Động kinh là một chứng bệnh xảy ra do rối loạn hoạt động điện của não bộ từ đó gây ra nhiều thay đổi về vận động, hành vi, suy nghĩ, cảm xúc… và đặc trưng bởi các cơn co giật tái diễn nhiều lần. Tuy nhiên các cơn co giật cũng có thể gặp phải ở nhiều bệnh khác nữa chẳng hạn như hạ canxi huyết, hạ đường huyết, căng thẳng tâm lý, sốt cao… do vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh, người bệnh cần tới các cơ sở chuyên khoa thần kinh để được thăm khám.
Nhận biết các triệu chứng của bệnh động kinh
Khi nhắc đến bệnh động kinh, nhiều người sẽ nghĩ đến những cơn co giật toàn thân, sùi bọt mép, mắt trợn ngược… Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều thể động kinh khác nhau, mỗi thể bệnh lại có nhiều đặc điểm riêng biệt về triệu chứng. Các cơn co giật là tuy là dấu hiệu đặc trưng của bệnh động kinh nhưng đây không phải là dấu hiệu duy nhất, ngoài co giật thì người bệnh còn có thể xuất hiện rất nhiều các triệu chứng khác như:
– Mất ý thức tạm thời: hay nhìn chằm chằm vào khoảng không, đang ăn, đang nói, đang chơi tự nhiên ngừng lại trong khoảng vài giây rồi sau đó các hoạt động lại được tiếp tục trở lại. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ em, tương đối khó nhận biết nếu không quan sát kỹ.
– Hay có những cảm xúc bất thường: cáu giận, bực tức vô cớ, có những người lại đột nhiên cảm thấy vui vẻ hoặc hay xuất hiện những cảm xúc trong quá khứ mà mình đã từng trải qua.
– Có những hành động kỳ lạ: môi mấp máy, mắt chớp liên tục, tay và chân hay chuyển động với những lý do không rõ ràng, đầu tự nhiên gập xuống…
– Rung giật cơ ở một phần cơ thể: Các cơ ở tay, chân hay một bộ phận cơ thể khác đột nhiên bị rung giật mạnh.
– Xuất hiện những ảo giác về âm thanh, hình ảnh, mùi vị: Nghe thấy âm thanh lạ (tiếng ù ù, tiếng người nói chuyện, tiếng gió thổi…), nhìn thấy hình ảnh lạ (xuất hiện nhiều ảo giác hình ảnh, nhìn cảnh vật như biến đổi trước mắt), cảm nhận những vị lạ trong miệng (vị đắng, vị kim loại…), ngửi thấy những mùi lạ và khó chịu.
Co giật là triệu chứng điển hình của bệnh động kinh
Các triệu chứng của bệnh động kinh có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau cùng lúc. Do vậy ngay khi có những biểu hiện bất thường như co giật, trợn mắt, sùi bọt mép,… hay sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra bạn có thể gọi điện hoặc Zalo với chúng tôi qua số 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp phòng và trị an toàn, hiệu quả.
Cách để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh
Sau khi đã biết về các triệu chứng mà người bệnh động kinh có thể gặp phải, nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải căn bệnh này, bạn nên tới chuyên khoa thần kinh của các cơ sở y tế uy tín thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Để được chẩn đoán chính xác bệnh bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau:
Bước 1: Nên tập hợp và ghi đầy đủ các triệu chứng từng xuất hiện, bao gồm cả những yếu tố tác động từ bên ngoài để cung cấp cho bác sĩ.
Triệu chứng và các thông tin về tiền sử bệnh (chẳng hạn như trước đây có bị viêm não, chấn thương sọ não, sốt cao co giật…) cũng rất hữu ích với các bác sĩ trong chẩn đoán bệnh động kinh. Do vậy, trước khi chuẩn bị thăm khám bạn nên ghi lại tất cả các triệu chứng nghi ngờ của bệnh động kinh, tiền sử các bệnh trước đây đã gặp phải vào một quyển sổ và càng chi tiết thì càng tốt. Nếu có thể, hãy ghi lại hình ảnh các triệu chứng khi chúng xảy ra rồi sau đó cung cấp tất cả những thông tin này cho bác sĩ.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm
Tất nhiên, các xét nghiệm nào được thực hiện sẽ thuộc về chỉ định của các bác sĩ. Tuy nhiên chúng tôi cũng xin giới thiệu ở đây để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.
– Xét nghiệm máu (CBC): Xét nghiệm máu được thực hiện với mục đích loại trừ các nguyên nhân gây nên nên các cơn co giật mà không phải động kinh như thiếu canxi, hạ dường huyết…
– Điện não đồ (EEG): Trong phương pháp này, các điện cực sẽ được đặt ở các vị trí vùng đầu để ghi lại hoạt động điện bên trong não bộ. Hầu hết người bệnh động kinh sẽ có hình ảnh điện não bất thường. Có thể nói rằng đây là phương pháp hữu ích nhất trong chẩn đoán bệnh động kinh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đối với những trường hợp động kinh thùy trán (đặc trưng với những cơn co giật trong giấc ngủ) thì điện não đồ hầu như không phát hiện những bất thường. Lúc này sẽ phải dùng phương pháp điện não đồ video (VEEG) theo dõi trong suốt một đêm tại bệnh viện.
Điện não đồ – Phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh
– Kỹ thuật thăm do hình ảnh (PET scan, CT scan hoặc MRI): Phương pháp này sẽ giúp phát hiện những bất thường về cấu trúc não não gây nên cơn động kinh. Tuy nhiên khoảng 55-75% người bệnh động kinh là không rõ nguyên nhân.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi đã thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như trên bạn sẽ nhận được kết quả chẩn đoán bệnh động kinh chính xác nhất.
Động kinh là một bệnh lý phức tạp, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng kiểm soát được hoàn toàn các cơn động kinh là rất cao. Do vậy, nếu nghi ngờ bản thân hay những thành viên trong gia đinh gặp phải căn bệnh này hãy tới các chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Thanh Nga
Nguồn:
http://www.wikihow.com/Diagnose-Epilepsy
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs999/en/
http://pad2.whstatic.com/images/thumb/a/aa/Diagnose-Epilepsy-Step-12.jpg/728px-Diagnose-Epilepsy-Step-12.jpg
————————————–
Bé 4 tuổi hay giật 1 bên mắt liên tục, em muốn hỏi bé bị như vậy có bị sao không ah
Chào bạn Hoài Trần,
Thực tế, các biểu hiện nháy mắt của bé nếu lặp đi lặp lại rất có thể là rối loạn hoạt động của hệ thần kinh như rối loạn TICs, nhưng cũng có thể chỉ là do bé xem tivi, điện thoại, máy tính quá nhiều, căng thẳng, mệt mỏi trong việc học tập. Bạn có thể đưa cháu tới chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108, 103, Nhi trung ương, Chợ Rẫy, Nhi Đồng,… để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Sau khi thăm khám, nếu nguyên nhân nháy giật mắt là do rối loạn TIC, bạn có thể cho bé sử dụng thêm sản phẩm cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần trong thời gian tối thiểu 3 tháng để cải thiện triệu chứng bệnh. Với thành phần là các thảo dược Câu đằng, An tức hương và hoạt chất sinh học tự nhiên, cốm Egaruta có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh; từ đó làm giảm các biểu hiện giật cơ, nháy mắt do rối loạn TIC và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta và phương pháp điều trị rối loạn TIC trong các bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/kinh-nghiem-tri-roi-loan-TIC-hieu-qua-tu-com-thao-duoc-egaruta
https://tridongkinh.com/bai-viet/cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-TIC-pho-bien-nhat-hien-nay
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Bị co giật 2 lần do sốt cao thì bé có sợ bị động kinh sau này không ah
Chào bạn Bình An,
Sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra 1, 2 lần thì thường không gây nguy hại gì cho bé, nhưng nếu diễn ra thường xuyên hơn, các cơn co giật gần nhau thì có thể để lại di chứng động kinh cho trẻ nhỏ. Do vậy, với tình trạng hiện tại, gia đình bạn không nên chủ quan, thay vào đó cần theo dõi bé cẩn thận và cho bé đi khám nếu cơn co giật xuất hiện ngay cả khi không sốt.
Để phòng ngừa cơn co giật do sốt tái phát và ảnh hưởng của sốt cao co giật trên não bộ thì ngay từ bây giờ bạn nên cho con sử dụng sớm cốm Egaruta trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Các thành phần thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên trong sản phẩm có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, từ đó giúp phòng ngừa cơn sốt co giật tái phát, ngăn ngừa tổn thương não bộ sau cơn co giật và hạn chế di chứng động kinh cho trẻ hiệu quả. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một số phụ huynh có con bị sốt cao co giật nhưng nay đã cải thiện tốt trong các bài viết sau:
https://tridongkinh.com/chia-se/tre-sot-cao-co-giat-nhung-sai-lam-va-kinh-nghiem-dang-gia-ngan-vang
Bên cạnh đó, với những bé có tiền sử sốt co giật thì cơ địa sẽ nhạy cảm hơn, bởi vậy khi con bắt đầu có dấu hiệu chớm sốt gia đình nên chú ý hạ sốt từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn để tránh xuất hiện sốt quá mức dẫn đến co giật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ khi bị sốt cao co giật trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cha-me-lap-ke-hoach-cham-soc-tre-sot-cao-co-giat
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Tôi muốn mua cốm thì đặt hàng qua đâu? Có giao được tận nhà không?
Chào bạn Tâm Phạm,
Hiện nay, bạn có thể đặt mua cốm Egaruta trực tuyến bằng cách liên hệ (gọi điện/ zalo) tới số 0962.620.043 hoặc truy cập đường link http://goo.gl/PzqLnC chúng tôi sẽ hỗ trợ giao hàng tận nhà cho bạn. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin chi tiết về giá, cách thức mua cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/com-egaruta-gia-bao-nhieu-cach-mua-hang-chuan-gia-tot-nhat
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bé nhà em được 18 tháng bị co giật khi sốt cao 4 lần mỗi lần kéo dài khoảng 1 đến 2 phút có dùng được sản phẩm này k ạ., như vậy có thể dẫn đến bênh động kinh không
Chào bạn Yến,
Co giật ở trẻ nếu chỉ xảy ra một vài lần khi bé sốt cao thì ít khi để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, con bạn đã sốt co giật nhiều lần, do vậy sẽ có nguy cơ để lại di chứng động kinh. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/phong-ngua-di-chung-dong-kinh-sau-sot-cao-co-giat
Với sự kết hợp của các thảo dược quý như Câu đằng, An tức hương cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, cốm Egaruta có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, từ đó giúp phòng ngừa cơn sốt co giật tái phát, ngăn ngừa tổn thương não bộ sau cơn co giật và hạn chế di chứng động kinh cho bé hiệu quả. Do vậy, với tình trạng hiện tại, bạn hoàn toàn nên cho con sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 1 gói chia 2 lần/ ngày trong khoảng 3 – 6 tháng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cốm Egaruta và cách sử dụng sản phẩm trong các bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-Egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-su-dung-com-Egaruta
Ngoài ra, gia đình nên quan tâm tới bé nhiều hơn, hạ sốt từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách, và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn để tránh xuất hiện sốt cao quá mức.
Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0962620043 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bé luôn khỏe, ngoan!
Con tôi 6 tuôi thường có các cơn co giật khác nhau và thời gian xảy ra cũng khác nhau.tôi muốn cho cháu đi khám và xét nghiệm ở bệnh viện nào cho chính xác là con tôi có phải bị bệnh động kinh không.rất mong chương trình tư vấn cho toi
Chào bạn Tâm Đoan,
Co giật là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh động kinh, tuy nhiên cũng không loại trừ một số nguyên nhân khác như: hạ đường huyết, mỏi cơ, co giật tâm lý, hay chỉ là rối loạn thần kinh tạm thời,…Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài:
https://tridongkinh.com/bai-viet/con-co-giat-co-phai-bieu-hien-cua-benh-dong-kinh
Không biết hiện nay bạn đang ở tỉnh/thành nào? Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến cơn co giật ở con bạn, bạn có thể tham khảo đưa bé đi khám tại một số bệnh viện lớn, chẳng hạn như:
Miền Bắc
– Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Việc Đức – Số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội
Miền Trung
– Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng – Số 193, Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế
Miền Nam
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Số 341, Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy – Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.HCM
– Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh – 192 Hàm Tử, Phường.1, Quận 5, TP.HCM
Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-dong-kinh-nen-tham-kham-va-dieu-tri-o-dau
Bên cạnh việc đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn nên tham khảo cho bé sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 2 gói chia 2 lần/ ngày. Với sự kết hợp của các thảo dược quý cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, sản phẩm giúp an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh từ đó làm giảm hiểu hiện co giật do mọi nguyên nhân; đồng thời giúp cơ thể nhanh hồi phục, hạn chế tổn thương não bộ của bé hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Nếu cần chúng tôi tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0962.620.043 để được hỗ trợ.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Năn nay con 18 tuổi, bs cho con hỏi con bj co giật mà mấy năm bt mà mới đầu con giật mà miệng chảy nước bọt lần 2 con bj nhẹ vậy bj hoài vay có bj làm sao bs
Chào cháu Tuyet,
Không biết biểu hiện co giật của cháu đã bắt đầu được bao lâu rồi? Tần suất cơn như thế nào? Ngoài co giật cháu còn biểu hiện nào khác không? Biểu hiện co giật, miệng chảy nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: co giật tâm lý, ngộ độc, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, rối loạn thần kinh tạm thời hoặc có thể do bệnh động kinh. Do vậy, nếu biểu hiện này thường xuyên xảy ra, cháu nên đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Cháu cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri
Sau khi thăm khám, nếu do các rối loạn về thần kinh hay mắc bệnh động kinh, cháu có thể tham khảo sử dụng cốm Egaruta sớm với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày. Sản phẩm chứa các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương, có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp làm giảm tình trạng co giật hiện tại của cháu hiệu quả. Cháu có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Nếu cần hỗ trợ thêm, cháu có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0962.620.043 để được tư vấn cụ thể hơn.
Chúc cháu sớm khỏe!
xin chào các chuyên gia tôi năm nay 39 tuổi lúc nhỏ tôi có bị viêm tai và biến chuyển sang áp xe não và mổ cấp cứu năm 1994 tại bệnh viện tai mũi họng TW cho đến năn 2008 tai có bị lại đến cuối 2011 cho đến nay thỉnh thoảng người ngây trong vài giây ko biết gì tôi có đi khám Bs có mói tôi có bị động kinh cơn vắng ý thức tháng 6.2017 tôi có mổ lại tai thì bệnh động kinh có khỏi đc ko. xin cảm ơn các chuyên gia
Chào bạn,
Bệnh động kinh của bạn có nguyên nhân do áp xe não – biến chứng của viêm tai giữa. Với nguyên nhân này sẽ rất khó có thể điều trị khỏi cho dù bạn mổ tai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát được cơn vắng ý thức đang gặp phải bằng việc sử dụng thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo như thịt đỏ, cá, trứng gà, đậu tương… Tăng cường rau xanh, hoa quả, giảm lượng tinh bột (cơm, cháo, mì, bánh ngọt…) trong mỗi bữa ăn, ngủ đủ giấc và tránh các kích thích về tâm lý. Để nâng cao hiệu quả khi điều trị, bạn cũng nên kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm bổ trợ có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho não bộ nhằm tăng khả năng nhận thức, tư duy, giảm tần suất các cơn động kinh vắng ý thức, điển hình như sản phẩm cốm Egaruta. Bạn có thể xem thêm clip sau để biết rõ hơn tác dụng của sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị bệnh động kinh: http://www.youtube.com/watch?v=JP_xJycPpZc
Chúc bạn sức khỏe!
Cả nhà cho e hỏi các phương pháp phát hiện động kinh như xét nghiệm máu, điện não đồ, kỹ thuật thăm dò hình ảnh có nằm trong danh mục thanh toán của Bảo hiểm y tế ko ạ
Em cảm ơn!
Chào bạn,
Chúng tôi là nhóm dược sỹ tư vấn về bệnh và phương pháp điều trị. Về danh mục thanh toán của báo hiểm y tế, bạn có thể liên hệ trực tiếp tại bệnh viện dự định thăm khám để biết thông tin chi tiết.
Thân mến!
Bé nhà em 2 tháng rưỡi hay bị gồng cứng người lúc thức. Thỉnh thoảng bị giật toàn thân. Bé ngoan. Ăn ngủ bình thường. Vậy bé có bị động kinh không ạ
Chào bạn,
Không biết cơn giật toàn thân của bé có xuất hiện thường xuyên không? Thời gian bị giật có lâu không? Cơn gồng cứng, rướn người ở trẻ dưới 6 tháng thường không đáng lo ngại tuy nhiên ở bé nhà bạn có kèm thêm triệu chứng giật toàn thân, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa thần kinh Nhi hoặc bệnh viện Nhi để được chẩn đoán và có hướng điều trị sớm (nếu có bệnh).
Sau khi thăm khám, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Thân mến!