Giấc ngủ không đảm bảo làm gia tăng số cơn co giật, động kinh

Bệnh động kinh và giấc ngủ có mối liên quan chặt chẽ đến nhau. Đối với người bệnh động kinh, mất ngủ, ngủ không  đủ giấc… có thể làm gia tăng cả về tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh. Do vậy, các vấn đề liên quan tới giấc ngủ cần được người bệnh động kinh lưu ý đặc biệt.

Tại sao mất ngủ làm tăng số cơn co giật, động kinh?

Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến cơn co giật, động kinh theo nhiều cách khác nhau. Hoạt động điện não và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan mật thiết với chu kỳ ngủ thức. Vì vậy, trên thực tế có nhiều cơn co giật chỉ xảy ra vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như bắt đầu vào giấc ngủ hay mới thức dậy. Khi giấc ngủ không được đảm bảo, hoạt động điện não và hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các cơn co giật, động kinh xuất hiện nhiều hơn.

Yếu tố gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ở người bị động kinh

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bị động kinh chẳng hạn như:

Ngủ không đủ giấc: Không có khuyến cáo chính xác mỗi người nên ngủ bao nhiêu giờ một ngày. Có những người chỉ cần ngủ 5 tiếng một đêm là có thể đảm bảo thực hiện tốt công việc của mình vào ngày hôm sau, nhưng có những người cần tới 8-10 giờ hoặc nhiều hơn, và thông thường nên ngủ đủ 7-8 giờ một ngày là phù hợp. Thời gian ngủ không đảm bảo sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và tăng nguy cơ xuất hiện cơn co giật, động kinh.

Mất ngủ làm gia tăng co giật ở người bị động kinh

Mất ngủ làm gia tăng co giật ở người bị động kinh

Ngủ không sâu giấc: Bên cạnh thời gian ngủ thì chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Ngủ không sâu giấc cũng là yếu tố tác động tiêu cực tới người bệnh động kinh. Ngủ không sâu giấc có thể do các nguyên nhân như tâm lý căng thẳng, lo lắng, thức dậy thường xuyên…

Xuất hiện cơn co giật vào ban đêm: Co giật vào ban đêm có thể làm người bệnh tỉnh giấc và làm gián đoạn giấc ngủ. Bộ não của người bị động kinh có thể bị thiếu một số chu kỳ giấc ngủ quan trọng. Kết quả là, một số người có nhiều cơn co giật vào ban đêm có thể gặp khó khăn khi hoạt động trong ngày

– Khó ngủ: Các vấn đề về giấc ngủ cũng có thể phát sinh từ việc khó ngủ, thức dậy thường xuyên hoặc thức dậy quá sớm. Tác động của bệnh động kinh, tâm trạng và tác dụng phụ của thuốc đều có thể gây ra tình trạng này.

– Trầm cảm: Khó ngủ là một dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm và lo âu. Nếu mất ngủ kéo dài hơn 2 tuần kèm theo các triệu chứng liên quan đến trầm cảm, lo âu, bệnh nhân cần đi khám kịp thời

– Chế độ ăn không hợp lý: Ăn hoặc uống muộn vào ban đêm, ăn nhiều trước khi đi ngủ, uống cà phê hoặc các chất kích thích vào buổi tối có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc chống động kinh có thể làm cho mọi người buồn ngủ nhưng cũng có thể gây mất ngủ ở một số người

– Rối loạn giấc ngủ: Nhiều trường hợp người bệnh động kinh mất ngủ do bị rối loạn giấc ngủ chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên và mệt mỏi.

Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ đang ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe của bạn, hãy sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp phòng và trị an toàn, hiệu quả nhất!

Cách để cải thiện giấc ngủ, hạn chế cơn co giật, động kinh

Có một giấc ngủ sâu và ngon giấc sẽ giúp ích rất nhiều cho người bị động kinh trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh động kinh có thể cải thiện giấc ngủ của mình bằng một số biện pháp sau:

– Tập thể dục đều đặn: Lựa chọn thời gian tập và bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình. Những bài tập mạnh nên tập trong ngày và hạn chế tập ngay trước khi đi ngủ

– Tạo không gian ngủ yên tĩnh, giường ngủ sạch sẽ êm ái cũng là một cách giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn

– Đi ngủ và thức dậy đúng giờ: Người bệnh nên tạo thành một thói quen đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau trong ngày.

– Cải thiện thói quen trước khi đi ngủ: không ăn muộn vào ban đêm, không sử dụng tivi, máy tính và tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

– Tránh dùng cà phê  ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ cũng như hạn chế đồ uống có cồn vào ban đêm

– Tắm nước ấm trước khi ngủ có thể làm bạn thư giãn

Nếu bạn phải mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ, hãy ra khỏi giường và thả lỏng thư giãn cơ thể hoặc ngồi yên lặng trong 20-30 phút cho đến khi bạn thấy mệt sau đó nằm xuống. Đọc một bài báo ngắn cũng giúp giấc ngủ đến nhanh hơn.

Người bệnh động kinh nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện giấc ngủ

Người bệnh động kinh nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện giấc ngủ

Người bệnh động kinh nếu bị mất ngủ thì có nên sử dụng thuốc ngủ không?

Nếu mất ngủ kéo dài có thể dùng một số loại thuốc ngủ như melation hoặc diphenhydramine để cải thiện. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc ngủ nào cũng cần phải theo chỉ định của bác sỹ. Người bệnh cũng không nên dùng thuốc ngủ nhiều hơn 2-3 tuần. Ngay cả việc chỉ sử dụng vài ngày, người bệnh cũng nên xem xét cẩn thận. Một số loại thuốc ngủ chứa benzodizepin như triazolam (Halcion), clonazepam (Klonopin), temazepam (Restoril) có thể gây co giật ở một số người.

Trong thời gian thường xuyên bị căng thẳng, gặp áp lực quá lớn như mất việc hoặc mất đi một mối quan hệ nào đó, việc sử dụng thuốc ngủ một cách hợp lý trong một vài đêm có thể giúp ngăn ngừa cơn động kinh do thiếu ngủ. Hãy trao đổi với bác sỹ trước khi quyết định sử dụng chúng.

Nếu bạn phụ thuộc vào thuốc ngủ hầu như mỗi đêm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này. Các bác sỹ sẽ cố gắng giảm dần lượng thuốc bạn đang sử dụng, hoặc hướng dẫn bạn những cách giúp ngủ ngon mà không phụ thuộc vào thuốc, kết hợp điều trị các nguyên nhân khác gây ra việc mất ngủ của bạn.

Thay cho việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược như Câu đằng, An tức hương… có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh và cải thiện giấc ngủ rất tốt đồng thời lại rất an toàn. Không chỉ vậy, nghiên nghiên cứu còn cho thấy sử dụng các thảo dược này thường xuyên còn giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Thiếu ngủ ở trẻ em bị động kinh

Trẻ em cần ngủ nhiều hơn so với người lớn. Các bác sỹ sẽ giúp bạn biết được con mình cần ngủ bao nhiêu thời gian cũng như các vấn đề giấc ngủ thường gặp ở trẻ em

Nếu cơn co giật ở trẻ xảy ra vào ban đêm hãy trao đổi lại với bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp con bạn luôn có nhiều cơn co giật khi ngủ không đủ, cha mẹ cần làm những cách để cải thiện thói quen ngủ của trẻ và tránh những yếu tố gây thiếu ngủ.

Xem thêm:

Co giật động kinh và những câu hỏi thường gặp

Phương pháp điều trị động kinh không dùng thuốc

Nguyễn Hạnh

Nguồn tham khảo: http://www.epilepsy.com/learn/triggers-seizures/lack-sleep-and-epilepsy

……………………………..

 

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận