Phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiện nay rất đa dạng khác nhau nhưng chung quy vẫn đều dựa theo nguyên tắc của liệu pháp hành vi tại nhà và trường học. Khi áp dụng đúng cách, cha mẹ hoàn toàn có thể là người đồng hành giúp con sớm cải thiện bệnh, học tập và sinh hoạt như các bạn bè cùng trang lứa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin bổ ích về các phương pháp này.
Kiên trì và giữ thái độ tích cực – chìa khóa để dạy trẻ tăng động
Cha mẹ cần lưu ý rằng, tăng động giảm chú ý là một hội chứng bệnh và bản thân trẻ không phải cố ý thực hiện những hành vi này. Cha mẹ nên là “bạn”, là người hướng dẫn đưa ra những lời khuyên, kiên nhẫn dạy con cách khắc phục khuyết điểm, từ từ các kỹ năng của con cũng sẽ tốt lên.
Khi cha mẹ cố gắng giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng nhắc nhở và có thái độ tích cực, không la mắng, trách phạt thì trẻ cũng sẽ dễ tiếp thu và điều chỉnh hành vi tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ đừng nên quá nóng vội và cầu toàn với mong muốn con có thể sửa đổi hoàn toàn chỉ sau 1 – 2 lần nhắc nhở. Thay vào đó, bạn nên tin tưởng rằng con có thể thay đổi và học hỏi từng ngày khi được kiên trì giáo dục đúng cách. Đây là bí quyết đơn giản nhưng lại có hiệu quả tuyệt vời trong việc nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý.
6 phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý mang đến hiệu quả bất ngờ
“Chơi mà học” – cách mới để dạy trẻ tăng động
Các chuyên gia cho rằng, “chơi” là một trong những cách học tự nhiên nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều rất hào hứng không chỉ riêng trẻ tăng động giảm chú ý. Những trò chơi đa dạng giúp trẻ thích thú hơn khi học hỏi các kĩ năng, biết kiểm soát cảm xúc và từ từ rèn luyện khả năng tập trung ghi nhớ tốt hơn. Cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng con mỗi ngày bằng những trò chơi bổ ích cho trẻ tăng động bao gồm:
– Trẻ 3 – 6 tuổi: nên chơi trò đóng vai, “giả tưởng” để rèn tính kiên trì và giúp trẻ có những trải nghiệm cảm xúc trong nhiều tình huống khác nhau, khuyến khích trẻ tự đưa ra ý tưởng sáng tạo và học được cách xử lý đúng mực. Cha mẹ nên giới hạn về thời gian chơi, không nên kéo dài dễ khiến trẻ chán nản.
– Trẻ từ 6 -12 tuổi: trò chơi xếp hình, xoay rubic, chơi lego, truy tìm kho báu… đây là những trò chơi trí tuệ giúp trẻ tăng động giảm chú ý học được tính nhẫn nại, khả năng tư duy logic, ghi nhớ và tổ chức sắp xếp…
“Chơi mà học” – phương pháp dạy trẻ tăng động hiệu quả
Ngoài việc giáo dục hành vi, những sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược cũng được xem là một phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ hiệu quả, an toàn, lành tính. Để biết thêm thông tin chi tiết, cha mẹ hãy gọi đến số 0962620043 ngay hôm nay.
Giúp trẻ lên kế hoạch và khuyến khích trẻ tăng động thực hiện đúng
Việc tự lập kế hoạch với trẻ tăng động giảm chú ý dường như là một “thách thức”. Cha mẹ nên giúp trẻ bằng cách đưa ra một thời gian biểu chi tiết về thời gian và khuyến khích con thực hiện theo để rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật và khả năng sắp xếp công việc tốt hơn.
Bạn nên hạn chế những khoảng thời gian “trống” trong ngày của trẻ vì lúc này trẻ thường dễ bị phân tâm và nghịch ngợm nhiều hơn. Ban đầu, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và không mấy hứng thú nhưng chỉ cần kiên trì một thời gian sẽ giúp trẻ tạo thói quen tốt. Bạn nên bắt đầu bằng một số việc đơn giản trong sinh hoạt như thu dọn đồ chơi, cất đồ dùng đúng chỗ, ăn uống, tắm rửa, đi ngủ, đúng giờ… Cha mẹ nên tăng dần yêu cầu của mỗi hoạt động khi thấy trẻ thực hiện tốt.
“Tán dương đúng lúc, góp ý kịp thời”
Trẻ tăng động giảm chú ý thường “nhạy cảm” nên việc giáo dục cần rất mềm mỏng. Bên cạnh việc nhắc nhở nhẹ nhàng, cha mẹ nên dành những lời tán dương, những phần thưởng nhỏ khi trẻ chủ động làm tốt một việc nào đó. Sự tinh tế này của cha mẹ, khiến trẻ dễ tiếp thu và hào hứng tập trung hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý này:
– Nên thay đổi các phần thưởng thường xuyên để không khiến trẻ nhàm chán.
– Tự tạo một biểu đồ với các điểm cộng và ngôi sao để trẻ tự theo dõi những việc tốt mà đã làm được.
– Nên giữ lời hứa về những phần thưởng với trẻ, không “hứa xuông”.
– Khi trẻ phạm lỗi, nên nhắc nhở ngay lúc đó và giải thích để trẻ hiểu những hậu quả, đồng thời khuyến khích trẻ tự đưa ra cách làm tốt hơn.
Khuyến khích trẻ tăng động giảm chú ý hoạt động thể thao
Hoạt động thể thao là giải pháp tuyệt vời với trẻ tăng động nhằm tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, chuyển hướng tập trung chú ý vào những kỹ năng vui chơi và phát triển não bộ.
Khi tìm được môn thể thao yêu thích, trẻ sẽ tự tin phát huy những thế mạnh của bản thân và sáng tạo hơn. Tùy từng độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên tham khảo những môn thể thao cần sự chuyển động liên tục như: bóng đá, bóng rổ, võ thuật, yoga…
Bóng đá là môn thể thao tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý
Nghỉ ngơi đúng cách giúp tinh thần trẻ tốt hơn
Trẻ tăng động thường bị rối loạn giấc ngủ do ban ngày hoạt động quá nhiều. Việc rèn cho trẻ thói quen đi ngủ vào một giờ cố định cũng chính là một phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý cha mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là một số lời khuyên cho cha mẹ:
– Trước khi đi ngủ không nên cho trẻ xem nhiều tivi hay sử dụng điện thoại, ipad…
– Nên tạo ra một khoảng thời gian “đệm” trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 giờ bằng việc kể một câu chuyện hoặc tâm sự với bé về những việc trong ngày
– Dành ra tối thiểu 10 phút để âu yếm, nói chuyện với trẻ trước khi ngủ, tăng sự gắn kết tình cảm với cha mẹ.
Dạy trẻ tăng động cách kết bạn
Trẻ tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn trong các giao tiếp xã hội do những hành vi thiếu kiểm soát như nói quá nhiều, nói không đúng chỗ… và thường bị bạn bè chọc ghẹo. Cha mẹ nên giúp con học cách kết bạn mới bằng việc cư xử đúng mực hơn, đưa ra những tình huống cụ thể để con tập cách tự làm quen, dạy con nên nói gì, làm gì khi gặp gỡ bạn mới… Giáo dục hành vi là một trong những cách điều trị tăng động giảm chú ý an toàn, hiệu quả nhất, nhưng không dễ thực hiện. Bởi liệu pháp này không chỉ yêu cầu cha mẹ kiên trì, bền bỉ mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ về cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý của chị Hà (tổ 11, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) trong video sau:
Trên đây là những phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý cha mẹ nên thường xuyên áp dụng tại nhà. Ngoài ra, cha mẹ cần cởi mở và nhờ đến sự hỗ trợ của nhà trường để mang lại hiệu quả tối ưu nhất giúp con sớm hòa nhập với mọi người xung quanh.