Hội chứng Rolandic: Thể động kinh phổ biến cha mẹ nên biết!

Hội chứng Rolandic là một trong những hội chứng động kinh phổ biến, chiếm khoảng 15% số trường hợp động kinh ở trẻ em. Mặc dù bệnh không nguy hiểm như các thể động kinh khác và sẽ tự biến mất khi trẻ trưởng thành nhưng có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng.

Hội chứng động kinh Rolandic là gì?

Hội chứng Rolandic là một thể động kinh cục bộ, trong đó sóng động kinh bắt nguồn từ vùng rolandic của não – vùng kiểm soát cử động của khuôn mặt. Bệnh thường khởi phát khi trẻ ở độ tuổi 6 – 8 tuổi và kết thúc ở tuổi dậy thì (14 – 18 tuổi). Tỷ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái.

Triệu chứng của hội chứng Rolandic gồm những gì?

Các trẻ gặp phải hội chứng Rolandic có các cơn co giật nhẹ, thường vào ban đêm hoặc khi mới thức dậy, bắt đầu ở mặt và có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

– Co giật mặt hoặc má.

– Có cảm giác ngứa ran, tê hoặc có cảm giác bất thường ở một bên mặt, miệng, lưỡi.

– Khó nói, có thể phát ra những tiếng động lạ.

– Chảy nước dãi do không kiểm soát được cơ miệng.

50% số trẻ bị động kinh Rolandic sóng động kinh lan ra các vùng còn lại của vỏ não gây nên cơn co giật – co cứng toàn thân thứ phát với các triệu chứng như:

– Mất ý thức.

– Co cứng các cơ bắp ở cả hai bên cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn.

– Co giật toàn thân.

– Khi kết thúc cơn, trẻ có thể nhầm lẫn hoặc mất phương hướng. Nhiều trẻ buồn ngủ và ngủ li bì trong vài giờ.

10 – 15% trẻ gặp phải hội chứng động kinh này cũng có thể có những khó khăn trong học tập (đọc, ngôn ngữ, không gian) và rối loạn hành vi, cha mẹ cần chú ý điều trị tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Hội chứng Rolandic không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ

Thông thường hội chứng Rolandic không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ

Nếu con bạn có các triệu chứng của hội chứng Rolandic hoặc các thể động kinh khác, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết về cốm Egaruta – sản phẩm chuyên biệt giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn, góp phần rút ngắn thời gian điều trị động kinh.

Nguyên nhân gây nên hội chứng Rolandic?

Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này. Số liệu thống kê cho thấy người thân trong gia đình trẻ có thể gặp phải hội chứng động kinh Rolandic khi còn nhỏ hoặc có các thể động kinh khác, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh có yếu tố di truyền trong những trường hợp này.

Các xét nghiệm nào được sử dụng để chẩn đoán hội chứng Rolandic?

Thường cha mẹ chỉ phát hiện ra bệnh của con khi có các cơn động kinh toàn thể. Bác sĩ chẩn đoán bệnh cần dựa trên tính chất cơn co giật và thực hiện thêm các xét nghiệm như điện não đồ EEG, chụp cộng hưởng từ MRI, bài kiểm tra thần kinh…

Nhiều trường hợp trẻ gặp phải hội chứng này nhưng kết quả điện não đồ bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành điện não đồ khi trẻ thức để tìm ra sóng bất thường trong những thời điểm này.

Điều trị hội chứng Rolandic bằng những phương pháp nào?

Thông thường hội chứng Rolandic là lành tính, không cần điều trị vì tần suất cơn thưa (1 – 2 năm có một cơn), bệnh sẽ tự hết khi trẻ bước vào tuổi dậy thì và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp những tình trạng sau thì cần phải điều trị sớm

– Khó khăn trong học tập

– Khả năng tư duy kém

– Thiếu tập trung, có vấn đề về hành vi

– Có cơn co cứng – co giật toàn thân, tần suất cơn dày hoặc xuất hiện vào ban ngày

Sử dụng thuốc điều trị

Hiện nay, một số thuốc chống động kinh như Depakine, Tegretol, Trileptal hoặc Neurontin là các loại thuốc thường được kê đơn nhất. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại chứng minh rằng các cơn co cứng – co giật toàn thân giảm nhưng các cơn vắng ý thức vẫn tái diễn.

Sử dụng thuốc chống động kinh là phương pháp tối ưu trong điều trị hội chứng Rolandic

Sử dụng thuốc chống động kinh là phương pháp tối ưu trong điều trị hội chứng Rolandic

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên

Dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, việc kết hợp một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên cùng với thuốc chống động kinh trong điều trị mang lại hiệu quả rất tích cực. Nghiên cứu của các chuyên gia thần kinh đầu ngành cho thấy thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm các kích thích quá mức trong não bộ giúp làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời giảm đau đầu, mệt mỏi cho người bệnh sau cơn động kinh. Phối hợp với thuốc chống động kinh cho kết quả vượt trội hơn việc sử dụng từng loại đơn độc.

Hiện nay, bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng cốm với tên gọi Egaruta tiện lợi, dễ sử dụng hơn. Ngay từ khi ra đời, sản phẩm đã trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh khi điều trị động kinh cho con. Cùng lắng nghe chia sẻ của Lan (Vĩnh Long) về hành trình tìm cách trị co giật, động kinh cho con trong video sau:


Bí kíp trị co giật, động kinh cho con hiệu quả

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

http://www.webmd.com/epilepsy/guide/what-is-benign-rolandic-epilepsy#1

————————————————

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      nguyễn Thị Ngọc Bích
      nguyễn Thị Ngọc Bích
      4 Năm Trước

      con tôi bị co giật 2 lần khi sốt cao lúa 3 và 6 tổi. nay cháu được 8 tuổi không sốt nhưng khi ngủ và khi chuẩn bị thức giấc tay chân hay bị máy( giật nhẹ 1-3 cái) lặp lại nhiều lần đến khi ngủ say hoặc khi tỉnh mới hết. Đi khám điện não đồ BS bảo có sóng đông kinh. Cho uống thuốc được hơn 1 tháng đi khám lại vẫn còn biểu hiện như cũ. BS vẫn tiếp tục kê đơn thuốc cũ 3 tháng tiếp và thêm cốm egaruta. nhưng khi uống cốm khi ngủ cháu lại có dấu hiệu máy chân tay nhiều hơn, mạnh hơn. nên tôi đã dừng. khi dừng k uống thì hiện tượng máy nhẹ và ít hơn. Cho tôi hỏi vì sao có hiện tượng này? liệu có phải con tôi không hợp cốm này không?