Hướng dẫn cha mẹ cách chơi với trẻ tăng động giảm chú ý

Các nhà tâm lý học cho rằng, chơi cùng trẻ chính là một trong những cách giáo dục hành vi tốt nhất cho trẻ tăng động giảm chú ý. Bởi từ các trò chơi, trẻ có thể rèn luyện được nhiều kỹ năng trong cuộc sống như sự kiên trì, nhẫn nại hay khả năng giao tiếp, xử lý tình huống… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh về nguyên tắc và cách chơi với trẻ tăng động ý để giúp trẻ cải thiện hành vi tốt nhất.

Nguyên tắc trong cách chơi với trẻ tăng động giảm chú ý

Bên cạnh việc thực hiện giáo dục hành vi cho trẻ hằng ngày thì “chơi cùng trẻ” được xem là một liệu pháp hiệu quả không chỉ giúp gắn kết tình cảm gia đình mà còn giúp trẻ rèn luyện mọi kỹ năng trong cuộc sống.

Chơi cùng trẻ là liệu pháp hiệu quả giúp cải thiện hành vi, kỹ năng của trẻ

Chơi cùng trẻ là liệu pháp hiệu quả giúp cải thiện hành vi, kỹ năng của trẻ

Để tận dụng tối đa thời gian “chơi cùng trẻ” và giúp con cải thiện hành vi tốt nhất, các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản sau:

– Hạn chế nói các từ mang tính tiêu cực, phủ định hay ép buộc trẻ như “không được”, “cha/mẹ cấm con làm điều đó”, “đừng làm như vậy”,… Bởi những điều này có thể làm trẻ lo lắng, căng thẳng và gây tác dụng ngược, khiến chúng càng trở nên nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng và không biết nghe lời hơn.

– Hãy chơi theo cách của trẻ bởi trẻ tăng động sẽ rất khó để tuân thủ theo các nguyên tắc của trò chơi, dễ bị mất kiểm soát và bỏ dỡ giữa chừng. Nhưng lúc này, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn, không nên tỏ thái độ khó chịu và khuyến khích trẻ tự đưa ra luật chơi của chính mình.

– Lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi chẳng hạn như trẻ nhỏ có thể chơi trò giả tưởng, đóng vai nhân vật,… trẻ lớn hơn có thể lựa chọn những trò chơi mang tính logic, tư duy cao như xoay khối rubic, lắp ghép lego,…

– Thiết lập thời gian cụ thể cho mỗi trò chơi, trong giai đoạn đầu nên để những khoảng thời gian ngắn 10 – 15 phút, bởi trẻ tăng động thường khó tập trung lâu dài. Sau đó có thể thay đổi thời gian tùy từng trò chơi phù hợp nhất với trẻ.

– Trong mỗi trò chơi, nên khuyến khích trẻ đưa ra những nhận định và hướng giải quyết của mình với mọi tình huống phát sinh.

Hướng dẫn cách chơi với trẻ tăng động giảm chú ý

Tùy vào độ tuổi của trẻ, sẽ có những lưu ý cụ thể trong cách chơi và lựa chọn trò chơi cho con, cha mẹ có thể tham khảo dưới đây:

Trẻ từ 3 – 5 tuổi

Ở độ tuổi này, trò chơi “giả tưởng”, “đóng vai nhân vật” được đánh giá là phù hợp bởi chúng giúp trẻ có những trải nghiệm, cảm xúc mới trong một bối cảnh an toàn. Điều này giúp trẻ có thể kiên trì đủ lâu để tìm cách xử lý mọi tình huống và xem xét hậu quả trước khi hành động.

