Hiểu về cơn động kinh toàn thể ở trẻ

Động kinh toàn thể ảnh hưởng đến cả hai bán cầu não, khiến trẻ bị mất hoàn toàn ý thức trong một thời gian ngắn hoặc dài và phân làm nhiều dạng khác nhau. Nếu con bạn chẳng may mắc động kinh toàn thể, dưới đây là những thông tin bạn nên biết về các biểu hiện của bệnh.

Động kinh cơn lớn

Động kinh cơn lớn là loại phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất của bệnh động kinh. Nhắc đến động kinh, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một đứa trẻ đang bị co cứng toàn thân, chân tay giật liên hồi, mắt trợn ngược, sùi bọt mép… Thực tế ngoài co cứng, co giật, động kinh cơn lớn ở trẻ còn có biểu hiện bị tím tái môi, móng chân, móng tay, mặt, hơi thở bị giảm xuống hoặc ngừng vài giây và dưới 1 phút. Đôi khi trẻ mắc động kinh cơn lớn chỉ ở giai đoạn co cứng tay chân không co giật hoặc cũng có thể chỉ co giật mà không bị co cứng tay chân.

Động kinh cơn lớn có thể gây co cứng, giật toàn thân

Động kinh cơn lớn có thể gây co cứng, giật toàn thân

Không kiểm soát được các hành vi có thể xảy ra như một kết quả của cơn động kinh. Trẻ có thể nghiến răng hoặc cắn phải lưỡi, thở gấp. Nhiều người rỉ tai nhau rằng khi con lên cơn động kinh, cha mẹ nên nhét giẻ, đũa cả hoặc vật mềm trong miệng con để tránh bị cắn vào lưỡi nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Dù là nhét bất cứ vật gì thì đều có thể làm ngăn chặn đường thở, khiến trẻ bị ngạt hoặc làm tình trạng thêm tồi tệ hơn. Thay vào đó là không cho thứ gì vào miệng, hãy để yên chờ cơn qua đi rồi chuyển về tư thế nằm nghiêng sang một bên để trẻ nhanh hồi phục hơn.

Sau mỗi cơn động kinh, trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, buồn ngủ, đôi khi còn bị hôn mê, rối loạn trí nhớ nhất thời hoặc nhức đầu khá lâu. Thời gian phục hồi hoàn toàn có thể mất từ vài phút đến vài giờ, phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng trẻ.

Nếu con bạn có những biểu hiện của bệnh động kinh, hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn về giải con yêu của bạn giảm được tần suất, mức độ các cơn co giật, hạn chế ảnh hưởng đến vùng tư duy trí nhớ khi mắc bệnh động kinh!

Động kinh rung giật cơ (Myoclonic)

Cơn động kinh thể rung giật cơ diễn ra rất nhanh, cơ bắp co rút lại, thường xảy ra cùng lúc ở cả hai bên của cơ thể. Đôi khi, cơn động kinh này chỉ xảy ra đột ngột ở một cánh tay hoặc một chân, đặc biệt nhiều người bị giật ở một chân trong khi ngủ. Nếu bị lần đầu, người bệnh có thể sẽ không để ý hoặc nghĩ đó là điều bình thường.

Trẻ có cơn động kinh giật rung cơ thường sẽ tự phục hồi mà không cần sơ cứu. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện điều này xảy ra thường xuyên ở trẻ, nên đưa con tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Động kinh suy nhược (Atonic)

Động kinh suy nhược xảy ra khi cơ thể trẻ mất hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ bắp trong cơ thể, không giữ được tư thế bình thường và ngã xuống đất. Cơn động kinh này rất đột ngột, không hề có một dấu hiệu nào báo trước. Thường xảy ra ở trẻ em, khiến các con dễ bị chấn thương vùng đầu mặt, động kinh suy nhược có khả năng kháng thuốc động kinh cao.

Trẻ mắc động kinh dạng này có thể sẽ phải mang mũ bảo hiểm khi di chuyển, đi lại để đảm bảo an toàn. Việc điều trị cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ.

Động kinh vắng ý thức

Cơn động kinh vắng ý thức khiến trẻ đột nhiên rơi vào tình trạng mất ý thức tạm thời và dừng lại ở tư thế hay hoạt động trước đó, chẳng hạn như đang nói ngừng nói, đang đi ngừng đi, đang cầm đồ vật bỗng đánh rơi xuống đất mà trẻ không hề nhận thức được. Đôi khi, trẻ nhìn chằm chằm vào một vật nhưng nếu cha mẹ gọi thì không có phản hồi. Cơn động kinh vắng ý thức thường bắt đầu và kết thúc rất đột ngột, kéo dài chỉ trong vài giây, giống như có một sóng điện kịch phát xuất hiện làm cắt ngang luồng suy nghĩ và hoạt động của trẻ. Một số cơn vắng ý thức có kèm theo kiểu rung giật cơ ngắn như giật mí mặt hay các cơ trên mặt, miệng…

Động kinh vắng ý thức thường gặp nhất ở trẻ em, khởi phát bắt đầu ở độ tuổi 4 đến 12 và dần hết khi qua tuổi 15. Mỗi ngày, một đứa trẻ có thể gặp phải 50 – 100 cơn động kinh vắng ý thức.

Trong trường hợp này, trẻ cần được điều trị kịp thời vì cơn động kinh vắng ý thức có thể ảnh hưởng đến vùng tư duy, ngôn ngữ, khiến trẻ chậm tiếp thu trong học tập. Đôi khi, cơn động kinh vắng ý thức cũng bị nhầm lẫn với động kinh cục bộ phức tạp, khiến cho việc lựa chọn thuốc không phù hợp và điều trị kém hiệu quả.

Giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Trong phác đồ điều trị bệnh động kinh hiện nay, đa số các trường hợp sẽ được chỉ định các loại thuốc kháng động kinh nhằm làm giảm bớt số cơn co giật xuất hiện ở trẻ. Mặc dù tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nhưng cha mẹ không nên quá lo lắng mà tự ý giảm liều hay ngưng điều trị bằng thuốc. Hãy cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ để có lựa chọn chính xác nhất cho con yêu của mình.

Sẽ khó có thể tránh khỏi những trường hợp bị kháng thuốc chống động kinh, nguyên nhân có thể do yếu tố cơ địa của trẻ hoặc do quá trình sử dụng thuốc ngắt quãng, không đúng và đủ liều chỉ định. Đây là điều mà các chuyên gia thần kinh lo lắng, bởi dù có thay đổi bất cứ một loại thuốc chống động kinh nào thì cơ thể trẻ cũng không đáp ứng được, ngược lại số cơn co giật lại cho chiều hướng tăng lên. Hướng điều trị được cho là hiệu quả nhất với trẻ lúc này chính là giải pháp bổ trợ từ chế độ ăn uống nhiều protien và chất béo (còn gọi là ketogenic), kết hợp cùng những sản phẩm thảo dược có tính năng an thần, giảm kích thích thần kinh.


Chuyên gia hướng dẫn cách điều trị động kinh hiệu quả

Bằng chứng nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn quốc đã chứng minh rằng, hoạt chất Rhynchophiline có trong cây Câu đằng không chỉ giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, mà còn có vai trò thúc đẩy làm tăng nồng độ Gamma amino butyric acid – GABA nội sinh, điều chỉnh hoạt động của các kênh vận chuyển ion natri, canxi… Bởi sự mất cân bằng các chất điện giải và thiếu hụt nồng độ GABA, một chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây ra những cơn co giật, động kinh. Khi kết hợp đồng thời Câu đằng cùng với GABA sẽ mở ra một hướng đi mới, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn co giật, nhất là với dạng động kinh kháng thuốc, đồng thời, bảo vệ các tế bào thần kinh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đến sự phát triển tư duy, trí nhớ của trẻ trong tương lai.


Chia sẻ kinh nghiệm trị động kinh hiệu quả nhờ thảo dược

 Xem thêm:

 Cốm thảo dược hỗ trợ điều trị co giật, động kinh, đã được kiểm chứng lâm sàng

 Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả

Trẻ bị động kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hi vọng, những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ được phần nào trong việc phát hiện căn bệnh con mình chẳng may mắc phải. Tuân thủ điều trị của bác sỹ sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được động kinh kháng thuốc, sớm kiểm soát tốt các cơn động kinh để trở lại cuộc sống bình thường.

