Những điều người bệnh động kinh cần biết khi lập gia đình

Hầu hết người bệnh động kinh vẫn có thể lập gia đình và sinh con khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, họ có thể gặp một số vấn đề trong việc sinh hoạt vợ chồng, sinh con… và đặc biệt nếu người bệnh động kinh là nữ giới thì khi sinh con sẽ phải cẩn trọng hơn so với những người phụ nữ khỏe mạnh.

Sinh hoạt vợ chồng với người bệnh động kinh

Người bệnh động kinh dễ gặp phải một vài vấn đề trong sinh hoạt tình dục và khả năng sinh đẻ sau khi lập gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, cùng với lo lắng, căng thẳng do bệnh động kinh gây ra. Nam giới động kinh có thể bị suy giảm khả năng tình dục, có nguy cơ hiếm muộn. Nữ giới động kinh phải rất cẩn trọng trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mắc bệnh động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh

Phụ nữ mắc bệnh động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh

Khả năng sinh sản của người bệnh động kinh

Một số loại thuốc chống động kinh (AED) làm giảm việc sản xuất tinh trùng ở nam giới. Tình trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm kéo dài ở nam giới gây ra rối loạn cương dương, giảm nhu cầu tình dục. Nữ giới mắc bệnh động kinh thường có kinh nguyệt không đều hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Những yếu tố này có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam và nữ giới bị bệnh động kinh.

Trước khi có kế hoạch mang thai, người bệnh cần đi khám sàng lọc tiền hôn nhân. Vấn đề giảm số lượng tinh trùng, giảm ham muốn tình dục hay hội chứng buồng trứng đa nang… đều có thể chữa trị được. Người bệnh không được bỏ thuốc điều trị dù có gặp phải tác dụng phụ. Khi đi khám tại chuyên khoa thần kinh, bác sỹ sẽ giúp người bệnh chọn được loại thuốc thay thế phù hợp.

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng co giật, động kinh hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số0962.620.043 để được tư vấn giải pháp giúp phòng và trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.

Sàng lọc tiền hôn nhân cho người bệnh động kinh

Trước khi lập gia đình hoặc ít nhất là trước khi có ý định mang thai, người bệnh động kinh nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn. Phụ nữ mắc bệnh động kinh có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn so với những phụ nữ khỏe mạnh. Các loại thuốc điều trị động kinh khi sử dụng trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Người bệnh thường vẫn phải sử dụng những loại thuốc này trong suốt thai kỳ. Bác sỹ điều trị sẽ lựa chọn loại thuốc với liều lượng phù hợp để hạn chế tối đa tác động xấu đến thai nhi. Một số phụ nữ không muốn dùng thuốc điều trị động kinh trong thai kỳ vì lo lắng tác dụng phụ nhưng đây là quan niệm sai lầm. Cơn động kinh tái phát khi mang thai có thể khiến người bệnh và thai nhi bị thương tích, nguy hiểm hơn nhiều so với tác dụng phụ của thuốc lên trẻ.

Nếu người bệnh đã kiểm soát tốt bệnh động kinh, trong khoảng 2 – 3 năm không xuất hiện cơn động kinh nào thì có thể dừng thuốc từ từ theo chỉ định của bác sỹ.

Phụ nữ động kinh mang thai ngoài ý muốn

Trong trường hợp người bệnh không có sự chuẩn bị nhưng đã mang thai, các bác sỹ khuyến cáo như sau:

– Tiếp tục sử dụng thuốc chống động kinh theo đơn của bác sỹ

– Đến khám ngay tại bệnh viện chuyên khoa thần kinh

– Bổ sung axit folic 5mg càng sớm càng tốt để làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống, dị dạng ống thần kinh…

Bệnh động kinh có di truyền không?

Bệnh động kinh hiếm khi di truyền từ cha mẹ sang con

Bệnh động kinh hiếm khi di truyền từ cha mẹ sang con

Đa số cha mẹ mắc bệnh động kinh khi sinh ra con không bị mắc căn bệnh này. Nguy cơ chung của bệnh động kinh với trẻ em phát bệnh trước tuổi 20 là 1%. Nguy cơ này sẽ tăng lên từ 2 – 5% nếu cha hoặc mẹ của trẻ mắc bệnh động kinh.

Trẻ có có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh di truyền nếu như cha mẹ của trẻ cũng mắc bệnh động kinh di truyền từ ông bà. Trong trường hợp này, triệu chứng động kinh cũng có thể di truyền từ mẹ sang con, bao gồm bệnh xơ cứng củ não và u dây thần kinh – là những căn bệnh di truyền.

Ngưỡng co giật của bệnh động kinh

Ngưỡng co giật là khả năng đề kháng tự nhiên của não đối với các cơn co giật. Khi hoạt động điện của các tế bào não bộ vượt ngưỡng này, người bệnh sẽ lên cơn co giật. Ngưỡng co giật ở trẻ có mối liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền.

Bất kỳ ai cũng có ngưỡng co giật này nhưng mức độ cao thấp là khác nhau. Trẻ được sinh ra với ngưỡng co giật thấp di truyền từ cha mẹ sẽ có nguy cơ cao gặp phải sốt cao co giật, bệnh động kinh. Những tổn thương não do chấn thương cũng có thể khiến ngưỡng co giật của trẻ từ ngưỡng cao biến thành ngưỡng thấp, gây bệnh động kinh.

Ds. Ngọc Anh

Tham khảo: https://www.epilepsysociety.org.uk/starting-family-preconception#.WILyqFN97IW

………………………………..

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận