Hoang mang, lo sợ về bệnh sán lợn có thể gây di chứng động kinh

Những ngày vừa qua, thông tin về hàng trăm trẻ nhỏ tại Bắc Ninh đồng loạt được chẩn đoán nhiễm sán lợn đã dấy lên một nỗi “sợ hãi” cho nhiều bậc phụ huynh. Mọi người lo sợ ăn phải thực phẩm “bẩn” có sán, sợ bị lây nhiễm sán hoặc sợ những biến chứng nguy hiểm của chúng như mất thị lực, úng não thủy, liệt, co giật, động kinh,…

Mặc dù canh cánh trong lòng một nỗi lo sợ vô hình, và chỉ phòng ngừa bằng cách “bài xích” thịt lợn, thì liệu các bạn đã thực sự hiểu rõ về căn bệnh này cũng như mối liên quan của nó với bệnh động kinh.

Lo sợ về bệnh sán lợn (lợn gạo), nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ?

Sán lợn là một loại sán dây ký sinh và gây bệnh trên nhiều vật chủ khác nhau, ở Việt Nam hiện nay phổ biến nhất là loài sán dây lợn Taenia solium. Khi lợn ăn phải trứng và đốt sán sẽ nở thành ấu trùng, di chuyển tới các cơ vân tạo nang/kén sán, lúc này dân gian thường gọi là lợn gạo. Những người khi ăn phải thịt lợn chứa nang sán hoặc thực phẩm “bẩn” chứa trứng, đốt sán thì có nguy cơ cao bị nhiễm sán lợn.

Tùy thuộc vào việc ăn phải trứng hay nang sán mà chúng ta có thể mắc các thể bệnh khác nhau:

– Bệnh ấu trùng sán dây lợn: Trứng sán dây lợn theo thức ăn vào dạ dày, di chuyển xuống ruột rồi nở thành ấu trùng, chúng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt…. rồi hóa thành các nang sán.

– Phơi nhiễm nang sán lợn: Khi ăn phải thịt lợn chứa nang sán chưa được nấu chín, nang sán vào dạ dày, nở thành ấu trùng sán bám dính vào ruột non và phát triển thành sán trưởng thành ký sinh tại đây trong nhiều năm.

Bệnh sán lợn có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của sán lợn phụ thuộc vào diễn biến bệnh đơn giản hay phức tạp. Nhìn chung, bệnh sán lợn khá lành tính, ít biến chứng, tiên lượng cải thiện tốt và nếu có thương tổn cũng có thể tự khỏi trong 2 – 3 tháng.

Tuy nhiên, khi không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời, sán lợn có thể gây tác hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương với các biến chứng nguy hiểm như: giảm trí nhớ, liệt dây thần kinh, nói ngọng, phù gai thị, não úng thủy, động kinh,…

Mối liên hệ giữa bệnh sán lợn và co giật, động kinh?

Ấu trùng sán lợn rời khỏi ruột, di chuyển theo máu tới ký sinh tại não, chúng hóa thành các nang sán và có thể làm tăng áp lực nội sọ, gây chèn ép, “phá hủy” các tế bào thần kinh, từ đó dẫn đến cơn co giật. Lúc này, người bệnh có thể được chỉ định một số thuốc chống co giật để giảm tần số, mức độ cơn.

Cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể tiến triển thành động kinh sau này rất khó kiểm soát ngay cả khi người bệnh đã được điều trị loại bỏ nang sán.

Nang sán lợn ký sinh tại não có thể gây cơn co giật, động kinh

Nang sán lợn ký sinh tại não có thể gây cơn co giật, động kinh

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp điều trị co giật, động kinh phổ biến hiện nay

Chia sẻ kinh nghiệm trị co giật, động kinh hiệu quả từ thảo dược tự nhiên

Dấu hiệu nhận biết nhiễm sán lợn

Tùy vào từng giai đoạn phát triển, vị trí của ấu trùng sán lợn mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau:

Ấu trùng sán lợn trưởng thành ký sinh tại ruột

Nang sán khu trú tại các mô

– Rối loạn tiêu hóa nhẹ: buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.

