Lựa chọn đầu tay trong điều trị động kinh, đó là dùng thuốc. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp uống thuốc đến cả chục năm nhưng cơn co giật vẫn không thuyên giảm. Lúc này nhiều người lại muốn đi phẫu thuật não để giải quyết bệnh cho nhanh. Chỉ có điều, không phải ai cũng có thể mổ được. Thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích, rủi ro và những điều cần lưu ý về phương pháp điều trị này.
Khi nào người bệnh động kinh được chỉ định phẫu thuật?
Phẫu thuật động kinh là giải pháp “cứu cánh” cuối cùng khi thuốc không thể kiểm soát được cơn co giật hay chính là tình trạng động kinh kháng thuốc. Mục tiêu trong phẫu thuật là giúp người bệnh hạn chế hoặc loại bỏ cơn co giật mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp sau:
– Người bệnh đã xác định được vị trí vùng não bộ, nơi khởi phát những cơn co giật, động kinh là: u não hay các dị dạng mạch máu não nông,….
– Khu vực não bộ bị loại bỏ không gây ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản như ngôn ngữ, trí nhớ, thị giác hoặc chuyển động.
Phẫu thuật được áp dụng khi đã xác định vùng não bộ tổn thương gây động kinh
Nếu bạn và người thân không may gặp tình trạng động kinh kháng thuốc và không biết nên điều trị sao cho hiệu quả, hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo tới số 0962.620.043 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Các loại phẫu thuật phổ biến trong điều trị động kinh
Tùy vào vùng não gây cơn co giật, động kinh và độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau, bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ vùng não gây cơn co giật
Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất, phù hợp với những trường hợp vùng não khởi phát cơn co giật có kích thước nhỏ (bé hơn một quả bóng golf). Đó có thể là vị trí của các khối u, chấn thương não hoặc dị tật nằm trong các khu vực thùy thái dương, thùy trán, hoặc thùy chẩm. Trong đó, cắt bỏ một phần thùy thái dương thường đạt tỷ lệ thành công cao nhất, hiệu quả kiểm soát cơn lên tới 85%. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh sau phẫu thuật vẫn phải dùng thuốc chống co giật nhưng với liều thấp hơn.
Phẫu thuật bằng laser (LITT)
Phẫu thuật bằng laser là phương pháp ít xâm lấn, bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) để khoanh vùng não bộ bị tổn thương và dùng năng lượng tia laser để phá hủy một phần nhỏ các mô não. Phương pháp này thường được áp dụng với động kinh cục bộ kháng thuốc có những tổn thương nhỏ trên não như: động kinh do mô sẹo ở thùy thái dương,…
Phẫu thuật loại bỏ bán cầu não
Bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ bán cầu não hoặc chỉ ngắt kết nối của nó với hệ thần kinh. Hiệu quả có thể đạt trên 80%, tuy nhiên hầu như chỉ sử dụng ở trẻ nhỏ bị co giật, động kinh bắt nguồn từ nhiều vị trí khác nhau trên một bán cầu não.
Phẫu thuật loại bỏ bán cầu não giúp 80% người bệnh kiểm soát cơn động kinh
Phẫu thuật ngắt kết nối thần kinh
Áp dụng với người bệnh động kinh toàn thể nghiêm trọng, phương pháp này không giúp ngăn chặn cơn co giật mà chỉ làm giảm mức độ cơn bằng cách cắt các sợi dây thần kinh nối giữa hai bên bán cầu não để ngăn chặn sự lan truyền của các tín hiệu điện.
Phẫu thuật cắt bỏ nhiều vùng dưới da (MST)
Phương pháp này rất hiếm gặp, chỉ áp dụng trên những người bệnh có cơn co giật kéo dài, mức độ nặng, lặp lại nhiều lần và không thể loại bỏ vùng não bộ bị tổn thương một cách an toàn. Bác sĩ sẽ mở hộp sọ và thực hiện một loạt các vết cắt nông ngay bên dưới lớp màng mỏng bao quanh bề mặt não. Điều này sẽ làm gián đoạn sự lây lan của các tín hiệu điện trong não bộ và ngăn chặn cơn co giật.
Cấy ghép các thiết bị kích thích dây thần kinh
Hiện nay có 3 phương pháp kích thích thần kinh được chỉ định trong điều trị động kinh bao gồm:
Kích thích thần kinh phế vị (VNS)
Áp dụng với động kinh cục bộ khi không thể phẫu thuật mổ mở não. Một máy phát điện nhỏ sẽ được cấy dưới da ngực và phát những tín hiệu điện theo lịch trình định sẵn để kích thích dây thần kinh phế vị, nhờ đó giảm tần số, mức độ cơn co giật.
Kích thích thần kinh phế vị áp dụng với người bệnh động kinh không thể phẫu thuật não
Kích thích thần kinh đáp ứng (RNS)
Một máy phát điện được cấy vào hộp sọ – nơi khởi phát cơn co giật và trực tiếp ghi lại hoạt động của não cũng như kích thích hệ thần kinh để ngăn chặn cơn co giật tái phát.
Kích thích não sâu (DBS)
Bác sĩ sẽ cấy một điện cực não qua lỗ nhỏ được tạo ra trong hộp sọ và kết nối với máy phát điện đặt ngay dưới lớp da ngực. Bộ thiết bị này sẽ phát tín hiệu điện vào sâu bên trong não để ngăn chặn các cơn co giật.
Rủi ro thường gặp trong phẫu thuật điều trị động kinh
Mặc dù phẫu thuật não có thể đem lại những lợi ích tiềm năng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhưng nó cũng liên quan đến những rủi ro nghiêm trọng chẳng hạn như:
– Suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ của ngưởi bệnh như nói, đọc, viết…
Thực tế, mỗi loại phẫu thuật khác nhau sẽ liên quan đến các rủi ro khác nhau. Ví dụ như: phẫu thuật cắt bán cầu não có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn hoặc chuyển động của người bệnh. Loại bỏ một thùy cụ thể có thể gây ra vấn đề về ngôn ngữ hoặc trí nhớ. Trong khi đó phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dây thần kinh kết nối giữa hai bán cầu não có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.
Thực trạng việc áp dụng phẫu thuật não điều trị động kinh tại Việt Nam
Không phải người bệnh động kinh nào cũng phù hợp với phẫu thuật, chưa kể đến những biến chứng có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của họ. Bởi vậy, phẫu thuật không phải lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị động kinh. Tuy nhiên, đây lại là giải pháp có thể cân nhắc thực hiện cho những người bệnh động kinh kháng thuốc – khi mà họ đã phải tăng liều, kết hợp 2 -3 loại thuốc nhưng vẫn không thể kiểm soát được cơn co giật.
Phẫu thuật điều trị động kinh đã được áp dụng từ lâu trên thế giới, nhưng vì rất nhiều biến chứng hậu phẫu có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh sau này nên ở Việt Nam, các bác sĩ cũng hết sức thận trọng và không sử dụng rộng rãi phương pháp này. Cho tới nay, chỉ có một số bệnh viện đã từng tiến hành phẫu thuật điều trị động kinh cho khoảng 50 trường hợp, bao gồm: Bệnh viện Nhi Trung Ương (Hà Nội), bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM)…
Tại Việt Nam phẫu thuật não điều trị động kinh chưa được áp dụng rộng rãi
Giải pháp giúp kiểm soát bệnh động kinh hiệu quả, tránh nguy cơ phẫu thuật
Thuốc tây y luôn là yếu tố cần thiết trong điều trị co giật, động kinh, tuy nhiên, các thuốc tổng hợp hóa dược đều tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ, nhẹ thì gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng, đau đầu, mất ngủ… nặng thì gây suy giảm chức năng gan, thận, hệ thần kinh, nhất là khi phải sử dụng lâu dài.
Vậy nên, hiện nay các nhà khoa học đang hướng đến việc kết hợp với các sản phẩm từ thảo dược như cốm Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, cốm Egaruta giúp người bệnh giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ do phải tăng liều thuốc. Hiệu quả được đánh giá cao hơn nhiều so với việc dùng thuốc tây y đơn độc và đáp ứng tốt với dạng động kinh kháng thuốc.
Từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được hàng ngàn người bệnh lựa chọn sử dụng. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Kinh nghiệm điều trị co giật, động kinh hiệu quả chỉ sau vài tháng
Trong điều trị động kinh, muốn giảm cơn co giật, ngoài việc dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn, người bệnh cần chú ý thêm về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Hi vọng rằng, với sự phát triển của y học hiện đại, sẽ có thêm nhiều người bệnh động kinh lựa chọn được cho mình giải pháp phù hợp để kiểm soát tốt cơn co giật của mình, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường như bao người khác.