Một đứa trẻ chào đời mang lại niềm vui và niềm hạnh phúc vô bờ bến với những bậc làm cha mẹ. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không hề dễ dàng, ngay cả với những người khỏe mạnh. Với các mẹ mắc bệnh động kinh, thách thức này còn tăng lên gấp bội khi họ vừa phải học cách chăm sóc con yêu của mình, vừa phải chăm sóc bản thân để hạn chế cơn co giật xảy ra, mang lại an toàn cho bản thân họ cũng như cho con. Một vài lời khuyên dưới đây có thể giúp ích một phần để các mẹ có thể chăm sóc con nhỏ tốt hơn.
Các mẹ mắc bệnh động kinh cần tự chăm sóc tốt bản thân mình
Thời gian dành cho bé yêu luôn luôn là không đủ cho bất cứ bà mẹ nào trên thế giới. Thế nhưng, điều quan trọng nhất, bạn vẫn phải dành thời gian chăm sóc bản thân mình để hạn chế những cơn co giật động kinh có thể xảy ra. Khi bản thân có sức khỏe bạn mới có thể chăm sóc con mình tốt được. Để làm được điều này thì trước hết bạn cần tránh một số yếu tố dễ kích thích cơn động kinh xuất hiện như:
– Uống thuốc không đều đặn hoặc quên uống thuốc
– Ngủ không đủ giấc, mất ngủ
– Đói bụng
– Mệt mỏi, căng thẳng về tâm lý
Không phải khi nào những yếu tố này cũng gây nên cơn co giật nhưng hạn chế được bao nhiêu, bạn càng giảm các cơn co giật của mình đi bấy nhiêu. Một số lời khuyên giúp bạn tránh những yếu tố trên:
– Sử dụng đồng hồ báo thức hay báo thức trên điện thoại di động để hẹn giờ uống thuốc
– Nên ăn thêm các bữa phụ trong ngày
– Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi… bằng cách tập luyện các phương pháp giúp thư giãn như thiền, yoga, đi bộ hay tập các bài thể dục nhẹ nhàng
Nếu bạn bị động kinh và phải sử dụng tăng liều khi mang thai thì sau khi sinh con, bạn cần đi khám lại để có thể điều chỉnh liều cho phù hợp.
Để chăm sóc con tốt phụ nữ động kinh sau sinh cần chăm sóc tốt bản thân
Để được tư vấn chi tiết hơn về cách chăm sóc con nhỏ khi mẹ mắc bệnh động kinh, hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.
Nếu người mẹ mắc bệnh động kinh, làm sao để chăm sóc con được tốt?
Bản thân là người mang bệnh nên việc chăm sóc con cái sẽ trở nên khó khăn hơn. Người mẹ cần chú ý rất kỹ tới từng công việc nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt hàng ngày, mọi thao tác đều phải cẩn thận để tránh làm tổn thương đến con, bởi cơn co giật động kinh có thể xảy đến bất cứ lúc nào, khiến người mẹ không tự kiểm soát được hành động của bản thân mình.
Việc tắm và thay đồ cho con
– Không nên cho con tắm trong bồn tắm mà chỉ nên đặt con trong chậu sau đó múc nước từ bên ngoài để tắm cho con. Nếu trẻ đã biết đi, đảm bảo rằng chậu tắm nằm ngoài tầm với của bé.
– Thay đồ cho bé ngay khi tắm xong chứ không nên bế con ra giường rồi mới thay.
– Để tã cũng như đồ dùng của bé ở mỗi tầng của ngôi nhà để tránh việc mang bé lên xuống cầu thang nhiều lần
Khi cho bé ăn
– Khi cho bé ăn hoặc bú, bạn nên ngồi lên một tấm thảm dày trên sàn nhà. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho bé nếu cơn động kinh của bạn xảy ra
– Nếu tác dụng phụ của thuốc điều trị làm trí nhớ của bạn bị giảm sút, hãy ghi lại những điều cần thiết để chăm sóc con (chẳng hạn như thay tã, cho bé ăn…) vào một quấn sổ hay bảng và đặt vào nơi dễ nhìn thấy.
– Chú ý tới nhãn cũng như hạn sử dụng của sữa hay các thực phẩm mà bạn chuẩn bị cho bé.
– Cho trẻ ngồi trên ghế thấp có thắt đai an toàn, tránh cho trẻ ngồi ghế cao
– Nếu bạn luôn ngã về 1 bên khi có cơn động kinh, hãy chắc chắn rằng để trẻ đang ở phía đối diện
– Cố gắng chuẩn bị sẵn đồ ăn cho bé trong trường hợp bạn không thể làm được gì sau cơn động kinh
Cách giữ em bé an toàn trong và sau cơn động kinh của bạn
– Nếu có thể, hãy nói với người nhà mang em bé đi chỗ khác và nằm nghỉ ngơi cho tới khi bình phục trở lại.
– Nếu bạn chỉ có một mình, hãy đặt con trong xe đẩy thay vì bế con
– Nếu bạn thường ngủ sau cơn động kinh, hãy nhờ bạn hoặc người thân đánh thức sau một thời gian nhất định
– Không nên khóa trái cửa. Bạn có thể đưa chìa khóa dự phòng cho người thân hoặc hàng xóm đáng tin cậy để đảm bảo rằng nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết
– Không đeo trang sức, không sử dụng bàn là, kẹp tóc khi bạn ở nhà một mình với trẻ.
Dạy con bạn về cơn co giật
Điều quan trọng là bạn cần dạy cho con hiểu về cơn co giật, động kinh của bạn để giúp đỡ bạn khi cần. Ngay sau khi trẻ hiểu về chứng bệnh này, hãy dạy trẻ sử dụng điện thoại để nhờ người trợ giúp nếu bạn không khỏe hoặc nếu bạn có cơn động kinh.
Giữ an toàn cho trẻ khi bạn đang ở bên ngoài
Các mẹ mắc động kinh không nên bế con mà nên dùng xe đẩy
Nếu bạn và con phải đi ra ngoài mà không thể nhờ được người thân đưa đi thì cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé đó là sử dụng xe đẩy. Không có loại xe đẩy đặc biệt dành cho bà mẹ có nguy cơ bị động kinh, tuy nhiên bạn có thể lựa chọn một chiếc xe đẩy an toàn cho bé theo gợi ý sau:
– Chọn xe đẩy với lớp đệm dày. Nếu có nguy cơ bạn có cơn động kinh, nó có thể bảo vệ em bé nếu bạn bị ngã. Ngoài ra nên sử dụng xe đẩy chiều chức năng.
– Sử dụng xe đẩy có phanh an toàn tự động
– Ghi lại số điện thoại của người thân trên thành xe để gọi nhờ giúp đỡ nếu cơn động kinh xảy ra
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý:
– Nên cho người thân biết địa điểm bạn định đi tới cũng như khoảng thời gian dự định bạn quay trở về nhà
– Tránh những nơi gần nước như ao, suối, hồ bơi hay sông nếu bạn đang đi một mình với bé
– Tránh các nguy cơ như leo dốc, đường đông xe cộ hay đường sắt
Phan Hùng
Nguồn tham khảo:
https://www.epilepsy.org.uk/info/caring-children
…………………………………………………………………
Thông tin tham khảo:
TP BVSK cốm Egaruta giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng sau cơn động kinh.