Những lời khuyên giúp bạn sống chung với bệnh động kinh

Các cơn co giật, động kinh khiến người bệnh dễ bị mặc cảm, sống thu mình với xã hội, thậm chí cả với người thân trong gia đình. Căn bệnh này khó có khả năng điều trị hoàn toàn nên người bệnh cần học cách sống chung để kiểm soát tối đa và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tới sức khỏe. Dưới đây là những lời khuyên từ các chuyên gia giúp người bệnh có thể làm được điều này.

Sử dụng thuốc đều đặn có ý nghĩa quan trọng với người bệnh động kinh

Người bệnh mắc bệnh động kinh cần tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nếu người bệnh quên hoặc không uống thuốc đúng giờ, khả năng cơn động kinh tái xuất hiện với mức độ và số lượng nhiều hơn là khá cao.

Người bệnh cần uống thuốc thường xuyên và đúng giờ. Tuy nhiên, việc này rất khó thực hiện, đặc biệt là với những người bệnh phải kết hợp nhiều loại thuốc trong điều trị. Một biện pháp để tránh quên thuốc là hẹn giờ điện thoại hoặc đồng hồ báo thức để nhắc nhở về thời gian dùng thuốc. Người bệnh có thể trao đổi thêm với các bác sỹ về phương pháp dùng thuốc hiệu quả.

Quên uống thuốc dễ làm cơn động kinh tái phát

Quên uống thuốc dễ làm cơn động kinh tái phát

Để tăng thêm hiệu quả điều trị khi dùng thuốc kháng động kinh, người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đặc biệt là khi chứa các hoạt chất từ An tức hươngCâu đằng. Đây là hai trong số những thảo dược quý nổi tiếng trong y học cổ truyền có khả năng an thần, trấn tĩnh thần kinh và ngăn ngừa cơn co giật, động kinh một cách an toàn và hiệu quả.

Nếu mắc bệnh động kinh cần lưu ý khi tự lái xe một mình

Cơn động kinh có thể xuất hiện bất ngờ khi người bệnh đang tham gia giao thông. Và nếu người bệnh là người điều khiển phương tiện, nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn. Do đó, người mắc bệnh động kinh nên hạn chế hoặc không nên tự lái xe tham gia giao thông, trừ khi kiểm soát tốt các cơn động kinh trong thời gian dài (tối thiểu trong vòng hai năm không bị tái phát).

Người bệnh động kinh nên lựa chọn công việc phù hợp

Người bệnh động kinh vẫn có thể tham gia lao động bình thường, trừ một số công việc đặc thù như phi công, lái xe, làm việc trên cao, làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm, nguy cơ tai nạn cao. Khi đã tìm được một công việc phù hợp, người bệnh nên thông báo cho đồng nghiệp về tình trạng bệnh của mình để nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải bệnh động kinh và đang loay hoay tìm cách trị, hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp giúp phòng và hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.


Nên trao đổi trước với nhà trường khi cho trẻ mắc động kinh đi học

Không có trường học dành riêng cho trẻ em mắc bệnh động kinh nên trẻ phải học chung với những học sinh bình thường. Trẻ bị động kinh không có thêm khuyết tật nào khác, các cơn động kinh được kiểm soát tốt hoàn toàn có thể tham gia học tập bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ nên thông báo với nhà trường, cô giáo của học sinh để tạo điều kiện cho trẻ học tập tốt hơn.

Người bệnh động kinh trong các hoạt động thể thao và giải trí

Bệnh động kinh có thể tham gia vào các môn thể thao, vui chơi như những người khác nhưng cần có khác biện pháp phòng ngừa chấn thương do va đập khi cơn động kinh xảy ra. Cần tránh những môn thể thao như tập tạ, tập thể hình, bơi lội,… có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn nếu cơn động kinh xảy đến bất ngờ.

Cần chuẩn bị những gì khi người bệnh động kinh muốn đi du lịch?

Nếu đi máy bay hành trình dài, người bệnh nên chuẩn bị đủ thuốc, mang theo cuốn sổ nhật ký ghi lại quá trình mắc bệnh của mình. Điều này sẽ giúp những người xung quanh hiểu được sức khỏe của bạn để có hướng xử lý kịp thời. Hành trình bay dài khiến người bệnh bị mệt mỏi, dễ xảy ra tình trạng co giật. Người bệnh không nên đi một mình mà phải có người đi cùng để đối phó với tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.

Không nên dùng thuốc tránh thai nếu đang mắc bệnh động kinh

Một số loại thuốc được dùng để điều trị động kinh có thể gây tương tác và làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống hoặc miếng dán, thuốc tiêm, que cấy tránh thai. Do vậy, để tránh mang thai ngoài ý muốn, người bệnh nên sử dụng các phương pháp ngừa thai khác, chẳng hạn như dùng bao cao su, đặt vòng tránh thai…

Thời kỳ mang thai ở phụ nữ động kinh cần được chăm sóc đặc biệt

Mang thai thường không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh động kinh nhưng những loại thuốc điều trị động kinh lại có thể ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh . Nếu có ý định mang thai người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ điều trị và tái khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh và phụ sản.

Trước khi mang thai, người phụ nữ sẽ phải bổ sung acid folic cho đến khi mang thai được 12 tuần. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh do thuốc kháng động kinh gây ra.

Nếu phát hiện mang thai ngoài ý muốn, người bệnh cũng không được dừng thuốc điều trị bệnh động kinh. Hãy đi khám ở chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt.

Phụ nữ động kinh muốn mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sỹ

Phụ nữ động kinh muốn mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sỹ

Những yếu tố cần tránh để ngăn cơn co giật, động kinh xuất hiện

Một số tình trạng có thể gây ra cơn co giật, động kinh mà người bệnh cần lưu ý để hạn chế cơn xuất hiện:

– Căng thẳng hay lo âu

– Uống nhiều rượu

– Thiếu ngủ mệt mỏi

– Ăn kiêng gây đường huyết thấp

Lựa chọn một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, dành nhiều thời gian để thư giãn sẽ giúp người bệnh hạn chế các cơn co giật, động kinh xuất hiện.

Người bệnh động kinh không nên giấu bệnh của mình

Mặc dù nhiều người bệnh vẫn còn tâm lý muốn giấu bệnh của mình nhưng việc thông báo cho những người xung quanh biết vẫn là điều cần thiết để nhận được sự trợ giúp tốt hơn khi cơn co giật, động kinh xảy ra.

Lưu ý để người bệnh động kinh đảm bảo an toàn trong sinh hoạt hàng ngày

Trong sinh hoạt hàng ngày, cơn động kinh xuất hiện bất ngờ trong một số trường hợp có thể khiến người bệnh gặp chấn thương nghiêm trọng. Do vậy người bệnh cần rất lưu ý với một số yếu tố như:

– Nguồn nhiệt: Người bệnh không nên dùng bếp lửa. Nên đun nóng bằng bếp từ hoặc lò vi sóng để tránh nguy cơ bị bỏng.

– Nước: Nên dùng vòi hoa sen thay cho bồn tắm để tránh nguy cơ ngạt nước khi động kinh xảy ra.

– Cầu thang: Nhà của người bệnh nên có đệm cầu thang, có tay vịn.

– Điện: Các dụng cụ dùng điện nên có bộ phận ngắt tự động khi có va chạm.

– Đồ nội thất: Mua các loại nội thất được thiết kế mềm mại không có góc cạnh sắc nhọn.

Ds. Hùng Anh

Nguồn tham khảo: http://patient.info/health/living-with-epilepsy

—–—–—–—–—–——————-

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận