cơn co giật khó kiểm soát hơn.
Co giật xảy ra vào ban ngày
Kể cả khi cơn co giật xảy ra vào ban ngày, cũng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ về đêm.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng người bệnh bị bất ngờ ngừng thở trong giây lát khiến họ thức giấc nhiều lần về đêm. Ước tính có tới 1/3 số người bệnh động kinh mắc chứng bệnh này. Ngưng thở khi ngủ có thể gây mệt mỏi, kiệt sức, giảm hiệu quả công việc và khiến cơn co giật, động kinh xảy ra nhiều hơn.
Thuốc chống động kinh
Hầu hết người bệnh động kinh đều phải sử dụng thuốc để kiểm soát cơn co giật, tuy nhiên, một số loại thuốc chống động kinh như phenobarbital, phenyltoin, carbamazepine, depakine,… lại có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ, gặp ác mộng hoặc dễ bị tỉnh giấc.
Thuốc chống động kinh có thế gây tác dụng phụ rối loạn giấc ngủ
Nếu bạn bị động kinh và gặp chứng rối loạn giấc ngủ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại hoặc Zalo số 0962620043, các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn phương pháp an toàn, hiệu quả để sớm thoát khỏi tình trạng này.
6 mẹo giúp sớm thoát khỏi tình trạng rối loạn giấc ngủ trong bệnh động kinh
Giấc ngủ rất cần thiết đối với mọi người, nhưng nó đặc biệt quan trọng với người bệnh động kinh. Để hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ và giảm tần số, mức độ cơn co giật, bạn nên:
– Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc: Người trưởng thành cần đảm bảo ngủ 7 – 8 tiếng/ngày và ngủ trước 11 giờ tối.
– Ăn uống lành mạnh, khoa học: Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein, canxi như tôm, cua, cá, hải sản,… giúp kiểm soát cơn co giật tốt hơn. Đồng thời bạn nên hạn chế uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bởi chúng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới giấc ngủ mà còn khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn. Ăn quá no hoặc uống nhiều nước vào ban đêm cũng có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
– Kiểm tra lại những thuốc bạn đang sử dụng: Trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng rối loạn giấc ngủ khi dùng thuốc chống động kinh. Nếu thuốc là nguyên nhân, bác sĩ có thể xem xét thay đổi thuốc khác phù hợp hơn.
– Giảm căng thẳng trước khi ngủ: Căng thẳng là tác nhân gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến tần số, mức độ cơn co giật. Do vậy bạn nên giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc yêu thích và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng,… để tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm lý.
– Chuẩn bị phòng ngủ thoải mái: Phòng ngủ thông thoáng, tránh tiếng ồn, bớt ánh sáng sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn.
– Sử dụng thảo dược tự nhiên: Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta được xem là giải pháp an toàn, lành tính cho những người bệnh động kinh kèm rối loạn giấc ngủ. Với thành phần là bộ đôi thảo dược An tức hương, Câu đằng, cốm Egaruta có tác dụng an thần, trấn kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, giảm căng thẳng lo âu, nhờ đó cải thiện cơn co giật, động kinh và góp phần giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn, hạn chế trằn trọc, mộng mị thức giấc giữa đêm.
Đã có nhiều người bệnh động kinh cải thiện tích cực nhờ áp dụng giải pháp thảo dược này. Cùng lắng nghe chia sẻ của chú Hệ (Bạc Liêu) để hiểu hơn về lợi ích của cốm Egaruta với bệnh động kinh kèm rối loạn giấc ngủ:
Kinh nghiệm trị cơn co giật, mất ngủ, mệt mỏi,… do động kinh
Giấc ngủ là một phần tất yếu của cuộc sống và đặc biệt quan trọng với người bệnh động kinh, bởi bất cứ vấn đề nào về giấc ngủ đều có thể ảnh hưởng đến tần số, mức độ cơn co giật. Do vậy, sớm nhận biết tình trạng này và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp là cách tốt nhất để thoát khỏi nó và kiểm soát bệnh động kinh tốt hơn.
Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội, đã có trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm về tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, đặc biệt là trong các bệnh lý chuyên khoa sâu về hệ thần kinh, não bộ.