Những năm gần đây, yoga dường như trở nên phổ biến hơn, nhiều người biết đến lợi ích của yoga và tham gia tập luyện. Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, trẻ hóa cơ thể, yoga còn giúp người bệnh động kinh giảm tần số, mức độ cơn cũng như hạn chế tối đa những tổn thương người bệnh có thể gặp phải trong và sau cơn. Cùng tìm hiểu về các bài tập yoga chữa động kinh đơn giản, hiệu quả trong bài viết sau.
Lợi ích của yoga với người bệnh động kinh
Theo các chuyên gia, tập yoga là một trong những phương pháp giúp người bệnh kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ có tác dụng giải tỏa lo âu, stress, giúp giảm tần số, mức độ cơn, các bài tập yoga còn giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai của xương và cơ bắp, nhờ đó giảm tối đa những thương tổn trong cơn co giật. Ngoài ra, các bài tập yoga còn giúp lưu thông khí huyết, cải thiện các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ… sau cơn rất tốt.
Hướng dẫn 3 bài tập yoga chữa động kinh hiệu quả
Dưới đây là 3 bài tập yoga đơn giản dành cho những người mới bắt đầu:
Bài tập Uttanasana – Tư thế đứng khóm người ra phía trước
Uttanasana có tác dụng thư giãn phần hông và bắp chân, giúp cột sống trở nên linh hoạt, nhờ đó hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong cơn co giật. Không chỉ vậy, bài tập này còn có khả năng làm dịu thần kinh và giảm căng thẳng, giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh tốt hơn. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Uttanasana là một bài tập yoga chữa động kinh khá đơn giản, hiệu quả
Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế đứng, giữ thẳng lưng, hai vai và thả lỏng hai tay. Sau đó hít vào, hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng vào nhau. Đồng thời, duỗi toàn thân hướng lên trần nhà và cố gắng giữ hai vai thư giãn.
Bước 2: Thở ra từ từ, khom người về phía trước từ hai bắp đùi, giữ cho hai lòng bàn chân ấn mạnh xuống sàn.
Bước 3: Buông thõng đầu và cổ hướng xuống sàn, nhấc hông lên hướng trần nhà để kéo giãn xương sống.
Bước 4: Đặt hai lòng bàn tay úp xuống sàn ở hai bên của hai bàn chân. Nếu không thể đặt hai lòng bàn tay xuống sàn thì cứ buông thõng hai tay hoặc cong hai đầu gối cho đến khi tay chạm đến sàn. Bạn không cần cố ép hạ hai bàn tay xuống sàn vì như thế có thể làm căng thẳng quá mức phần lưng dưới.
Bước 5: Thở ra, đồng thời duỗi phần sau của hai chân và ấn hai bàn chân xuống sàn. Hai bắp đùi nằm ngay phía trên hai đầu gối, không gồng hai đầu gối. Hãy tưởng tưởng thân mình đang kéo giãn xuống sàn theo từng hơi thở. Nếu phần sau của hai chân bị căng thì phải giữ lưng thẳng rồi cong hai đầu gối và đặt tay lên hai bắp đùi.
Bước 6: Giữ nguyên tư thế từ 10 giây – 1 phút. Trước khi rời khỏi tư thế, bạn cần hít vào, đồng thời cong hai đầu gối và chầm chậm rướn người đứng lên, ấn hai lòng bàn chân xuống sàn cho đều và trở về tư thế đứng thẳng.
Lưu ý không thực hiện tư thế này nếu bị tăng huyết áp, hoặc nhức đầu, đau lưng, chóng mặt trong quá trình tập luyện.
Bài tập Matsyasana – Tư thế con cá
Bài tập giúp giải tỏa mọi căng thẳng, lo âu, góp phần giảm tần suất, mức độ cơn co giật hiệu quả. Đồng thời, bài tập này còn có khả năng làm giảm sự căng cứng cơ cổ, thư giãn xương sườn, dạ dày, giúp tăng cường sức mạnh phần lưng trên, nhờ đó hạn chế tổn thương khi người bệnh bất ngờ lên cơn co giật. Bạn có thể thực hiện tư thế này vào mỗi buổi sáng khi mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ theo các bước:
Trong bài tập Matsyasana bạn có thể vắt chéo chân hoặc duỗi thẳng hai chân
Bước 1: Nằm ngửa người, thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng trên sàn, khép vào nhau, hai tay để thoải mái bên cạnh cơ thể.
Bước 2: Đặt hai bàn tay xuống dưới hông sao cho lòng bàn tay úp xuống sàn nhà. Từ từ di chuyển cho hai khuỷu tay lại gần nhau hơn và đặt chúng sát eo của bạn.
Bước 3: Bạn có thể bắt chéo hai chân đặt lên đùi trong khi đó đầu gối được đặt phẳng trên sàn hoặc duỗi thẳng hai chân, đặt sát vào nhau.
Bước 4: Hít vào, nâng ngực và đầu của bạn lên nhưng vẫn giữ đỉnh đầu chạm sàn.
Bước 5: Chắc chắn rằng trọng lượng của cơ thể dồn vào khuỷu tay chứ không phải trên đầu.
Bước 6: Giữ vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái, hít thở bình thường. Sau đó nâng đầu của bạn lên trước, thả ngực, lưng xuống sàn. Kết thúc bài tập, bạn thả chân, cơ thể dần trở về tư thế bình thường và thư giãn.
Với những người mới bắt đầu rất dễ bị căng cơ cổ, do đó bạn có thể nâng phần ngực thấp hơn một chút hoặc đặt một cái gối dưới đầu đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
Bài tập Pavanamuktasana – Tư thế thuyền nhỏ
Đây là động tác khá đơn giản phù hợp với tất cả mọi người dù là mới bắt đầu hay thực hành nâng cao. Tốt nhất bạn nên thực hiện động tác này vào mỗi buổi sáng mới thức giấc, nhằm giải phóng năng lượng và giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả. Các bước thực hiện tư thế thuyền nhỏ:
Tư thế thuyền nhỏ là 1 bài tập yoga chữa động kinh hiệu quả
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm tập yoga hoặc sàn nhà, đảm bảo hai chân sát nhau, hai cánh tay đặt thoải mái bên cạnh cơ thể.
Bước 2: Hít một hơi thật sâu, thở ra nhẹ nhàng đồng thời đưa đầu gối về phía ngực và ấn đùi lên bụng, sau đó chắp hai tay quanh chân như thể bạn đang ôm đầu gối.
Bước 3: Giữ tư thế này và hít thở bình thường. Mỗi khi thở ra, hãy chắc chắn rằng tay bạn siết chặt trên đầu gối và tăng áp lực lên ngực. Còn khi hít vào, bạn cần đảm bảo nới lỏng độ bám.
Bước 4: Thở ra và giải phóng tư thế sau khi bạn đá và lăn từ bên này sang bên kia khoảng 3 – 5 lần.
Bài tập này có tác dụng giải phóng độc tố khỏi cơ thể và mang lại sự minh mẫn về tinh thần, nhờ đó giúp người bệnh kiểm soát cơn động kinh tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn vừa phẫu thuật bụng, bị chấn thương cổ, hoặc mắc các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, huyết áp cao, đau lưng… bạn nên tránh xa động tác này.
Có thể bạn quan tâm:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bệnh co giật, động kinh
Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát cơn động kinh hiệu quả
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn độc giả đã có thể hiểu hơn về các bài tập yoga chữa động kinh, từ đó có thể vận dụng để cùng người thân luyện tập nhằm kiểm soát cơn co giật, động kinh tốt nhất. Và nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới số 0962620043, các chuyên gia luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.
DS. Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
https://www.stylecraze.com/articles/yoga-for-epilepsy/#Uttanasana
https://www.doyouyoga.com/5-yoga-poses-that-helped-me-fight-epilepsy/