Khi chơi cùng trẻ, ngoài việc đặt giới hạn thời gian hợp lý, cha mẹ cũng cần lựa chọn những đồ chơi phù hợp với từng câu chuyện mà trẻ tự nghĩ ra hoặc do bạn “biên kịch” chẳng hạn: bộ dụng cụ bác sĩ phù hợp trò chơi bác sĩ – bệnh nhân, nhân vật anh hùng, quái vật cho câu chuyện giải cứu thế giới,…

Với trẻ 3 – 5 tuổi cha mẹ cần chọn đồ chơi cần phù hợp với câu chuyện giả tưởng của trẻ

Với trẻ 3 – 5 tuổi cha mẹ cần chọn đồ chơi cần phù hợp với câu chuyện giả tưởng của trẻ

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình chơi cùng trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

– Gợi ý cho trẻ khi muốn bắt đầu câu chuyện bằng những mẫu câu như: “Vào năm …, khi thế giới bị những con quái vật xâm chiếm…” hoặc “Ngày xửa, ngày xưa,…”. Đồng thời, bạn có thể đóng vai một nhân vật giả tưởng và tương tác với nhân vật của con.

– Bạn cần khuyến khích trẻ đưa ra các cách để giải quyết vấn để trong câu chuyện, chẳng hạn như: “Nếu quái vật xâm chiếm thế giới thì các anh hùng phải làm gì?” hoặc “con nghĩ anh hùng hay quái vật sẽ là người chiến thắng?”…

– Nếu thấy trẻ bắt đầu chán nản và muốn bỏ cuộc, bạn cần gợi ý để trẻ tiếp tục với câu chuyện. Ví dụ như “mẹ thực sự quan tâm tới câu chuyện về anh hùng và quái vật của con, hãy kể diễn biến tiếp theo cho mẹ nghe nào”

– Còn trong trường hợp đã quá thời gian hạn định mà con vẫn mải mê với những tưởng tưởng của mình, bạn nên chủ động ngắt câu chuyện. Tuy nhiên hãy dành vài phút để trẻ hoàn thành nốt và dọn dẹp đồ chơi.

Trẻ 6 – 12 tuổi

Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học và sẽ gặp nhiều rắc rối hơn, trẻ cần học cách kết giao bạn bè, nhẫn nại chờ đợi tới lượt mình hoặc chơi theo những nguyên tắc đã định sẵn. Thời điểm này thực sự quan trọng với trẻ, nếu không kịp thời thích ứng con sẽ thua kém bạn bè đồng trang lứa và dần bị xa lánh.

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ gặp khó khăn với các nhiệm vụ, trò chơi mang tính tập thể. Do vậy, cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ bằng cách trở thành đồng đội của con. Một số trò chơi phù hợp với trẻ bao gồm: Chơi xếp hình, chơi lego, rubic, hay truy tìm kho báu, tìm hình giống nhau, cá ngựa,… Những trò chơi này có thể rèn luyện sự tập trung chú ý, giúp trẻ học cách kiên nhẫn, tư duy logic, ghi nhớ cũng như biết kiềm chế bản thân, nhẫn nại chờ đợi tới lượt mình.

Trong quá trình chơi cùng trẻ, cha mẹ nên đặt ra các nhiệm vụ kép như thi xem ai ghép hình nhanh hơn? Ai tìm được kho báu đầu tiên?… Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thú vị và hào hứng để hoàn thành trọn vẹn trò chơi mà không bỏ dở giữa chừng.

Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao ngoài trời như đá bóng, cầu lông, bóng chuyền, đạp xe, bơi lội, tập võ,… để tăng cường sức khỏe và cải thiện khả năng kết giao bạn bè của trẻ.

Khuyến khích trẻ tăng động 6 – 12 tham gia các môn thể thao mang tính tập thể

Khuyến khích trẻ tăng động 6 – 12 tham gia các môn thể thao mang tính tập thể

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp điều trị tăng động ở trẻ hiệu quả

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho trẻ tăng động giảm chú ý

Hiểu được cách chơi với trẻ tăng động giảm chú ý là rất cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả chính là các bậc phụ huynh phải thực sự kiên trì, nhẫn nại để có thể hỗ trợ tối đa giúp con sớm cái thiện hành vi, cảm xúc và các kỹ năng trong cuộc sống. Và nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện hoặc Zalo qua số 0962620043 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.


DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/fun-games-help-adhd-children-learn-from-play/

https://www.additudemag.com/play-therapy/

https://www.tribecaplaytherapy.com/blog/2016/5/9/play-therapy-interventions-for-adhd-how-does-it-work


Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận