Ngủ đủ giấc chính là bí quyết đơn giản nhất để giúp hồi phục sức khỏe sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Bởi vậy, tình trạng khó ngủ, mất ngủ hằng đêm cũng chính là nguyên nhân khiến tinh thần uể oải xuống dốc, mất tập trung ngay trong buổi sáng ngày hôm sau. Về lâu về dài sẽ không hề tốt cho chất lượng công việc và cuộc sống thường ngày của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách trị hiệu quả tại đây.
Mất ngủ, khó ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
Mất ngủ, khó ngủ là biểu hiện có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu chỉ mất ngủ thoáng qua, trong thời gian ngắn thì nguyên nhân có thể do căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn nhịp sinh học, lạm dụng các chất kích thích (cà phê, rượu, chè,…) hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động như ánh sáng, tiếng ồn,… Còn trong trường hợp mất ngủ mạn tính, kéo dài thì nhiều khả năng, người bệnh đang gặp một số vấn đề sức khỏe như:
– Hen suyễn: Các cơn ho, khó thở, tức ngực về đêm có thể gây cản trở hoặc làm gián đoạn đến giấc ngủ.
– Viêm khớp: Cơn đau do viêm khớp khiến người bệnh lo lắng, khó ngủ và ngược lại mất ngủ cũng là nguyên nhân làm tăng triệu chứng đau, cảm giác khó chịu.
– Bệnh tim mạch: Hẹp mạch vành và các vấn đề liên quan đến tim, phổi đều có thể gây mất ngủ, khó ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
– Bệnh dạ dày: Các biểu hiện ợ nóng, đau bụng, ho, nghẹt thở… do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày – tá tràng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ kéo dài.
– Thay đổi nội tiết tố: Thường gặp ở phụ nữ mãn kinh (khoảng > 50 tuổi) gây bốc hỏa về đêm, người bệnh ngủ không sâu giấc.
– Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, khó ngủ có thể là biểu hiện của chứng bệnh trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, tâm thần phân liệt,…
– Tăng động giảm chú ý: Khoảng 2/3 số trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ, hội chứng bồn chồn tay chân,…
– Bệnh động kinh: 50% số người bệnh động kinh có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ,…
– Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ: Ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ,… có thể khiến người bệnh gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Mất ngủ, khó ngủ lâu dài là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau
Nếu bạn hoặc người thân thường xuyên gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi điện/zalo số 0962.620.043, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn giải pháp cải thiện an toàn, hiệu quả nhất.

Vậy ngủ bao nhiêu là đủ?
Trung bình một người trưởng thành nên ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày. Trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều hơn khoảng 20 tiếng/ngày, trẻ từ 6 – 10 tuổi sẽ cần 10 – 12 tiếng/ngày và ngược lại người già sẽ ngủ ít hơn, họ chỉ cần ngủ 5 – 6 tiếng/ngày.
Giải pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ hiệu quả
Lối sống khoa học
Để hạn chế tình trạng mất ngủ, khó ngủ bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, cụ thể như sau:
– Tạo thói quen ngủ đúng giờ (trước 11 giờ), đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày).
– Chuẩn bị phòng ngủ thoải mái, nhiệt độ thích hợp, thoáng khí, bớt ánh sáng và yên tĩnh.
– Hạn chế sử dụng các thức uống chứa caffein và các chất kích thích khác, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ.
– Không ăn quá nhiều hay uống rượu vào buổi đêm.
– Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức và không nên xem tivi, điện thoại trước khi đi ngủ.
– Dành thời gian ngủ trưa khoảng 15 – 30 phút.
– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng,… để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần.

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần
Thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ
Bên cạnh việc thực hiện một lối sống khoa học, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng Tpbvsk cốm Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện tốt về giấc ngủ, hạn chế trằn trọc, mộng mị, thức giấc giữa đêm. Không chỉ vậy, cốm Egaruta còn giúp nâng cao sự tập trung và cải thiện tư duy, trí nhớ ở người bệnh rất tốt.
Đặc biệt là với những trường hợp mắc bệnh động kinh, tăng động giảm chú ý, sự có mặt của cốm Egaruta trong các phác đồ điều trị cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan, các cơn co giật thuyên giảm, tình trạng rối loạn cảm xúc hành vi được kiểm soát, nhờ đó rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tăng liều thuốc tây gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Xem thêm:
Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!
Nghiên cứu chứng minh tác dụng của cốm Egaruta với người bệnh co giật, động kinh
Giấc ngủ là một phần tất yếu của cuộc sống, bởi vậy nếu đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ hãy sớm thăm khám và áp dụng những giải pháp trong bài viết trên để mau chóng thoát khỏi tình trạng này.
DS. Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/sleep-disorders/insomnia-symptoms-and-causes