Ds. Xuân Thùy

Nguồn tham khảo: http://www.epilepsychicago.org/

—————————————————

Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương, GABA dành cho trẻ bị co giật, động kinh:

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      32 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Phạm Vinh
      Phạm Vinh
      1 Năm Trước

      tôi muốn mua 3 hộp, ở Thái bình liệu 3 ngày shop chuyển về đc ko?

      Nguyễn Thị Yến
      Nguyễn Thị Yến
      2 Năm Trước

      Bé 5 tuổi uống cùng thuốc tây có ảnh hưởng gì ko ạ

      Hải Anh
      Hải Anh
      2 Năm Trước

      28 Tuổi bị động kinh thì uống với liều như thế nào?

      Thùy Chi
      Thùy Chi
      3 Năm Trước

      Bs cho e hỏi 2 ngày nay tự nhiên bé đang ngủ xong giật mình khóc thét lên . Đến sáng hôm nay thì bé có biểu hiện giật mình 2 tay nắm chặt đưa lên cao và chân co lên mắt trợn lên vài giây xong lại trở lại bt . tư ván giúp em

      Trương thị ngọc lợi
      Trương thị ngọc lợi
      4 Năm Trước

      Chào bs:
      Em tên là NL : nam nay e duoc 34tuoi roi ạ! Trước đây, khoảng 6nam truoc, e từng bị phía sau đầu dữ dội, moi lan đau là ko thể làm dc gì hết, đau muốn run tay luôn; e có lên bv yd tphcm khám cho uống thuốc nửa tháng roi e thấy bớt nên ko lên tái khám lại! Sau vài năm e sinh mổ bé, dc 5tuoi rồi, đến giờ e bị đau đầu lại 1nam nay roi, e vẫn có lên khám bv chợ rẫy, đo dien nao đồ thì noia e bị động kinh toàn thể! Cho thuoc e ve uong lien tuc dc 3-4thang roi, e thấy cũng thuyên giảm, sợ bọ ảnh hưởng vì thuốc uong lâu dài, nên e thử ngưng thuốc dc 3-4thang thì nay e lại bị tái phát, đau co cứng trên đầu xuống ót, tới cổ! Làm máu ko lưu thông, e bị choáng, lắc lư người, đi chân hới bị loạng choạng, mỗi ngày chứ như thế, e ko thể nào chịu nổi, làm ảnh hưởng cs, sinh hoat, công việc e lắm ạ, giờ e fai làm sao? Mong bs tư vấn giúp e, và có thể cho e biết nơi nào uy tính mà e nên đi khám ạ! Cho e hỏi chuẩn đoán e là đọng kinh toàn thể là như thế nào? Triệu chứng e như trên có đúng với chuẩn đoán ko ạ? Sao e lại mắc chứng động kinh được? Trong khi từ lúc bé tới lúc giờ thì e mới bị ạ? Giúp e với! E hoang mang quá! Mong dc tư vấn sớm với ạ?

      Trang,
      Trang,
      5 Năm Trước

      Thua Bác si! Con trai toi duoc 5 tuoi khoang 4 tuan nay chau lai di tieu mat kiem soát, nhung khoang 1 tuan nay tay chan cua chau yeu han, di hay bi te cam nam rat kho khan va tay hay co quap lai. Toi da dua chau di chup CT va do dien nao, CT khong phát hien bat thuong nhung dien nao thi ket qua la theo doi hoat dong dong kinh toan the. Vay xin hoi be benh o the nang hay nhe? Vi be chua tung bi co giat. Xin cam on

      Nguyễn,
      Nguyễn,
      5 Năm Trước

      Chào BS, chồng em 25 tuổi, anh bị co giật từ năm lên 8 tuổi, chúng em cưới nhau được 6 năm, anh ấy không bị co giật thường xuyên nhưng thỉnh thoảng 2 đến 3 tháng sẽ bị, mà mỗi lần bị co giật là vào lúc a đang ngủ, cơn co giật kéo dài khoảng 2 đến 3 phút. Trong cơn co giật mắt của anh trợn ngược, đỏ ngầu, mồ hôi nhễ nhại, rồi anh phun nước miếng, phát ra âm thanh to. Sau cơn co giật anh như một người khác, mất trí nhớ tạm thời, giống như 1 đứa trẻ, phải mất 10p anh mới dần biết. Ngày hôm sau tỉnh dậy, anh hay bị đau buốt trên đầu. Vậy cho hỏi tình trạng của chồng em là thế nào ạ, hiện tại anh vẫn đang sử dụng thuốc phenobartimon do xã cấp. Xin cảm ơn

      Hồng Anh,
      Hồng Anh,
      5 Năm Trước

      Cho hoi con tui co chung khoc ngat do dien nao do bs noi la bi dong kinh toan the co the sd com nay dc k ah

      Lan Vương .
      Lan Vương .
      6 Năm Trước

      Dong kinh toan the ( con Vang y Thuc) co dung Egaruta duoc k ? Cam on !