– Suy nhược thần kinh.

– Sụt cân do không thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn.

– Đốt sán tự rụng theo phân hoặc tự bò ra ngoài (Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, màu trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng)

– Xuất hiện trứng sán trong phân.

Nang sán nằm dưới da: Xuất hiện những u nhỏ, chắc, kích thước 1 – 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, dễ di động, không ngứa, không đau.

Nang sán trong cơ xương: Viêm cơ, sốt, tăng bạch cầu ái toan, sưng cơ sau đó tiến triển thành teo và xơ hóa cơ.

– Nang sán nằm trong mắt: Tăng nhãn áp, giảm/mất thị lực, xuất huyết, phù võng mạc.

– Nang sán nằm trong não: Liệt chân tay, liệt nửa người, nói ngọng, đau đầu dữ dội, giảm trí nhớ, co giật, động kinh

Bệnh sán lợn có lây truyền không?

Sán lợn có thể tồn tại trên nhiều vật chủ ở nhiều dạng khác nhau, vậy nên chúng có thể dễ dàng lây lan từ người sang động vật hoặc từ người qua người do quá trình ăn uống, vệ sinh không sạch sẽ.

Các phương pháp điều trị khi bị nhiễm sán lợn

Ngay khi phát hiện có những đốt sán ra theo phân hoặc đốt sán bò ra trong quần lót/quần đùi, bạn cần sớm đi khám để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

Thuốc tây: Một số loại thuốc được sử dụng để loại bỏ sán và cải thiện triệu chứng như thuốc trừ giun sán (albendazole, nicosamide); thuốc chống viêm (prednisolone, dexamethasone); thuốc chống động kinh giúp giảm cơn co giật hay thuốc nhỏ mắt làm giảm nhãn áp;…

– Đặt shunt: điều trị tình trạng não úng thủy. Một ống thông (Shunt) được đặt vĩnh viễn trong não để hút dịch não tủy giúp giảm áp lực nội sọ.

– Phẫu thuật: Các nang sán cư trú trong gan, phổi, mắt, da,… có thể được phẫu thuật loại bỏ nếu đe dọa tới chức năng của các cơ quan này.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh để giảm cơn co giật do sán lợn

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh để giảm cơn co giật do sán lợn

Bạn đã biết cách phòng bệnh sán lợn?

Tạo lập theo quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất đề phòng ngừa bệnh sán lợn, do vậy bạn nên:

– Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn chưa được nấu kĩ (tiết canh, nem chua…), vì ấu trùng sán lợn dễ dàng bị bất hoạt bởi nhiệt độ, ở 75 độ C chỉ trong vòng 5 phút sán sẽ bị tiêu diệt, còn nếu nấu sôi 100 độ C, khoảng thời gian rút ngắn chỉ còn 2 phút.

– Không ăn thịt lợn có biểu hiện nhiễm nang sán (lợn gạo) và rau sống.

– Rửa tay bằng xà phòng với nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ, trước và sau khi chế biến thức ăn.

– Rửa sạch, ngâm nước muối cũng như gọt vỏ với các loại rau và trái cây trước khi ăn.

– Luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và không “phóng uế” bừa bãi.

Không như những gì đang được đồn thổi quá mức về một “đại dịch sán lợn” nào đó khiến nhiều người dân hoang mang, lo sợ. Thực chất, bệnh sán lợn không quá nguy hiểm nếu được phòng ngừa, điều trị đúng cách. Hi vọng, bài viết trên đã giúp các bạn độc giả có thêm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như nắm chắc kiến thức về cách phòng, trị bệnh hiệu quả.

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1068&ID=1650

Thông tin bài viết được tham khảo tại website http://www.impe-qn.org.vn, đây là trang web chính thức của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 

Bảng giá

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG – TƯ VẤN:   0962.620.0430963.048.266

Cốm EGARUTA hộp 30 gói (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận