Việc khen ngợi có thể mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giúp trẻ tăng động giảm chú ý thêm tự tin về bản thân và có động lực để tiếp tục thực hiện những hành vi tốt. Tuy nhiên, lời khen cũng như “con giao hai lưỡi”, nếu không hiểu đúng cha mẹ sẽ tạo áp lực cho con và ảnh hưởng đến sự phát triển, tư duy của con. Cùng tìm hiểu về cách khen ngợi trẻ tăng động tại bài viết sau.
Nghiên cứu về sự khác biệt khi khen ngợi trẻ tăng động về tài năng & sự nỗ lực
Tiến sĩ Carol Dweck thuộc Đại học Stanford đã thực hiện một thí nghiệm về lời khen với hàng trăm học sinh tại Mỹ. Tất cả được chia thành 2 nhóm và thực hiện 2 bài kiểm tra ngắn ở mức độ từ dễ đến khó.
Sau bài kiểm tra đầu tiên, các chuyên gia sẽ khen ngợi trẻ theo 2 cách khác nhau. Nhóm thứ 1 tập trung khen ngợi về năng lựa của trẻ (Em làm được 8/10 câu cơ đấy, chắc em giỏi môn này nhất nhỉ), còn nhóm thứ 2 được tán dương vì sự nỗ lực (Em làm được 8/10 câu cơ đấy, em chắc đã bỏ nhiều công sức để học môn này nhỉ).
Tiếp theo, tất cả trẻ đều được hỏi có muốn làm bài kiểm tra thứ hai với mức độ khó hơn không. Kết quả cho thấy, đa số trẻ được khen vì tài năng đã từ chối vì sợ người khác đánh giá năng lực của mình, trong khi 90% trẻ được khen ngợi vì sự nỗ lực muốn tiếp tục thử sức.
Sau bài kiểm tra thứ hai, có rất nhiều trẻ đã không thể hoàn thành, nhưng thay vì nghĩ “mình thật ngu dốt” như trẻ thuộc nhóm được khen về tài năng thì trẻ được khen về nỗ lực đã nghĩ “mình cần cố gắng hơn nữa” và không xem đây là một thất bại.
Qua cuộc thí nghiệm này, tiến sĩ Carol Dweck đã kết luận rằng: “Việc khen ngợi tập trung vào tài năng sẽ khiến trẻ sẽ dần mất tự tin trong khi khen ngợi sự nỗ lực sẽ giúp trẻ học được nhiều hơn và hào hứng đón nhận những thử thách mới hơn.”. Thực chất, mọi thành công hay hạnh phúc trong cuộc sống không phải là điểm đến mà nó là cả quá trình. Bởi vậy, dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu bạn nhận thấy con đã cố gắng từng ngày để dần hoàn thiện bản thân thì hãy cổ vũ cho sự nỗ lực này để con không cảm thấy thất vọng và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới trong cuộc sống.
Khen ngợi vì sự nỗ lực giúp trẻ hào hứng đón nhận những thử thách mới hơn
Khen ngợi, giáo dục hành vi với con là cần thiết nhưng chưa đủ để cải thiện vấn đề tăng động ở trẻ. Và để giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi điện/ Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp
Cách khen ngợi ảnh hưởng đến tư duy của trẻ tăng động như thế nào?
Tiến sĩ Carol Dweck cũng chia sẻ thêm, những lời khen ngợi tập trung vào năng lực sẽ khiến trẻ trở thành người có “tư duy đóng”. Tức là trẻ luôn nghĩ rằng mình đã đủ thông minh, tài năng nên không cần cố gắng thêm nữa. Điều này có thể khiến trẻ dễ mất tự tin, thất vọng với bản thân mỗi khi không thể vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Ngược lại, những lời khen ngợi về sự nỗ lực, cố gắng trong cả quá trình sẽ giúp trẻ hình thành “tư duy mở”. Trẻ luôn tin rằng thử thách hay thất bại là điểm bắt đầu cho việc học hỏi, trải nghiệm, phát triển bản thân và tài năng vẫn có thể đạt được nhờ rèn luyện thông qua nỗ lực và thời gian.
Điều này cũng đã được tiến sĩ Carol Dweck chứng minh thông qua một số câu hỏi thú vị sau:
Câu hỏi | Câu trả lời |
Trẻ có tư duy đóng | Trẻ có tư duy mở |
Vì sao bố mẹ tức giận khi con làm trái ý? | Bố mẹ lo lắng con sẽ trở nên hư hỏng. | Bố mẹ muốn con rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn |
Tại sao bố mẹ buồn khi con không nhường nhịn em? | Bố mẹ nghĩ rằng con ích kỷ. | Bố mẹ muốn con học cách để hòa thuận với em. |
Tại sao bố mẹ muốn con học bài ở nhà? | Bố mẹ nghĩ con lười nên muốn ép con học | Bố mẹ muốn con hiểu thêm những điều đã học ở trường. |
Sự khác biệt giữa trẻ có tư duy đóng và trẻ có tư duy mở
Qua cách trả lời của hai nhóm trẻ, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trẻ có tư duy đóng sẽ cho rằng mình đang bị đánh giá, còn trẻ có tư duy mở thì luôn nghĩ mình đang được giúp đỡ, hỗ trợ.
Bởi vậy, phụ huynh nên nhận thức vai trò vô cùng quan trọng của lời khen với trẻ, đặc biệt là trẻ tăng động giảm chú ý. Khen ngợi không phải để an ủi, bao bọc trẻ trước những thất bại, mà bạn cần dùng lời khen để giúp trẻ tự tin hơn và có thêm động lực vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Hướng dẫn cách khen ngợi trẻ tăng động giảm chú ý
Ngoài việc tán dương, cổ vũ những nỗ lực của trẻ, các bậc phụ huynh cũng nên nắm chắc một số nguyên tắc khi khen ngợi trẻ như sau:
– Đưa ra lời khen cho hành động cụ thể: Khi trẻ làm được việc tốt, cha mẹ cần khen ngợi ngay nhưng phải đưa lý do cụ thể vì sao trẻ được khen. Ví dụ: “Mẹ rất vui khi con đã chủ động gấp quần áo của mình”
– Đặt niềm tin ở con: Khi con muốn cam kết hay quyết tâm thực hiện việc gì đó, bạn hãy nói với trẻ rằng mình tin tưởng con. Đây là cách tốt nhất để tạo động lực giúp trẻ hoàn thành mọi việc.
– Sẵn sàng nói “cảm ơn” với hành động nhỏ của con: Lạm dụng lời khen sẽ khiến trẻ chỉ làm việc vì được khen ngợi chứ không phải để hoàn thiện bản thân. Bởi vậy thay vì tán dương trẻ, cha mẹ hãy cảm ơn với những hành động nhỏ của con một cách chân thành.
– Thể hiện sự yêu thương với trẻ: Hãy vừa khen ngợi, vừa thể hiện sự yêu thương trẻ qua những cử chỉ âu yếm, cái ôm ấm ấp,… giúp trẻ cảm nhận được lời khen ý nghĩa, trọn vẹn hơn.
– Không so sánh con với trẻ khác: Bởi điều này có thể khiến con đánh giá sai lệch về bản thân, trở nên thiếu tự tin hoặc nảy sinh tâm lý đố kỵ.
Cha mẹ nên vừa khen ngợi, vừa thể hiện sự yêu thương với trẻ
Xem thêm:
Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất hiện nay
Bí quyết giúp trị khỏi chứng tăng động giảm chú ý an toàn ngay tại nhà!
Bản chất của lời khen ngợi là giúp trẻ tăng động nâng cao sự tự tin và nhận thức được những năng lực tiềm ẩn của bản thân. Vì thế thay vì “khoa trương” về khả năng của trẻ, cha mẹ nên cổ vũ vì sự cố gắng, nỗ lực trong quá trình hoàn thiện bản thân của con.