Có khoảng 20 – 40% những người bị bệnh động kinh có rối loạn tự kỷ và tỷ lệ này tăng dần theo tuổi tác, đồng thời cũng có khoảng 1/3 số người tự kỷ cũng có bệnh động kinh. Vậy động kinh và tự kỷ có liên quan tới nhau không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Động kinh và tự kỷ là bệnh như thế nào?
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh bao gồm: sự suy giảm trong tương tác xã hội, những khiếm khuyết về ngôn ngữ, tâm lý, hành vi và thích lặp lại các hành động.
Động kinh là một nhóm các rối loạn não bộ xảy ra do sự phóng điện quá mức bất thường của các tế bào thần kinh làm thay đổi ý thức, hành vi, cảm giác… và được đặc trưng bởi những cơn co giật tái diễn.
Cả hai bệnh đều ảnh hưởng đến người bệnh với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tự kỷ và động kinh có thể có mối liên quan mật thiết với nhau.

Trong nhiều trường hợp tự kỷ và động kinh có thể liên mật thiết với nhau
Bệnh tự kỷ có thể bắt nguồn nguyên nhân từ động kinh
Năm 2013, tiến sĩ tâm lý Sally Ann Wakeford cùng các cộng sự tại đại học Bath vương quốc Anh đã thực hiện nghiên cứu trên người trưởng thành bị động kinh. Nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều người bệnh động kinh có triệu chứng tự kỷ nhưng chưa từng được chẩn đoán và điều trị. Theo đó, các triệu chứng tự kỷ tăng lên nói chung ở tất cả các dạng bệnh động kinh nhưng tăng lên rõ nhất trong động kinh thùy thái dương (Temporal Lobe Epilepsy – TLE). Các thuốc điều trị động kinh hiện nay ít hiệu quả hơn trong kiểm soát động kinh thùy thái dương, do đó việc kiểm soát không tốt các cơn động kinh được cho là làm gia tăng các dấu hiệu tự kỷ.
Giả thuyết cho tình trạng này là: sự phóng điện quá mức của các nơron trong cơn động kinh làm giảm các “somatic marker’’ có vai trò quan trọng giúp não bộ phân tích đưa ra các quyết định, thực hiện chức năng xã hội và giao tiếp, do đó làm xuất hiện những đặc điểm tương tự trong bệnh tự kỷ như giảm các tương tác xã hội thông thường (tương tác mắt, giao tiếp, chia sẻ… ) có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại.
Mặt khác, người bị bệnh động kinh còn bị ảnh hưởng tâm lý xã hội không tốt. Họ thường cảm thấy mình là người khác biệt, mặc cảm về bệnh tật của bản thân, đây cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng khả năng người bị động kinh phát triển tự kỷ. Việc gia tăng dấu hiệu tự kỷ là đặc điểm chung cho tất cả các thể động kinh, điều này được nhận thấy rõ rệt hơn ở người lớn.

Bệnh tự kỷ có thể có nguyên nhân từ động kinh
Điều trị động kinh đúng cách ngăn ngừa dấu hiệu tự kỷ
Trước nghiên cứu này, các vấn đề về xã hội và quản lý hành vi của người bệnh động kinh chưa được giải thích rõ ràng, do đó không có một kế hoạch điều trị nào cho những vấn đề này của họ. Những phát hiện mới này sẽ giúp các bệnh nhân động kinh được quan tâm hơn tới việc chữa trị các dấu hiệu tự kỷ.
Nhóm bệnh nhân có nguy cơ không được điều trị đúng chủ yếu là trẻ em. Trẻ em có tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng của bệnh động kinh cao nhất, mỗi năm có 150.000 trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ xuất hiện cơn co giật và 30.000 trẻ được chẩn đoán là mắc chứng động kinh kèm theo những cơn co giật tái diễn nhưng đây cũng chính là giai đoạn các bậc cha mẹ dễ dàng bỏ qua hoặc hiểu sai lầm về các triệu chứng mà trẻ gặp phải, do trẻ nhỏ thường biểu hiện các hành vi và tính cách bất thường. Do đó, cần đặc biệt chú ý tới các triệu chứng có thể là biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ:
– Nhìn chằm chằm kéo dài
– Tay hoặc chân chuyển động không kiểm soát được
– Không đáp ứng với những kích thích bằng lời nói
– Run rẩy, mất thăng bằng, chép môi, nháy mắt nhiều lần, nhai khi trong miệng không có đồ ăn
Hiện nay việc điều trị cho trẻ mắc bệnh tử kỷ có nguyên nhân do động kinh được dựa trên nguyên tắc điều trị tương tự bệnh động kinh. Vì vậy nếu con bạn được chẩn đoán mắc bệnh tử kỷ đã điều trị nhưng không có chuyển biến thì bạn nên cân nhắc đi khám tại các chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra liệu có phải nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện tự kỷ là từ động kinh không, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn.

DS.Cao Ngọc Hải
Nguồn tham khảo:
http://www.bath.ac.uk/
http://blog.autismspeaks.org/
https://www.epilepsy.org.uk/
http://www.huffingtonpost.com/
—————————–

Con tôi 7 tuổi, chân tay lúc nào cũng hoạt động, không tập trung học, có phải nó bị bệnh tăng động không?
Chào bạn!
Theo những thông tin mà bạn mô tả rất có thể cháu nhà bạn đã bị mắc chứng bệnh tăng động giảm chú ý. Nếu như không được điều trị sớm về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài học, khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống trong tương lai. Bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về chứng bệnh này: https://tridongkinh.com/bai-viet/tong-quan-ve-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-nho
Bên cạnh việc giáo giáo dục về hành vi tại nhà, bạn nên trao đổi để phối hợp với thầy cô giáo tại nhà trường để có phương pháp dạy bảo cháu được đúng cách, hạn chế việc la mắng, đánh đòn, thay vào đó là nên chỉ bảo cháu nhẹ nhàng, từ từ để cháu có thể hiểu, nhận thức đúng và làm theo. Sử dụng Tpcn Cốm Egaruta cũng là một giải pháp để giảm bớt chứng tăng động cho cháu. Tăng động hoàn toàn có thể kiểm soát nếu biết cách, bạn có thể lắng nghe lời chia sẻ của một người cha đã vui mừng như thế nào khi cậu con trai đã bớt tăng động, giảm chú ý: https://tridongkinh.com/chia-se/con-toi-da-giam-bot-chung-tang-dong-giam-chu-y-nho-com-egaruta
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe.