Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em ( ADHD – Attention-deficit hyperactivity disorder) là một rối loạn có tính chất tâm lý, khởi phát sớm và kéo dài. Các biểu hiện của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường là: quá hiếu động, hành vi khó kiểm soát, khả năng tập trung chú ý kém dẫn đến hạn chế trong học tập, sinh hoạt hàng ngày và các mối quan hệ xã hội. ADHD thường xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ thông thường là 5 năm đầu tiên của cuộc đời và thường được chẩn đoán phát hiện ở lứa tuổi 4-6.
Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý.
Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên có thể do mốt số nguyên nhân chính sau:
– Trong thời kỳ mang thai, người mẹ tiếp xúc với các độc chất : Những chất làm giảm sản xuất dopamin ở trẻ như rượu, ma túy, thuốc lá hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen…dẫn đến nguy cơ trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý rất cao.
– Tai biến lúc sinh: trẻ đẻ thiếu tháng, bị ngạt lúc sinh, đỡ đẻ bằng forcep… làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
– Di truyền: Nếu trong gia đình có ít nhất một thành viên mắc chứng này thì đa số những trẻ em sẽ bị di truyền. Cụ thể hơn 1/3 số người đàn ông bị chứng tăng động giảm chú ý khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.
– Rối loạn tâm lý: như rối loạn tâm thần, trẻ bị cưỡng bức hay lạm dụng tình dục, sống trong trạng thái lo lắng, bố mẹ ly hôn.
– Ngoài ra còn một số nguyên nhân: chấn thương đầu, hệ thần kinh trung ương bị nhiễm trùng, trẻ ngủ hay ngáy, hoặc trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý
Có thể bạn quan tâm:
Điều trị rối loạn tăng động ở đâu?
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Bạn đã hiểu đúng về rối loạn tăng động?
Hậu quả của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể mắc thêm các chứng sau:
– Trầm cảm: trẻ bị ADHD rất dễ bị trầm cảm, đặc biệt là với những đứa trẻ bị ADHD di truyền.
– Thiếu tự tin: trẻ luôn tự ti, không thích nghi được với môi trường, học tập và cuộc sống hàng ngày.
– Hội chứng Tourette: biểu hiện bằng tật giật cơ, với những cử động không tự ý, đây là những rối loạn thần kinh.
– Rối loạn lo âu: trẻ luôn cảm thấy lo lắng, kèm theo nóng nảy, nhịp tim nhanh, thở nhanh.
– Khó tiếp thu trong học tập: theo thống kê có khoảng 20% trẻ mắc chứng ADHD không thể tiếp thu trong vấn đề học tập và cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt cho những đứa trẻ này.
Phòng ngừa bệnh tăng động cho trẻ bằng cách nào?
Nguyên nhân gây ra chứng tăng động giảm chú ý đến nay vẫn chưa rõ ràng nên rất khó có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, nên phòng tránh không cho trẻ bị chấn thương vào đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương. Không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng. Mặt khác, người mẹ khi mang thai cần phải chú ý không được hút thuốc, uống rượu, dùng chất ma túy, cần tránh tiếp xúc với những chất độc trong môi trường như khói than, khí đốt rác thải, khói hương…
Phòng ngừa hậu quả của rối loạn tăng động như thế nào?
Vai trò của GABA
GABA là chất truyền dẫn thần kinh thuộc nhóm các axit amin, có tác dụng ức chế tại hơn 90% các xi-náp. GABA đóng vai trò chính trong việc giảm bớt sự hoạt động của các nơ-ron thần kinh và ức chế sự lan truyền của các tế bào dẫn truyền. Cùng với niacinamide va inositol, GABA ngăn căn cản các truyền dẫn căng thẳng và bất an đến vung thần kinh trung ương bằng việc chiếm giữ các vùng tiếp nhận tin các tế bào này, khống chế các vùng tiếp nhận tin, vì thế GABA giúp cho cơ thể được thư giãn, an thần. GABA được xem là liều thuốc an thần tự nhiên giúp thư giãn thần kinh và ngủ ngon. Vậy vai trò của GABA gồm:
– Giúp có giấc ngủ ngon và sâu hơn
– Điều trị chứng mất tự chủ tạm thời
– Giảm trầm cảm
– Giúp giảm các triệu chứng ADHD
– Rối loạn tăng động giảm chú ý
– Giảm rối loạn lo âu
– Giảm các biểu hiện giật cơ và những cử động không tự ý trong Hội chứng Tourette.
Sản phẩm chứa GABA tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hậu quả của chứng ADHD
Các nghiên cứu cho thấy nhiều loại thuốc chủ vận GABA tổng hợp có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng chức năng gan và gây nghiện nhưng việc bổ sung GABA tự nhiên lại không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Để khai thác tối đa tác dụng của GABA tự nhiên, hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm kết hợp GABA tự nhiên với các dược liệu khác như An tức hương, câu đằng, magnesi clorid, taurine giúp ổn định điện thế màng tế bào, ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp cơ thể được thư giãn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu việc kết hợp với các sản phẩm này có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hậu quả của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Bổ sung GABA giúp giảm triệu chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy gọi điện hoặc Zalo cho chúng tôi qua số 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn giải pháp giúp điều tăng động giảm chú ý tối ưu.
DS. Khánh Huyền
—————————————–
Thông tin TP BVSK cốm Egaruta – Giải pháp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả.
Chào anh,
Cháu bị co giật trong vòng 2 phút khi đang ngủ, vậy tình trạng này xảy ra có thường xuyên không? Cháu có bị sốt hay mắc bệnh nào khác kèm theo không? Và ngoài co giật cháu có biểu hiện gì khác lạ nữa không? Với dữ liệu bạn kể thì chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định nào cả. Tuy nhiên cháu cũng đã được khám và theo dõi điều trị tại bệnh viện rồi thì gia đình nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị nhé. Gia đình cũng không nên quá lo lắng vì trẻ bị co giật không do nguyên nhân nào cả và trẻ cũng sẽ hết khi lớn lên, khi mà hệ thần kinh phát triển hoàn thiện. Nếu có thắc mắc gì thì anh có thể gọi điện đến số máy 09 6262 0043 để được giải đáp nhé!
Con toi bi co giat Khi nam ngu trong 2phut la het tou ko biet lm sao hien dang nam o benh vien nhi dong 2 tp hcm rat mong cac chuyen gia giup toi nhanh chong tim ra bien phap va dieu tri nhanh chong cho con toi het bienh xin cam oi nhieu