Những bệnh lý về thần kinh như bệnh động kinh gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong cuộc sống. Nhiều người vẫn không hiểu vì sao cơn co giật thường xuyên tái phát mặc dù đã điều trị đúng hướng. Thực tế có vô vàn lý do để giải thích cho tình trạng này.
Vì sao cơn co giật thường xuyên tái phát?
Có rất nhiều lý do khác nhau để cơn động kinh quay trở lại, chẳng hạn như:
Thay đổi thời tiết: Đây là yếu tố duy nhất tác động đến cơn động kinh mà con người khó lòng có thể can thiệp được. Thời tiết thay đổi thất thường, sáng nắng chiều mưa, trời trở lạnh hoặc quá khắc nghiệt sẽ khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng và làm khởi phát cơn co giật, đôi khi tần suất cơn còn tăng nhiều hơn so với bình thường.
Tâm trạng thay đổi: Vui, buồn, tức giận, đau khổ, kích động,… quá mức đều có thể kích hoạt cơn co giật.
Áp lực công việc, stress, suy nghĩ lo lắng nhiều: Hoạt động trí não quá nhiều, trăn trở về công việc hay những vấn đề trong cuộc sống, gia đình sẽ làm não bộ mệt mỏi, căng thẳng, stress và có xu hướng xảy đến cơn động kinh.
Tình trạng sức khỏe yếu, sức đề kháng kém: Nếu bạn có vấn đề không tốt về sức khỏe, ngay cả khi mắc bệnh thông thường như cảm, sốt, đau đầu, bạn cũng có thể bị tăng cơn.
Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt: Tần suất cơn động kinh ở phụ nữ dao động mạnh hơn nam giới vì hormone sinh dục nữ thay đổi liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Theo nghiên cứu, progesterol có tác dụng giảm cơn động kinh nhưng estrogen thì ngược lại, vì vậy nhiều chị em gặp phải tình trạng tăng cơn mạnh khi đến ngày đèn đỏ.
Sự thay đổi hormone sinh dục nữ cũng là lý do vì sao cơn co giật thường xuyên tái phát
Mất ngủ: Giấc ngủ là cách để bộ não nghỉ ngơi, sắp xếp dữ liệu và nạp lại năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo. Người bệnh động kinh ngủ không tốt sẽ bị khởi phát cơn nhiều hơn. Đây cũng là lý do mà khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân không ngủ vào đêm hôm trước để kích hoạt cơn nhằm dễ dàng quan sát sóng bất thường trong não vào ngày hôm sau.
Sử dụng thuốc sai cách: Thuốc men rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và giúp bệnh nhân dần kiểm soát cơn. Quên liều, tăng liều, giảm liều, tự ý thay đổi hoặc ngưng dùng thuốc chống động kinhkhông chỉ làm cơn khởi phát nhiều mà có thể khiến bệnh nhân rất khó kiểm soát bệnh về sau, đôi khi còn dẫn đến kháng thuốc.
Ăn uống không khoa học: Đồ ăn thức uống hằng ngày là thứ mà bệnh nhân chủ quan nhất, nhưng họ lại không biết rằng đây là lý do lớn nhất giải thích vì sao cơn co giật thường xuyên tái phát. Khi ăn nhiều nhóm thực phẩm có chứa chất kích thích hệ thần kinh như phụ gia bảo quản, đường, bột ngọt, chất tạo màu, tạo hương nhân tạo… tần suất cơn sẽ dày hơn.
Sử dụng các loại ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện làm tăng kích thích não và khởi phát cơn co giật.
10. Sử dụng thuốc khác: Một vài loại thuốc trị bệnh khác có thể làm giảm ngưỡng gây co giật ở não như ciprofloxacin, levofloxacin khiến người bệnh dễ tái phát cơn chỉ với kích thích nhẹ.
11. Xem nhiều thiết bị điện tử: Ánh sáng mạnh, ánh sáng nhấp nháy từ màn hình ti vi, máy tính, điện thoại sẽ tác động rất mạnh đến dây thần kinh thị giác cũng như não bộ gây kích hoạt cơn động kinh. Điều này có thể thấy rất rõ ở những người bị cơn co giật vào ban đêm do thường xuyên xem điện thoại trong bóng tối, trước khi ngủ
Giải pháp hạn chế cơn co giật tái phát
Khi đã nắm rõ được vì sao cơn co giật thường xuyên tái phát, sẽ rất dễ dàng để bệnh nhân khắc phục những yếu tố này. Theo các chuyên gia thần kinh, bạn nên tuân thủ 9 lời khuyên sau đây:
1. Nếu được, nên lựa chọn sống ở vùng thời tiết ôn hòa, ít thay đổi.
2. Tham gia luyện tập các lớp thiền, yoga để học cách điều tiết cảm xúc của bản thân, thư giãn tinh thần.
3. Rèn luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao thể lực, giúp cơ thể có sức đề kháng chống lại bệnh tật.
4. Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để tạo nhịp sinh học tốt cho giấc ngủ, giúp não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ.
Ngủ đúng giờ, ngon giấc để hạn chế tái phát cơn động kinh
5. Uống thuốc đúng liều, đúng giờ như chỉ định. Nếu hay quên, bạn có thể cài đặt chương trình nhắc nhở vào điện thoại hay dán ở chỗ dễ nhìn. Khi thấy bản thân gặp vấn đề với việc sử dụng thuốc như có tác dụng phụ, dùng kiên trì đã lâu mà cơn vẫn không giảm hay bị tăng cơn, bạn nên đến bệnh viện tái khám để được tư vấn hướng điều trị phù hợp, không nên bỏ thuốc, đổi thuốc hay tự ý tăng giảm liều dùng sẽ rất nguy hiểm.
6. Sử dụng thêm thảo dược đã được nghiên cứu bài bản về tác dụng cũng như tính an toàn để nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh. Bạn có thể tham khảo cốm Egaruta – sản phẩm đã được đánh giá lâm sàng tại khoa Nội thần kinh, bệnh viện Quân y 103 cho kết quả giảm tần suất và rút ngắn thời gian chữa bệnh động kinh ở 98,2% bệnh nhân. Kiên trì sử dụng Egaruta cùng thuốc tây là một trong những giải pháp tối ưu nhất đang được các chuyên gia thần kinh đầu ngành trong nước áp dụng.
Và giải pháp này cũng đã giúp hàng ngàn người bệnh động kinh cải thiện cơn co giật hiệu quả. Điển hình là câu chuyện của con chị Lan (Vĩnh Long), khi mới tròn 4 tuổi con chị đã được chẩn đoán mắc bệnh động kinh do tổn thương não. Và nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta kết hợp thuốc tây, chỉ sau một thời gian ngắn cơn co giật đã dứt hẳn, sức khỏe được cải thiện tốt. Lắng nghe chia sẻ của chị tại đây:
Bí quyết trị co giật, động kinh cho trẻ hiệu quả
7. Lưu ý nhiều hơn đến việc ăn uống, lựa chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, không chứa chất bảo quản, hạn chế tối đa đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt, nước giải khát, hạt nêm, mì chính… Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn nhiều cá, dầu thực vật, hoa quả tươi và rau xanh.
8. Lựa chọn công việc phù hợp với năng lực bản thân, được nghỉ ngơi đầy đủ và không quá áp lực.
9. Không nên tiếp xúc quá nhiều với đèn led, tivi, laptop hay di động để hạn chế tăng cơn.
Qua những lý giải trên đây của chúng tôi về lý do vì sao cơn co giật thường xuyên tái phát cũng như phương cách để khắc phục sớm tình trạng này, hi vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043, để được tư vấn trực tiếp.