Động kinh là một trong những bệnh liên quan đến sự rối loạn thần kinh khá phổ biến. Nó ảnh hưởng tới 1% dân số tại Hoa Kỳ, trong đó hơn một triệu phụ nữ và trẻ em gái có biểu hiện co giật. Điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ, cần có những lưu ý nhất định bởi các cơn co giật cũng như các loại thuốc điều trị bệnh đều có ảnh hưởng nhất định tới quá trình mang thai, sinh con và những vấn đề về nội tiết của cơ thể.
Thuốc điều trị động kinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
Hoạt tính của các thuốc tránh thai đường uống có thể bị ảnh hưởng khi dùng cùng với thuốc chống động kinh. Do đó, trong những trường hợp chưa sẵn sàng cho việc mang thai hoặc để tránh mang thai ngoài ý muốn, phụ nữ bị động kinh nên nói chuyện của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những cách ngừa thai khác an toàn và hiệu quả hơn.
Đồng thời, nhiều loại thuốc động kinh cũng có thể làm giảm lượng vitamin thiết yếu của cơ thể. Chính vì vậy, phụ nữ bị động kinh và đang trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung các vitamin, axit folic hàng ngày, đồng thời thực hiện một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.
Thuốc chống động kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi
Một số loại thuốc chống co giật có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ như: khiếm khuyết ống thần kinh, chậm phát triển về trí tuệ, bệnh tim bẩm sinh…Tuy nhiên, phụ nữ bị bệnh động kinh vẫn có thể sinh con không có khuyết tật, không mắc bệnh động kinh và khỏe mạnh bình như những trẻ khác nếu họ được chăm sóc tốt trước khi sinh. Vì vậy điều quan trọng nhất là: nếu có ý định sinh con, bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý khác trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, họ cũng cần tự chuẩn bị cho mình những kiến thức nhất định để đảm bảo an toàn cho bản thân, thai nhi và chăm sóc tốt nhất cho trẻ sau khi ra đời.
Thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Điều trị co giật, động kinh không hề dễ, nhất là khi người bệnh là phụ nữ có thai, bởi động kinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả mẹ và thai nhi. Hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn giải pháp phòng và hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
Thông thường, các bác sĩ sẽ cân nhắc để giảm liều hoặc dừng tạm thời thuốc chống động kinh cho phụ nữ trước khi họ có ý định mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã kiểm soát tốt các cơn co giật. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn, phụ nữ không nên dừng thuốc chống động kinh. Bởi vì việc này thường dẫn đến cơn co giật xuất hiện nhiều hơn gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Số lượng các cơn co giật ở phụ nữ bị động kinh khi mang thai thường thay đổi
Số lượng các cơn co giật thường thay đổi nhiều trong quá trình mang thai, một số người các cơn co giật tăng lên nhưng một số khác lại ít đi. Người bệnh cần kiểm soát tốt các cơn co giật trong trong giai đoạn mang thai đặc biệt là khi thai nhi phát triển lớn hơn. Cơn co giật xảy ra trong giai đoạn này có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như: sảy thai, tiền sản giật, sinh non… Trong những tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Bởi vì ở khoảng thời gian gần sinh, nồng độ thuốc trong máu sẽ giảm dần và đạt mức thấp nhất, làm cho cơn co giật dễ xảy ra hơn.
Cơn co giật xảy ra khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé
Phụ nữ bị động kinh vẫn có thể sinh nở giống như những phụ nữ bình thường khác
Phụ nữ bị động kinh có thể sinh nở bình thường nếu không có bất thường về âm đạo. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sỹ vẫn có thể chỉ định sinh mổ. Khi cơn co giật xảy gần với thời gian sinh có thể gây nhiều nguy cơ, việc mổ lấy thai thường được thực hiện để tránh ảnh hưởng xấu tới cho mẹ và em bé.
Thuốc chống động kinh có thể qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé
Những phụ nữ uống thuốc động kinh có thể cho con bú. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến trẻ ngủ nhiều hơn. Nếu xảy ra tình trạng này, nên ngừng cho bé bú và trao đổi lại với bác sỹ để có những lời khuyên hữu ích nhất.
Tần suất và mức độ các cơn co giật bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố nữ
Rất nhiều phụ nữ cho biết tần suất các cơn động kinh gia tăng ở một thời điểm nào đó trong chu kỳ kinh nguyệt, thường là trước hoặc sau ngày có kinh khoảng một tuần.Những thay đổi về nội tiết tố (estrogen và progesterone) trong chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân của hầu hết các thay đổi về tần số và mức độ các cơn động kinh.
Duy Khánh
Trích nguồn:
https://my.clevelandclinic.org/services/neurological_institute/epilepsy/diseases-conditions/hic-epilepsy-womens-issues
http://www.epilepsy.com/learn/triggers-seizures/menstruation
———————————————————-