      Quang
      Quang
      6 Năm Trước

      Con trai em 9 tuổi. Hay bị nháy mắt và khịt mũi là triệu chứng gì ạ? Có dung cốm egsruta không và ở ninh bình có bán ko ạ

      Hoai thuong
      Hoai thuong
      6 Năm Trước

      Con e mới dc 5th và bị động kinh cục bộ từ luc 1th tuổi và hiện đag uống thuốc Phennobaarbitall , và hịen tại mới đi đo điện não lại bsi lại kêt luận bị động kinh toàn thể và bsi có cho uôg thêm thuôc Deeppakin! Và jo e cho con e uôg thêm cốm này có dc ko?

      Chỉnh sửa lần cuối 2 Năm Trước by DS. Cao Thuỷ
      Hong giang
      Hong giang
      6 Năm Trước

      con tôi nam nay 3,5 tuổi cháu bị tăng động giảm chú ý ,tôi muốn mua cốm eraguta ,tôi ở Tiền Giang

      huong
      huong
      7 Năm Trước

      chào bác sĩ, em cháu năm nay được 3 tuổi, em cháu đã từng bị bệnh động kinh và đã ngắt được cơn, nhưng 9 tháng sau em cháu lại bị phát bệnh nhưng có phần nhẹ hơn lần trước, vậy cho cháu hỏi hiện giờ em cháu có vấn đề nguy hiểm gì không ạ, cháu đang rất hoang mang, mong bác sĩ giải đáp cho cháu với ạ. cháu cảm ơn!!!!

      Pham Thy
      Pham Thy
      7 Năm Trước

      Có phải bệnh động kinh toàn thể khi sốt mới bị co giật không? Hằng ngày vẫn uống thuốc động kinh theo liều lượng của bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2, tháng nào cũng đi tái khám nhưng 4 tháng sau bị bệnh sốt, vẫn bị co giật nữa.Vậy thì nên làm thế nào để không bị co giật nữa? Ngoài uống thuốc của Nhi đồng 2 thì nên làm thế nào nữa? mỗi lần con tôi co giật là tôi rất sợ. Có ảnh hưởng đến trí nhớ, sự học hành sau này phải ko?

      trần thị tuyến
      trần thị tuyến
      7 Năm Trước

      Con cháu được 4 tháng tuổi. Lúc cháu được hơn một tháng thì bị hiện tượng co giật mắt đảo lòng trắng, chân tay co cứng. Cháu cho đi khám ngay thì đi ngang đường cháu hết cơn bú ngon lành, do nhiệt kế thì 37 độ 8. Con cháu nhập viện. Bác sĩ cho thuốc an thần thì không sao. Đến hôm dừng thuốc thì cháu vẫn đảo mắt ngược lòng trắng lên nhưng chân tay không co cứng, bác sĩ kết luận bị động kinh toàn thể. Bác sĩ cho về điều trị ngoại trú. Đến nay cháu được 4 tháng thi thoảng vẫn xuất hiện cơn giật mình rồi co cứng khóc thét lên. Cháu cho đi viện làm điện não đồ thì bình thường nhưng vẫn bị như vậy. Đi khám định kỳ hỏi thì bác sĩ chỉ kê thêm liều thuốc thôi. Vậy cho cháu hỏi con cháu bị sao ạ?

      Oanh
      Oanh
      8 Năm Trước

      Con tôi được 2 tháng tuổi cháu cứ bị giật tay, chân khi ngủ và khi khóc tôi đem cháu đến bệnh viện kiểm tra các bác sỹ kết luận k có vấn đề gì, nhưng tôi rất lo lắng khi tìm hiểu trên mạng thì tôi thấy hiện tượng của con tôi giống vợi hiện tượng động kinh rung giật cơ, xin bác sỹ có thể giải thích hiện tượng của con tôi có phải là động kinh không ạ, cảm ơn bác sỹ