Mang thai là một trải nghiệm hạnh phúc nhưng cũng chứa không ít thử thách, gian nan của người phụ nữ. So với phụ nữ khỏe mạnh thì phụ nữ mắc bệnh động kinh khi mang thai đúng là “thập phần gian khổ”. “Liệu em bé có bị ảnh hưởng hay không? Tôi có nguy cơ gì trong thai kỳ hay không?” – Đó là nỗi lo lắng của hầu hết bà bầu phải sống chung với bệnh động kinh.
Phụ nữ mắc động kinh có thể mang thai
Thật may là bệnh động kinh không cướp đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Thực tế cho thấy hầu hết những phụ nữ mắc căn bệnh này đều có thể mang thai và sinh con bình thường, trên 90% mẹ bầu bị động kinh có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh động kinh của người mẹ sẽ khiến em bé phải đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn một chút. Nguyên nhân có thể là do di truyền, thai nhi bị chấn thương khi người mẹ lên cơn động kinh hoặc bị ảnh hưởng bởi các thuốc chống động kinh.
Phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai và làm mẹ như bao người phụ nữ khác
Xem thêm:
Bệnh động kinh và hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh
Tổng quan về hội chứng động kinh ở trẻ sơ sinh
Động kinh giai đoạn thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh
Bất kỳ bà bầu nào, dù là khỏe mạnh hay bị động kinh, đều có nguy cơ sinh con bị di tật hoặc khuyết tật bẩm sinh. Nguy cơ này không cao, còn được gọi là nguy cơ “nền”.
Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể xuất hiện ngay từ khi trẻ vừa chào đời, do quá trình phát triển của thai nhi trong tử cung bị ảnh hưởng. Có nhiều loại dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể và do các nguyên nhân không giống nhau.
Dị tật bẩm sinh có thể được phân loại thành dị tật nhẹ và dị tật nghiêm trọng. Trẻ bị dị tật nhẹ không phải phẫu thuật, chẳng hạn như ngón tay/ngón chân nhỏ hoặc hai mắt nằm cách xa nhau.
Trẻ bị dị tật nghiêm trọng phải cần đến phẫu thuật để khắc phục, chẳng hạn dị tật tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch (hở vòm miệng), khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống…). Đôi khi, tứ chi hoặc khuôn mặt của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nếu bạn đang mang thai, cần tránh uống rượu, hút thuốc lá, và sử dụng các chất kích thích để làm giảm tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh. Không tự ý uống thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sỹ. Các chất này có thể đi vào bào thai thông qua máu của người mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Thuốc chống động kinh (AED) và nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ
Bà bầu bị động kinh có nguy cơ sinh con dị tật nghiêm trọng cao hơn một chút so với bà bầu khỏe mạnh. Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi là thuốc chống động kinh sử dụng trong quá trình mang thai. Nguy cơ tăng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào loại thuốc chống động kinh và liều lượng sử dụng: – Nguy cơ sinh con bị dị tật nghiêm trọng ở phụ nữ nói chung là 1 – 2%, tức là trong 100 ca sinh nở thì có 1 đến 2 ca.
– Tỷ lệ này ở nhóm bà bầu bị động kinh không uống thuốc chống động kinh (AED) là 3%, do yếu tố di truyền hoặc chấn thương trong cơn động kinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
– Ở nhóm bà bầu bị động kinh có uống AED, tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật nghiêm trọng là cao nhất, từ 4 – 9%.
Mỗi loại AED khác nhau có nguy cơ khác nhau. Nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn nếu bà bầu uống AED với liều lượng cao hoặc uống nhiều hơn một loại AED. Nghiên cứu về các loại thuốc chống động kinh cho thấy:
– Thuốc sodium valproate (Epilim) có nguy cơ cao hơn hơn các AED khác, đặc biệt là khi uống nhiều hơn 1.000 mg/ngày.
– Thuốc carbamazepine (Tegretol) và lamotrigine (Lamictal) có nguy cơ thấp nhất, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.
Mặc dù vậy, những con số thống kê này không nói lên nguy cơ sinh con bị dị tật ở từng cá nhân cụ thể. Nhiều yếu tố khác cũng góp phần quyết định nguy cơ này như: Loại động kinh, liều lượng AED và các thuốc điều trị bệnh khác.
Nếu ngưng sử dụng AED, các cơn co giật sẽ xuất hiện dày đặc hơn hoặc nghiêm trọng hơn. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề cho bà bầu và thai nhi hơn là các rủi ro do sử dụng thuốc AED. Vì thế, bà bầu cần tham vấn bác sỹ thật kỹ để chọn lựa loại thuốc chống động kinh an toàn nhất.
Sử dụng thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ
Khi bạn mắc bệnh động kinh mạn tính, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về việc lựa chọn thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Cốm Egaruta với các nguồn gốc từ tự nhiên giúp làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật do bệnh động kinh gây ra, là giải pháp an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số máy 0962620043 để được hỗ trợ tư vấn.
Hội chứng bào thai phơi nhiễm với thuốc chống co giật, động kinh (Fetal anti-convulsant syndrome – FACS)
Một số thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau khi được sinh ra, được gọi là hội chứng bào thai phơi nhiễm với thuốc chống co giật (FACS). FACS có thể ảnh hưởng đến trẻ khi lớn lên, biểu hiện bằng chậm phát triển ngôn ngữ, lời nói hoặc gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội, ghi nhớ và tập trung. Nguy cơ FACS cao hơn nếu bà bầu uống thuốc chống động kinh sodium valproate, trẻ thường không được chẩn đoán mắc hội chứng này cho tới khi đi học (các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và rõ ràng hơn).
Phụ nữ bị động kinh cần bổ sung acid folic khi mang thai
Acid folic (vitamin B9) giúp cột sống được hình thành và phát triển khỏe mạnh. Bổ sung acid folic trong thời kỳ mang thai giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Một số loại thuốc chống động kinh AED làm giảm nồng độ acid folic trong cơ thể do ức chế hấp thu loại vitamin có lợi này. Phụ nữ thiếu acid folic trong khi mang thai có thể sinh con bị dị tật ống thần kinh (chẳng hạn như tật nứt đốt sống). Người lớn thiếu acid folic sẽ thiếu bạch cầu và tổn thương thần kinh ngoại biên. Thiếu acid folic cũng là nguyên nhân khiến cho nguy cơ tim mạch tăng cao.
Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung 0.4 ug (400 micrograms) acid folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh động kinh, liều lượng acid folic cần dùng là cao hơn nhiều (5 mg/ngày), bắt đầu từ khi chị em có ý định mang thai và tiếp tục cho đến 16 tuần đầu của thai kỳ. Trong một số trường hợp bác sỹ khuyến cáo duy trì liều cao acid folic này trong suốt thai kỳ để đề phòng dị tật ống thần kinh cho em bé.
Bổ sung acid folic trong thời kỳ mang thai giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh
Để sinh có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu mắc động kinh cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng và thường xuyên thăm khám bác sỹ để xử trí kịp thời các vấn đề bất thường. Nếu kiểm soát tốt bệnh động kinh, bạn có thể sinh con khỏe mạnh bình thường như bao người phụ nữ khác.
DS. Thanh Tú
Tham khảo:
http://www.medscape.com/
http://www.epilepsysociety.org.uk/
http://www.autism.org.uk/
————————————
Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, GABA:
TP BVSK cốm Egaruta là sản phẩm chuyên biệt giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị co giật, động kinh
Chào bác sĩ e bị co giật đã 6n rồi ạ. E duy trì uống tgretol ngày 2v ạ. Dạo gần đây e có bỏ thuốc từ sáng tới chiều và e đã bị co giật lại ạ. E đang mang thai được 8 tuần và được bác sĩ tư vấn thuốc ko tốt cho thai nhi lên đã chuyển qua dùng yafort nhưng cơn cơ giật lại suất hiện nhiều hơn lên e quay về uống lại tegretol.Bác sĩ cho e xin ý kiến được ko ạ.
Chào bạn Mầu Thị Lan,
Mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm, việc sử dụng bất cứ một loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ hay thực phẩm đều phải lựa chọn kỹ lưỡng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mặc dù bạn có đáp ứng tốt hơn với thuốc Tegretol, tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai vì còn có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bởi vậy, bạn không nên tự ý uống Tegretol khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Hiện tại, nếu loại thuốc chống động kinh mới không giúp bạn kiểm soát tốt cơn co giật, bạn nên trao đổi với bác sĩ đang điều trị để được thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn nhằm giảm cơn và đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về thuốc Tegretol trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/tegretol-carbamazepine-thuoc-chong-co-giat-dong-kinh
Bên cạnh đó, sau này khi đã sinh con và cai sữa cho bé, bên cạnh thuốc điều trị của bác sĩ, để kiểm soát cơn co giật tốt hơn, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh động kinh như cốm Egaruta. Sản phẩm có thành phần từ thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Nếu cần hỗ trợ thêm về bệnh hoặc sản phẩm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ em bị co giật đã lâu . Bây giờ em muốn có thai . Em phải làm tn ạ . Để tránh cơn co giật sảy ra lúc đag mang thai . Xin bs tư vấn giùm em với ạ .
Chào bạn Hoa,
Đối với bệnh động kinh, sử dụng thuốc chống động kinh theo chỉ định của bác sĩ là điều bắt buộc để giảm bớt các cơn co giật. Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, việc có nên dùng thuốc không hay nên dùng loại nào, liều lượng ra sao cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đi khám để xác định mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp cho bạn. Nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị, phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh, bạn không nên lo lắng quá. Thay vào đó hãy tham khảo những hướng dẫn trong bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi hiệu quả:
https://tridongkinh.com/bai-viet/nhung-luu-y-khi-mang-thai-cua-phu-nu-mac-benh-dong-kinh
Sau này khi đã sinh con và cai sữa, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên tham khảo sử dụng kết hợp cốm Egaruta – sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ phòng và điều trị cơn co giật, động kinh. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật động kinh, từ đó giảm thời gian điều trị bệnh. Đồng thời trong sản phẩm cũng chứa các thành phần bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Thực tế cho thấy rất nhiều người bệnh đã kiểm soát cơn co giật, động kinh rất tốt sau khi kiên trì sử dụng sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0962.620.043 để được hỗ trợ.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ. Hiện tại con đang uống thuốc trileptal và agicetam. Hiện tại con đã có thai 3 tuần mà con không biết. Không biết là 2 thuốc này có ảnh hưởng tới thai nhi không? Và con có nên đổi thuốc không ạ?
Chào bạn Như Ý,
Hai loại thuốc chống động kinh hiện nay bạn đang dùng bên cạnh lợi ích cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đối với bệnh động kinh, sử dụng thuốc chống động kinh lâu dài và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ là điều bắt buộc. Do vậy, bạn nên đi tái khám để xác định mức độ bệnh hiện tại, từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc để có hướng điều trị phù hợp cho bạn, có thể là thay đổi liều dùng hoặc đổi sang loại thuốc khác.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, sau khi sinh và cai sữa cho bé, bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Đồng thời trong cốm Egaruta còn có các thành phần bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ, tăng cường sức khỏe não bộ đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm mệt mỏi sau khi xảy ra cơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Đã có nhiều người bệnh động kinh như bạn nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta kết hợp cùng thuốc tây đã kiểm soát cơn rất tốt và có cuộc sống khỏe mạnh như những người bình thường khác, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chào bác sĩ,vợ con năm nay 28t bắt đầu phát bệnh động kinh năm 2014,vợ con được bác sĩ cho uống thuốc depaskin và ngưng thuốc cách đây gần 1 năm, hiện vợ con đang mang bầu được 3thang nhưng mấy hôm nay con thấy vợ con có biểu hiện phát bệnh trở lại trong khi ngủ, đang ngủ cô ấy tỉnh dậy mắt nhìn trừng trừng vô thức, chân tay duỗi đạp, nổi da gà, diễn ra trong khoảng 30s là hết.con rất lo lắng nhưng chưa nói cho vợ con biết vì sợ cô ấy lo nghĩ. Vậy bác sĩ cho con hỏi con nên uống thuốc chống động kinh không? Và vợ con nên uống loại thuốc gì để giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc lên thai nhi. Con cảm ơn bác sĩ
Chào bạn Phùng thế toàn,
Động kinh là bệnh mạn tính rất khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu nguyên nhân xuất phát từ những tổn thương não bộ. Người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc lâu dài mới có thể kiểm soát được cơn. Và sau một thời gian cắt cơn, các biểu hiện bệnh vẫn có thể quay trở lại. Khi đó, người bệnh phải tiếp tục sử dụng thuốc điều trị. Với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đưa vợ đi khám lại để xác định chính xác mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Hiện nay có một số loại thuốc điều trị động kinh mà phụ nữ mang thai, cho con bú có thể cân nhắc sử dụng được như carbamazepine (tegretol), oxcarbamazepine (trileptal), valproate (depakin), tuy nhiên cần tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị trực tiếp để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-trong-thoi-ky-mang-thai-chi-em-can-quan-tam-nhung-gi
Nếu lên kế hoạch cũng như theo dõi trong suốt thời gian trước, trong và khi sinh, phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh, bạn không nên lo lắng quá. Sau khi đã sinh con và cai sữa, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên cho vợ sử dụng cốm Egaruta – sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ phòng và điều trị cơn co giật, động kinh. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, cơn vắng ý thức, từ đó giảm thời gian điều trị bệnh. Đồng thời trong sản phẩm cũng chứa các thành phần bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Thực tế cho thấy rất nhiều người bệnh đã kiểm soát cơn co giật, động kinh rất tốt sau khi kiên trì sử dụng sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0962.620.043 để được hỗ trợ.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Chào bs,cháu tên Thuý 26t,lúc 6t cháu có bị sốt ,co giật và bị bệnh từ khi đó,cháu đc bs cho uống thuốc phenytoin và dùng tận đến bjo,đã có lúc cháu đi khám lại và muốn đổi thuốc vì td phụ của thuốc nhưng cháu ko uống đc thuốc nào(toàn bị dị ứng…).jo cháu muốn có bé mà vẫn dùng thuốc này thì thai có bị ảnh hưởng j ko ạ?và thuốc nào thì ít ảnh huỏng đến thai nhi vậy bs?bs cho cháu xin ít lời khuyên ạ
Chào bạn Thuý,
Phenytoin là một trong số các loại thuốc chống động kinh, có tác dụng giảm kích thích của hệ thống thần kinh, qua đó kiểm soát các cơn co giật. Do qua được nhau thai nên loại thuốc này có nguy cơ gây khuyết tật thai nhi; chảy máu ở mẹ khi sinh và ở trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc rất quan trọng vì nếu không kiểm soát tốt, cơn động kinh xảy ra khi mang thai còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và bé.
Trường hợp đang có dự định mang thai, bạn nên đi khám lại và trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo để sử dụng cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày. Sản phẩm này được bào chế từ các thảo dược Câu đằng và An tức hương có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm cùng với thuốc tây y để tăng hiệu quả điều trị trong thời gian trước khi mang thai và sau khi đã cai sữa cho bé.
Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0962.620.043 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sớm có tin vui!
Chao DS. E nam nay 33t , tu nho k bi benh nhung den nam 29 tuoi e lay ck va co bau duoc 4 thang thi tu nhien phat benh, trong thoi gian co thai e k giam uong thuoc so anh huong den thai nhi, sau khi sinh xong benh van con e di kham va bat dau uong thuoc dieu tri cho den hom nay da gan 4 nam roi ma van len con co giat ?(co khi 1-2 thang len 1 con, co khi 3-6 thang len con , toan len luc 2-3h sang). DS cho e hoi benh cua e co chua khoi dk k a va bay jo e muon sinh them e be nua co anh huong j k a
Chào bạn,
Động kinh là bệnh lý rất phức tạp và rất khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Để điều trị hiệu quả, việc dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ là điều bắt buộc. Việc dùng thuốc kháng động kinh có thể cần thời gian mới kiểm soát được bệnh, do vậy bạn nên kiên trì, tránh vì nóng vội hay lo lắng vì bệnh không thuyên giảm mà dừng thuốc hay tự ý tăng giảm liều dùng. Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm làm tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm tần suất và mức độ cơn của bạn như Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần.
Bạn bị động kinh, vẫn hoàn toàn có thể mang thai và sinh con như những người phụ nữ bình thường khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung canxi, acid folic ngay từ những ngày đầu của thai kỳ để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến em bé do chứng bệnh này gây ra.
Chúc bạn sớm khỏe!
Vk chua bi dong kinh nhung ngung thuoc ko biet co anh huong gi den thai nhi hk.va benh dong kinh co chua khoi dc ko thuoc tay y va dong y thuoc nao moi chua dc
Chào bạn,
Động kinh là bệnh lý mãn tính rất khó để có thể chữa khỏi hoàn toàn. Cả Đông y và Tây y đều được cho là có thể kiểm soát được bệnh, việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào người bệnh, tuy nhiên phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc có thể phải diễn ra trong thời gian dài, vì vậy người bị động kinh cần kiên trì. Ngoài ra, cũng cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho phù hợp như tránh thức khuya lo lắng căng thẳng, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng như các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều gia vị, chất bảo quản…
Với phụ nữ mang thai, việc sử dụng hay ngừng thuốc càng phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị cũng như cần thăm khám thường xuyên bởi đây là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ, không nên tự ý dừng thuốc sẽ có thể làm cơn co giật tăng lên ảnh hưởng đến thai nhi.
Thân mến!
Chào bác sĩ, cháu bị bệnh động kinh năm 10t và vẫn duy trì thuốc đến nay. C lấy ck năm 2014 và hiếm muôn con 3 năm, trc khi lấy ck c đã tìm hiểu và thăm khám tại bv để bsi cho thay đổi thuốc để giảm nguy hiem khi mang thai, và c đc đổi thuốc từ depaskin sang keppar liều 500 ngày 2v. C vừa có tin vui đã mang thai và đi kèm là lo lăng về bệnh của mình. Khi mang thai c cảm giác thỉnh thoảng vẫn có các cơn nhẹ trong khoảng mấy chuc giây như giật binh binh trên đầu và tay khi ngủ. C rất lo lắng và thực sự ko muốn tĂng liều thêm nữa. Sợ khi bầu to hơn thì liều dùng hiện tại ko đủ. Xin bsi cho tư vấn ạh!
Chào bạn,
Có một thai kỳ khỏe mạnh là ước muốn của tất cả những người phụ nữ được ban cho thiên chức làm mẹ. Với những người bị bệnh động kinh như bạn ước muốn này càng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Chúng tôi rất hiểu cảm giác của bạn, tuy nhiên, bạn đừng nên quá lo lắng vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đúng là phụ nữ bị động kinh khi mang bầu sẽ có nhiều nguy cơ hơn một chút, tuy nhiên nếu dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, bạn sẽ giảm thiểu được các nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi. Hầu hết phụ nữ bị động kinh nếu uống thuốc đúng chỉ định và theo dõi sức khỏe định kỳ vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường. Việc dùng thuốc không phụ thuộc vào thai lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào mức độ, biểu hiện của cơn, vì vậy bạn không cần quá băn khoăn về việc bầu to hơn sẽ phải dùng thuốc nhiều hơn. Ngoài dùng thuốc điều trị, bạn nên uống bổ sung acid folic, canxi ngay từ đầu thai kỳ; nên ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng; hạn chế thức khuya và tránh lo lắng, căng thẳng để sức khỏe ổn định.
Sau này khi đã mẹ tròn con vuông, bên cạnh thuốc điều trị bạn có thể kết hợp dùng Cốm Egaruta- sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm tần suất, mức độ cơn co cứng co giật với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần để cải thiện.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
chào bs. cháu tên là Hương năm nay 29t. luc 3 tuổi cháu bị sốt co giật và bị động kinh từ đó. cháu có điều trị thuốc liên tục đến năm 2011 thì k còn cơn và bs cho dừng thuốc. nhưng đến t9/2015 cháu có cơn trở lại. tần xuất cơn động kinh của cháu thưa. vài 3 tháng mới có cơn. cháu đk kê tergerol 200mg liều 1v/1 ngày. nhưng hiện tại cháu chưa dùng thuốc vì đang muốn sinh con. bs cho cháu hỏi là với liều dùng tergerol như vậy tỉ lệ dị tật thai nhi nếu cháu mang bầu là bnhiu % có cao không. và nếu cháu dùng cốm egaruta thì có chống co giật và an toàn cho thai nhi hay k? cháu cảm ơn ạ
Chào bạn,
Tergerol 200mg là một trong số các loại thuốc chống động kinh, có tác dụng giảm kích thích của hệ thống thần kinh, qua đó kiểm soát các cơn co giật. Thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi như rối loạn phát triển, dị tật, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù vậy nhưng việc sử dụng thuốc cũng rất quan trọng vì nếu không kiểm soát tốt, cơn động kinh xảy ra khi mang thai còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và bé.
Trường hợp bạn đang có dấu hiệu tái bệnh, vì vậy việc sử dụng lại thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết để ổn định tình trạng trước mắt. Nếu có dự định mang thai, bạn nên đi khám lại và trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ.
Tpcn Cốm Egaruta được bào chế từ các thảo dược Câu đằng và An tức hương có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm cùng với thuốc tây y để tăng hiệu quả điều trị trong thời gian hiện tại. Tuy nhiên, khi bắt đầu có thai, bạn nên ngưng sử dụng Egaruta và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ!
Chúc bạn sớm có tin vui!