Người bị động kinh có nên tập thể dục?

Không ai có thể phủ nhận tác dụng của tập thể dục với sức khỏe của tất cả mọi người. Với người bệnh động kinh, tập thể dục cũng mang lại những lợi ích không nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người bệnh động kinh cũng như gia đình của họ thường có tâm lý lo sợ cơn co giật có thể xảy ra trong khi tập luyện. Trên thực tế việc này là rất hiếm khi xảy ra và điều quan trọng là người bệnh cần biết cách lựa chọn những hình thức tập luyện phù hợp để vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, lại vừa có được những lợi ích về sức khỏe.

Mối liên quan giữa tập thể dục và cơn co giật động kinh

Việc tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày ở người động kinh có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những bất thường trên điện não đồ được giảm đi trong khi tập luyện. Ngoài mang lại lợi ích về mặt thể chất, tập thể dục còn có thể mang lại sự sảng khoái, thư giãn về mặt tinh thần và chính điều này giúp làm giảm tần suất các cơn động kinh. Một báo cáo cho thấy, tập thể dục cũng giúp giảm đi sự mặc cảm và tăng khả năng hòa nhập với xã hội bất kể cơn động kinh có được kiểm soát hay không. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng chứng minh tập thể dục thường xuyên có còn giúp người bệnh động kinh giảm mất ngủ, trầm cảm, mệt mỏi do những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh động kinh và thuốc kháng động kinh gây ra.

Hầu hết các hoạt động thể chất đều an toàn với người động kinh, miễn là người bệnh tránh tập quá sức, tránh để mất nước và hạ đường huyết (đường trong máu thấp). Nếu co giật xảy ra, thường là sau khi tập thể dục khoảng 15 phút đến khoảng ba giờ sau đó.

Tập thể dục vừa sức giúp hạn chế cơn co giật, động kinh

Tập thể dục vừa sức giúp hạn chế cơn co giật, động kinh

Thuốc chống động kinh ảnh hưởng đến tập thể dục không?

Sử dụng thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất để kiểm soát cơn co giật ở người bệnh động kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất trong khi tập thể dục bao gồm:

– Gây mệt mỏi hoặc các vấn đề khác như nhìn mờ, khó tập trung, các yếu cơ hoặc phản ứng chậm hơn. Hãy khởi đầu các bài tập nhẹ nhàng sau đó nâng dần mức độ, nếu thấy những triệu chứng này thì nên dừng lại nghỉ ngơi chứ không nên cố tập tiếp.

– Tập thể dục có thể làm thay đổi nồng độ các thuốc chống động kinh trong máu. Vì vậy, những người dùng thuốc chống động kinh mà tập thể dục thường xuyên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng thích hợp nhất (đặc biệt trong thời gian mới tập).

– Thuốc chống động kinh có thể gây loãng xương. Các nghiên cứu cho thấy người bệnh động kinh có nguy cơ gãy xương cao gấp 2 lần so với người bình thường, vì vậy cần lựa chọn những bài tập không phải vận động quá mạnh.

Sử dụng kết hợp cốm Egaruta không những giúp làm giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật, mà còn đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe sau cơn động kinh. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm.


Nguyên tắc an toàn khi tập thể dục cho người động kinh

Một số nguyên tắc dưới đây có thể giúp người bệnh động kinh giữ được an toàn khi tập thể dục:

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu hình thức tập luyện mới

– Luôn dùng thuốc đều đặn đúng theo chỉ định, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc

– Uống nhiều nước hơn, ăn nhẹ sau khi luyện tập

– Không tập quá sức, ngừng việc tập luyện ngay nếu thấy mệt, choáng váng, buồn nôn hoặc mất nước

– Mang những dụng cụ bảo vệ thích hợp khi tập luyện, chẳng hạn như mũ bảo hiểm hoặc đệm đầu gối

– Thông báo cho gia đình hoặc bạn bè biết các tuyến đường đi bộ, chạy bộ hoặc địa điểm tập thể dục của bạn trước khi đi tập

– Có thể mang theo điện thoại di động để gọi cho người thân khi cần thiết

Người bệnh động kinh nên tránh bơi lội

Người bệnh động kinh nên tránh bơi lội

– Nên tránh các hình thức tập luyện thể dục thể thao liên quan tới nước, độ cao, nâng vật nặng. An toàn với nước đặc biệt quan trọng với người bệnh động kinh, bởi lẽ cơn động kinh nếu xảy ra khi người bệnh ở một mình trong môi trường nước sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng là rất cao. Trong trường hợp, phải tiếp xúc với môi trường nước (chẳng hạn như môn học bơi bắt buộc ở trường…), thì bạn nên có một số lưu ý sau:

– Cẩn trọng khi ở trong hồ bơi, sông, biển và không bao giờ nên bơi một mình

– Cùng bơi với những người biết được tình trạng sức khỏe của mình và có đủ sức khỏe để hỗ trợ bạn cũng như biết phải làm gì nếu bạn có cơn động kinh

– Bơi trong khu vực được giám sát, chẳng hạn như bơi với cứu hộ hoặc khu vực mà nhân viên cứu hộ đang ở đó

– Cho nhân viên cứu hộ biết bạn có bệnh động kinh để nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết

Tập thể dục là điều đáng làm và nên làm với tất cả mọi người và không loại trừ người bệnh động kinh để có một sức khỏe tốt. Đừng e ngại, hãy lựa chọn cho mình những bộ môn phù hợp, vừa sức và tập luyện đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ nhận được những kết quả không ngờ từ thói quen tốt này.

Phạm Thảo

Nguồn tham khảo:

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/epilepsy-and-exercise

————————————–

Bảng giá

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG – TƯ VẤN:   0962.620.0430963.048.266

Cốm EGARUTA hộp 30 gói (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận