Mang thai là một giai đoạn khó khăn nhưng cũng rất hạnh phúc của người phụ nữ. Để thực hiện thiên chức làm mẹ, rất nhiều điều mẹ bầu cần thận trọng trong thai kỳ để đảm bảo em bé phát triển tốt, sinh ra lành lặn và mạnh khoẻ. Riêng với những người phụ nữ mắc bệnh động kinh, họ cần phải lưu ý hơn nhiều để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cả mẹ và con.
1. Nhận biết bệnh động kinh và những cơn co giật
Động kinh là một căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng ở Anh, con số người mắc bệnh động kinh đã lên đến khoảng 600.000 người. Đây là một căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường khởi phát từ khi người mắc bệnh còn là một đứa trẻ, với triệu chứng đặc trưng là các cơn co giật lặp đi lặp lại.
Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh là do sự bất thường trong hoạt động điện não của các tế bào thần kinh não bộ, khiến cơ thể cử động một cách không kiểm soát được (gây cơn co giật) và có thể bị bất tỉnh trong thời gian ngắn.
2. Khi mắc bệnh động kinh, nên lập kế hoạch trước khi mang thai
Phụ nữ mắc bệnh động kinh cần chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai
Nếu chị em đang dùng thuốc chống động kinh (AED) và mong muốn sinh con, chị em nhất thiết cần phải tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai và dùng AED đúng chỉ định cho đến khi thông báo với bác sỹ về kế hoạch có thai của mình. Khi mang thai, loại, liều lượng AED cần được điều chỉnh, và điều này chỉ có thể được thực hiện dưới sự khuyến cáo và giám sát của bác sỹ điều trị.
Một số loại thuốc điều trị động kinh có thể khiến cho sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng. Ngược lại, bỏ thuốc hay tự ý giảm liều có thể gây ra nguy cơ co giật không kiểm soát trong thai kỳ.Vì vậy, sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai bằng cách tham khảo bác sỹ chuyên khoa thần kinh để có thay đổi trong sử dụng thuốc là điều tối quan trọng trước khi bạn quyết định mang thai.
Khi bạn mắc bệnh động kinh mạn tính, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về việc lựa chọn thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Cốm Egaruta với các nguồn gốc từ tự nhiên giúp làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật do bệnh động kinh gây ra, là giải pháp an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962620043 để được hỗ trợ tư vấn.
3. Diễn tiến của bệnh động kinh trong giai đoạn thai kỳ
Các chuyên gia thần kinh hiểu rằng, mang thai chính là một giai đoạn đặc biệt có thể ảnh hưởng đến căn bệnh động kinh của người phụ nữ. Có nhiều phụ nữ mắc bệnh động kinh không bị ảnh hưởng, thậm chí là có sự cải thiện trong các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân phải đối mặt với những cơn co giật xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Đó là do mang thai có thể khiến chị em phụ nữ bị căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới thai nhi khi điều trị bệnh động kinh
Khi mang thai, nhiều chị em vẫn tiếp tục sử dụng thuốc chống động kinh AED để kiểm soát các cơn co giật. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chị em khi mang thai có sử dụng AED khiến thai nhi tăng nguy cơ mắc “Hội chứng bào thai phơi nhiễm với thuốc chống co giật” (FACS). Những đứa trẻ mắc hội chứng FACS có thể găp khó khăn về phát triển về thể chất hoặc trí tuệ, chẳng hạn như:
– Khả năng trí tuệ thấp
– Kỹ năng giao tiếp kém (nói và hiểu)
– Trí nhớ kém
– Rối loạn tự kỷ
– Chậm chạp trong học nói, học đi.
Ngoài ra các thuốc chống động kinh cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh trên cơ thể trẻ như nứt đốt sống, dị tật tim và hở hàm ếch.
Do đó, cho dù bạn chưa có thai hoặc có thai ngoài ý muốn, bạn đều phải đến gặp bác sỹ để được tư vấn các phương pháp điều trị thay thế an toàn. Tốt hơn hết là sự điều chỉnh thuốc điều trị nên được thực hiện trước khi mang thai, thay vì trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu bạn mang thai ngoài ý muốn trong khi vẫn đang sử dụng AED, bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc và đến khám bác sỹ điều trị ngay lập tức. Tuyệt đối không tự điều trị, không tự động ngưng sử dụng thuốc để tránh các tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm:
Sự khác biệt giữa phái mạnh và phái yếu trong bệnh động kinh
Bệnh động kinh có di truyền không?
5. Thận trọng khi sử dụng Sodium valproate (thuốc chống động kinh) khi mang thai
Trong số các thuốc điều trị động kinh (AED), nguy cơ gây hại cho em bé là cao hơn khi người mẹ sử dụng sodium valproate và khi phác đồ điều trị phối hợp từ 2 loại AED trở lên.
Nghiên cứu cho thấy trung bình cứ 100 bà bầu mắc bệnh động kinh khi mang thai có sử dụng sodium valproate, 11 người sẽ sinh con mắc các dị tật bẩm sinh trên cơ thể, và có tới 30-40 trường hợp trẻ sinh ra bị các vấn đề về thần kinh. Do đó, sodium valproate cần phải được xem xét kỹ liều lượng và sử dụng thận trọng ở phụ nữ mang thai để tránh ảnh hưởng đến em bé.
Cũng như các AED khác, nếu bạn đang sử dụng sodium valproate và có ý định mang thai, hoặc phát hiện mình có thai, bạn không nên dừng thuốc đột ngột. Thay vì thế, hãy đến khám bác sỹ ngay để thông báo về tình trạng mang thai hoặc kế hoạch của mình để được cân nhắc lại phác đồ điều trị.
6. Phụ nữ mắc bệnh động kinh cần bổ sung Acid folic
Uống AED đồng nghĩa với chị em sẽ bị giảm hấp thu một loại vitamin cần thiết cho sự hình thành và phát triển khỏe mạnh của thai nhi: Acid folic (vitamin B9). Đây là nguyên nhân tại sao phụ nữ mắc bệnh động kinh cần bổ sung acid folic liều cao mỗi ngày (5mg) ngay từ khi có ý định mang thai và duy trì cho đến ít nhất là tuần thứ 16 của thai kỳ. Viên nén 5mg acid folic phải được kê đơn bởi bác sỹ.
Nếu bạn đã có thai ngoài ý muốn, hãy uống acid folic càng sớm càng tốt. Bạn có thể uống liều thấp mua được ngoài hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sỹ (liều 400mcg) trước khi đến gặp bác sỹ và được chỉ định viên nén 5mg.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung acid folic
7. Thường xuyên khám thai khi mắc bệnh động kinh
Trước khi bạn có thai, hoặc càng sớm trong thai kỳ càng tốt, bạn cần được tư vấn bởi bác sỹ. Phụ nữ động kinh khi mang thai cần được siêu âm thường xuyên hơn để phát hiện các dị tật thai nhi nếu có. Bạn cũng có thể được xét nghiệm nồng độ của các loại thuốc chống động kinh trong máu để đảm bảo an toàn.
Mặc dù tỷ lệ xuất hiện cơn co giật trong lúc lâm bồn là rất nhỏ, phụ nữ mang thai mắc động kinh đều được khuyến cáo sinh nở ở cơ sở sản khoa có đầy đủ các trợ giúp cần thiết để đảm bảo “mẹ tròn, con vuông” trong mọi trường hợp. Do một số loại AED làm giảm khả năng đông máu của em bé, ngay sau khi sinh ra bé sẽ được tiêm 1 liều vitamin K dự phòng. Bạn cũng có thể cho con bú bình thường vì cho dù một số thuốc bài tiết vào sữa, lợi ích mà sữa mẹ mang lại vẫn luôn vượt trội so với mọi nguy cơ có thể gặp phải.
Thực hiện được tốt 7 điều lưu ý trên, bạn sẽ yên tâm mang thai và sinh con mạnh khoẻ dù vẫn đang chung sống với căn bệnh động kinh hàng ngày.
DS. Thanh Tú
Nguồn tham khảo: http://www.nhs.uk/
——————————————
Bác sĩ cho cháu hỏi khi bị bệnh như này mà vẫn đang uống thuốc thì cháu có thể mang thai được ko ạ? Và khi mang thai cháu có nên dừng thuốc ko ạ?
Chào bạn Thu,
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống co giật có thể sử dụng trong điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ mang thai. Do vậy, nếu có ý định mang thai, bạn cần đi khám, xin ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp. Dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp để hạn chế rủi ro đến mức tối đa. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những điều phụ nữ động kinh cần lưu ý khi mang thai trong bài viết trên.
Bên cạnh việc dùng thuốc tây, sau này khi đã sinh và cai sữa cho bé, bạn nên tham khảo sử dụng kết hợp cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày. Với các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, sản phẩm sẽ giúp bạn giảm tình trạng co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Mình bị động kinh khi học lớp 5, năm nay mk 21T, đk bác sĩ chỉ định dùng depakine, liều dùng là 2v/ngày,
Nhưng gần đây mk mới phát hiện mk có thai. Hiện tại mình rất lo lắng, k biết liệu thuốc này có lm ảnh hưởng tới thai nhi k.
Chào bạn Thúy,
Loại thuốc bạn đang sử dụng cũng như các loại thuốc chống động kinh khác đều có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên khi cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro, hiện nay một số loại thuốc điều trị động kinh vẫn có thể cân nhắc sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú nhưng cần tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị trực tiếp để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
Với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đi khám để xác định mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp cho bạn. Nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị, phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh, bạn không nên lo lắng quá.
Sau này khi đã sinh con và cai sữa, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên tham khảo sử dụng kết hợp cốm Egaruta – sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ phòng và điều trị cơn co giật, động kinh. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật động kinh, từ đó giảm thời gian điều trị bệnh. Đồng thời trong sản phẩm cũng chứa các thành phần bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Thực tế cho thấy rất nhiều người bệnh đã kiểm soát cơn co giật, động kinh rất tốt sau khi kiên trì sử dụng sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0962.620.043 để được hỗ trợ.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Mình bị bệnh động kinh từ hồi 11;12 tuổi. Ngày ấy cũng bị co giật liên tục nhưng 2;3 năm trở lại đây mình lại trở lại như bình thường những cơn co giật k còn xuất hiện nữa nhưng thuốc thì mình vẫn uống đều đặn. Mình muốn hỏi là như vậy là tình trạng bệnh của mình có phải đã khỏi rồi hay không có thể lập gia đình và mang bầu được không. Xin cảm ơn
Chào bạn,
Đầu tiên chúng tôi xin được chúc mừng bạn vì sau một thời gian dùng thuốc theo chỉ định, các cơn co giật ở bạn không còn tái phát. Như vậy, việc điều trị của bạn đạt kết quả khá tốt và bạn đã kiểm soát được chứng bệnh này. Theo nguyên tắc, trong quá trình dùng thuốc mà sau 2-3 năm không còn cơn co giật, bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ để giảm dần liều dùng cho đến khi dừng thuốc hoàn toàn. Bạn không nên tự ý dừng thuốc đột ngột sẽ có thể gây cơn co giật tái phát trở lại.
Người bệnh động kinh hoàn toàn có thể có một cuộc sống bình thường: lập gia đình và sinh con như những người khác. Khi có dự định sinh em bé, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ, đồng thời bổ sung acid folic, canxi đều đặn trong cả thai kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thân mến!