Đặt câu hỏi trong giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp cha mẹ có thể thấu hiểu, cảm thông cho con mà đây còn là cách hữu ích để phát triển tư duy, nhận thức ở trẻ.
7 nguyên tắc “vàng” khi đặt câu hỏi cho trẻ tăng động
Đơn giản hóa nội dung câu hỏi
Cha mẹ hãy tìm những câu hỏi thật đơn giản, dễ hiểu, xoay quanh các vấn đề như cuộc sống, học tập và cảm xúc của trẻ để giúp con dễ dàng chia sẻ những mong muốn, suy nghĩ của bản thân. Chẳng hạn, kết thúc mỗi ngày bạn có thể hỏi con rằng: “Ngày hôm nay con đã làm điều gì thú vị?” hay “Con đã học được những gì, chia sẻ với mẹ được không?”. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn dễ dàng thấu hiểu và hỗ trợ tinh thần cho trẻ tăng động tốt hơn.
Cha mẹ chỉ nên đặt những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu
Chỉ đặt câu hỏi khi trẻ đã tập trung
Hãy đợi cho đến khi trẻ thực sự tập trung bạn mới đặt câu hỏi và luôn yêu cầu trẻ giao tiếp bằng mắt với mình. Trong trường hợp trẻ chưa tập trung, bạn có thể nhắc nhở và yêu cầu trẻ lắng nghe những gì bạn sắp nói.
Đặt câu hỏi ngược
Cha mẹ nên tạo thói quen đưa ra những câu hỏi ngược để kích thích khả năng tư duy của trẻ. Chẳng hạn khi con hỏi bạn “Tại sao ban ngày không nhìn thấy sao?”, bạn có thể hỏi ngược lại trẻ rằng: “Theo con thì tại sao?”. Tiếp đó, bạn lắng nghe câu trả lời của con và đưa ra đáp án chính xác giúp con hiểu rõ hơn về vấn đề đó.
Đưa ra những câu hỏi mở
Thay vì những câu hỏi “đóng” khiến trẻ chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”, cha mẹ nên đặt những câu hỏi “mở” để kéo dài cuộc trò chuyện và hiểu rõ được suy nghĩ, tâm tư của trẻ. Ví dụ: Bạn có thể hỏi con rằng: “Hôm nay con thích ăn món gì nhất để mẹ chuẩn bị cho con?” thay vì hỏi “Con có thích ăn cá không để mẹ nấu?”.
Không hối thúc trẻ
Cũng như người lớn, đôi khi trẻ tăng động giảm chú ý không có tâm trạng để nói chuyện. Những lúc này, bạn nên tôn trọng trẻ và giữ im lặng, nhưng vẫn cần phải thể hiện thái độ mong muốn có thể hỗ trợ con.
Chờ đợi phản ứng của trẻ
Trẻ có thể im lặng hoặc tỏ ra mất kiên nhẫn khi bạn dùng phần lớn thời gian của cuộc trò chuyện chỉ để giáo huấn, phê bình trẻ. Bởi vậy, khi nói hoặc hỏi bất cứ điều gì, cha mẹ hãy chờ đợi phản ứng của trẻ, đồng thời khuyến khích con thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của chính mình.
Hãy thể hiện sự tò mò
Khi trẻ trả lời, cha mẹ nên thể hiện sự tò mò của mình bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi mở như: “Tại sao con lại nghĩ thế?” hay “Ồ thế mà mẹ không biết đấy, cảm ơn con đã chia sẻ thông tin này cho mẹ”… Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng, quan tâm, từ đó thường xuyên chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình hơn.
Lắng nghe câu trả lời của trẻ
Ngoài việc thể hiện sự tò mò, cha mẹ cũng cần thật sự chú tâm, lắng nghe những gì con nói. Đồng thời nếu thấy trẻ trả lời chưa đầy đủ, bạn cần đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc bổ sung thêm thông tin, giúp trẻ hiểu rõ vấn đề hơn.
Cha mẹ cần lắng nghe câu trả lời của trẻ tăng động
Bạn đang gặp khó khăn trong việc giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý? Đừng ngần ngại hãy gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số: 0962.620.043, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn cách để trò chuyện cùng con cũng như các giải pháp điều trị chứng bệnh này hiệu quả!
20 câu hỏi mở giúp trẻ tăng động chia sẻ cảm xúc, phát triển tư duy
Việc đặt câu hỏi trong giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý rất quan trọng, không chỉ giúp trẻ có cơ hội được chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình mà đây cũng là cách để giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức tốt hơn. Dưới đây là 20 câu hỏi cha mẹ có thể tham khảo:
1. Sau này con muốn làm công việc gì?
2. Ước mơ của con là gì?
3. Nếu có 10 triệu trong tay còn sẽ làm gì?
4. Con muốn gia đình sẽ làm điều gì thường xuyên hơn?
5. Điều gì khiến con thất vọng nhất từ trước tới nay?
6. Con đã làm gì vui trong ngày hôm nay?
7. Con học được những gì sau buổi học này?
8. Con thích ăn món gì nhất?
9. Có điều gì mà bố mẹ làm khiến con cảm thấy đặc biệt?
10. Nếu được nghỉ học một ngày, con sẽ dùng thời gian đó làm gì?
11. Khoảnh khắc mà con tự hào nhất từ trước đến nay là gì?
12. Con muốn làm gì vào ngày sinh nhật sắp tới của mình?
13. Môn học mà con yêu thích nhất là gì?
14. Trong lớp con thích chơi với bạn nào nhất?
15. Con ghét nhất là làm việc gì trong nhà?
16. Con thích nhất là loại động vật nào?
17. Con muốn trang trí phòng ngủ của mình như thế nào?
18. Điều gì ở anh/chị/em mà con cảm thấy khó chịu?
19. Con thích làm điều gì nhất?
20. Nếu được lựa chọn, con muốn đi chơi ở đâu?
…..
Ngoài ra, để trẻ có thể cởi mở chia sẻ, cha mẹ hãy biến cuộc trò chuyện thành một trò chơi thú vị. Chẳng hạn, cha mẹ có thể tổ chức trò chơi bốc thăm các câu hỏi ngẫu nhiên và phải trả lời thật lòng. Cha mẹ chơi trước làm mẫu và chia sẻ với con để trẻ làm theo.
Đồng thời việc lựa chọn thời điểm để trò chuyện hay đặt câu hỏi cho trẻ tăng động giảm chú ý cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên chọn thời điểm cuối ngày, hay buổi tối trước khi đi ngủ để dành thời gian cùng con chia sẻ về cuộc sống. Cuối cùng cha mẹ đừng bao giờ quên cho con biết rằng mình luôn yêu thương, quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ khi con cần.
“Bật mí” giải pháp giúp trẻ cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả
Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ tăng động là vô cùng trọng để cha mẹ có thể thấu hiểu tâm tư, tình cảm hay những khó khăn mà trẻ đăng gặp phải, từ đó cùng con vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp hợp cùng cốm Egaruta để giúp trẻ mau chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc và sớm thoát khỏi chứng tăng động giảm chú ý này.
Với sự kết hợp hoàn hảo từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, giúp trẻ giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, nâng cao sự tập trung chú ý và cải thiện tư duy, ghi nhớ tốt hơn.
Hiệu quả của sản phẩm cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Trong đó Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cũng có những nhận định tích cực như sau:
Đánh giá của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta
Sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã dần khẳng định vị thế hàng đầu trong các dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Sản phẩm được đông đảo phụ huynh tin tưởng, lựa chọn cho con sử dụng và phản hồi cải thiện hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Chia sẻ bí kíp giúp con bớt tăng động, tập trung, chú ý học hành tốt hơn
Hi vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã tìm được cách giao tiếp khéo léo và có thêm kĩ năng đặt câu hỏi cho trẻ tăng động để có thể gắn kết tình cảm gia đình cũng như hiểu con nhiều hơn.
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh