Tình hình covid – 19 đang có những diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, số lượng người nhiễm tăng đột biến, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, đa phần trẻ nhỏ đều bị nhẹ và nhanh hồi phục. Nhưng điều đáng lo ngại nhất nhất là tình trạng hậu covid ở trẻ em với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần!
Hậu covid ở trẻ em là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu covid ở trẻ em xảy ra ở những trẻ có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Tỷ lệ xuất hiện hậu covid ở trẻ em?
Khoảng 20 – 40% trẻ em và trẻ vị thành niên mắc hội chứng hậu covid – 19. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả những trẻ trước đó mắc COVID-19 mà không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hay nặng. Nhưng thông thường những trẻ lớn, trẻ có tiền sử dị ứng, trẻ mắc bệnh COVID-19 mức độ nặng, điều trị hồi sức có nguy cơ cao bị hội chứng hậu covid – 19 hơn.
Thời gian xuất hiện hội chứng hậu covid ở trẻ em?
Các triệu chứng của tình trạng hậu covid ở trẻ em có thể bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên khi mắc COVID-19 hoặc trong khoảng 3 tháng sau đó và tồn tại kéo dài, ít nhất 2 tháng.
Hậu covid 19 ở trẻ em có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ nhiễm bệnh
Tại sao trẻ nhỏ gặp tình trạng hậu covid – 19?
Hội chứng hậu covid ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:
– Tác động trực tiếp của virus gây tổn thương các cơ quan sau giai đoạn hồi phục
– Hậu quả của quá trình viêm kéo dài
– Phản ứng miễn dịch thái quá.
– Nhiễm COVID-19 làm nặng hơn bệnh nền đã có
– Thiếu oxy trong máu gây tổn thương não, phổi và các cơ quan khác.
– Hội chứng mệt mạn tính
– Nằm viện kéo dài hoặc đặt nội khí quản thở máy
– Rối loạn stress sau sang chấn
– Ảnh hưởng tâm thần kinh sau giãn cách
Những di chứng hậu covid – 19 thường gặp ở trẻ em?
Giống với bệnh covid – 19 cấp tính, hội chứng hậu covid 19 ở trẻ em có thể gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da, lông…. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tình trạng “hậu covid ở trẻ em có thể bao gồm các vấn đề sau:
Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS – C) hậu covid ở trẻ em
Phản ứng viêm sau khi nhiễm virus covid-19 được gọi là chứng viêm đa hệ thống (MIS – C). Đây là tình trạng các bộ phận cơ thể như tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc cơ quan tiêu hóa bị viêm.Các triệu chứng của viêm đa hệ thống gồm: sốt cao 39- 41 độ liên tục, uống thuốc hạ sốt không có tác dụng kèm theo nôn, đau bụng, tiêu chảy, mắt đỏ, lưỡi đỏ, da phát ban (đỏ ửng), tim đập nhanh, chóng mặt hoặc choáng váng, li bì, lơ mơ, co giật, phù chân, phù mí mắt, tiểu ít.
Viêm đa hệ thống chỉ xuất hiện ở trẻ em, chưa được ghi nhận ở người lớn. Ở Việt Nam đã có những trường hợp trẻ bị Covid-19 không triệu chứng hoặc bệnh nhẹ đã khỏi bệnh, sau 2-6 tuần thì khởi phát viêm đa hệ thống. Hội chứng này ít gặp nhưng nguy hiểm do tổn thương nhiều cơ quan, đe dọa tính mạng.
Biến chứng viêm đa hệ thống hậu covid ở trẻ em rất nguy hiểm
Hậu covid ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
– Vấn đề về hô hấp: COVID-19 thường ảnh hưởng đến phổi nhiều nhất, nên các triệu chứng hô hấp kéo dài khá phổ biến, bao gồm: Ho kéo dài, khó thở, hụt hơi khi vận động mạnh. Các triệu chứng này có thể kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn.
– Vấn đề về tim mạch: Tình trạng viêm cơ tim có thể khởi phát sau khi trẻ nhiễm covid – 19, những biểu hiện thường gặp gồm đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, hồi hộp, đánh trống ngực. Trong một số trường hợp nặng, viêm cơ tim có thể dẫn tới suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc đột ngột ngừng tim.
– Mệt mỏi, đau nhức đầu: Trẻ thường bị đau đầu kéo dài, dễ mệt mỏi, sức chịu đựng kém hơn, yếu tay chân, đi lại khó khăn và hay bị đau cơ khớp.
– Rối loạn tiêu hóa: Trẻ nhanh đói, nhưng lại chán ăn, dễ bị sút cân và có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn ói thường xuyên.
Hậu covid ảnh hưởng đến tinh thần trẻ
– Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ: Hậu covid 19 trẻ thường đãng trí hơn, giảm khả năng tập trung chú ý và gặp nhiều khó khăn trong học tập như đọc chậm hơn, đọc hay ngập ngừng, ngắt quãng, biết viết chậm hơn và chữ xấu đi… Điều này khiến kết quả học tập của trẻ thường kém hơn.
– Rối loạn lo âu, stress, trầm cảm: Trẻ hậu covid – 19 có thể gặp tình trạng buồn bã, lo lắng, sợ hãi, stress quá mức, trầm cảm, nặng hơn có thể phát sinh hành vi gây rối, chống đối, bạo lực, hoặc có ý định tự tử.
– Rối loạn giấc ngủ: Hậu covid-19 nhiều trẻ gặp tình trạng mất ngủ, khó vào giấc, ngủ ít hơn bình thường, hay gặp ác mộng, thậm chí là không ngủ được. Tình trạng này kéo dài thường gây mệt mỏi, đau đầu, sức khỏe suy kiệt, trầm cảm.
Khi nào phụ huynh nên đưa trẻ đi khám hậu covid 19?
Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trong và sau 4 tuần kể từ ngày trẻ nhiễm covid-19 mà xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi vị, giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ,…
Cha mẹ nên cho trẻ sớm đi khám di chứng hậu covid để có hướng xử trí kịp thời
Nên điều trị hậu covid ở trẻ em như thế nào?
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng chung
– Thuốc hạ sốt: Phổ biến nhất là Paracetamol (Acetaminophen) dạng viên nén, viên sủi, gói bộ pha với nước để uống hoặc viên đặt hậu môn nếu trẻ bị mê sảng không thể uống được. Chỉ dùng khi trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên, và nếu trẻ có tiền sử sốt co giật thì có thể dùng khi sốt từ 38 độ C. Liều dùng là 10 – 15 mg/kg/lần, cách 4 – 6 giờ nếu sốt lại. Lưu ý tổng liều thuốc không quá 4000mg/ngày.
– Thuốc giảm ho, long đờm: Ưu tiên sử dụng các dạng sản phẩm có thành phần thảo dược hoặc viên ngậm ngậm. Trong trường hợp trẻ bị ho khan nhiều hoặc ho có đờm, có thể sử dụng thêm các thuốc giảm ho như dextromethophan, Noscapin,… hoặc thuốc long đờm, tiêu đờm: carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol,… nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.
– Men vi sinh: Khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy, chán ăn, có thể dùng thêm một số loại men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa.
– Các loại vitamin (C,D) và kẽm: Tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.
– Oresol bù nước, điện giải: Sử dụng nếu trẻ sốt cao, tiêu chảy, nôn gây mất nước, rối loạn điện giải, mệt mỏi. Nên cho trẻ sử dụng liên tục, rải đều trong ngày tùy mức độ sốt, nôn, tiêu chảy.
– Nước muối sinh lý: Rửa mũi họng cho trẻ nhằm vệ sinh đường hô hấp, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm biểu hiện sổ mũi, tịt mũi.
Hỗ trợ ngăn ngừa di chứng trên hệ thần kinh
Với những ảnh hưởng về tinh thần như rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung ở trẻ nhỏ, chỉ khi các biểu hiện ở mức độ nặng, trong thời gian dài, bác sĩ mới chỉ định một số thuốc an thần, chống trầm cảm, giải lo âu vì trẻ có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Còn trong giai đoạn đầu thường ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược cùng thuốc bổ não để nhanh chóng giảm triệu chứng, cụ thể gồm:
– Thuốc chứa bình vôi, lạc tiên, tâm sen, melatonin,… giúp trẻ dễ ngủ, giảm bớt lo âu, căng thẳng.
– Thuốc bổ não chứa DHA, Omega 3, Ginkgo biloba,… giúp trẻ cải thiện sự tập trung, ghi nhớ.
– Cốm Egaruta hỗ trợ làm giảm và ngăn ngừa các di chứng trên hệ thần kinh. Sản phẩm chứa bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động dẫn truyền, đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ như GABA, Taurine, Magie, mang lại nhiều lợi ích tích cực cho trẻ hậu covid – 19 cụ thể như sau:
Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược giúp cải thiện di chứng thần kinh hậu covid ở trẻ
Cha mẹ có thể quan tâm:
Hướng dẫn cách sử dụng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu
Lợi ích của cốm Egaruta với trẻ rối loạn giấc ngủ
Hậu covid ở trẻ em có thể gây nhiều di chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Bởi vậy cần được quan tâm đúng mực, để nhanh chóng có hướng can thiệp, xử trí kịp thời. Và nếu cần tư vấn thêm về hội chứng hậu covid ở trẻ, cha mẹ có thể gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được hỗ trợ trực tiếp.
Dược sĩ Cao Thủy
Nguồn tham khảo: http://www.cdc.gov/mis/mis-c.html