Hầu hết phụ nữ bị động kinh đang muốn sinh con sẽ có nhiều thắc mắc như mang thai có an toàn cho bản thân và thai nhi không, thụ thai có khó khăn hơn người bình thường không hay phải làm thế nào để kiểm soát cơn trong giai đoạn này?…
Tâm lý chung của chị em là lo sợ động kinh ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ của mình. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ hiểu biết về tác động của bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa, 90% phụ nữ bị động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh.
Bệnh động kinh có thể gây khó khăn cho việc thụ thai
Trung bình phụ nữ bị bệnh động kinh có tỷ lệ sinh con thấp hơn phụ nữ bình thường là 25 – 33%. Theo các chuyên gia, ở một góc độ nào đó thì bệnh động kinh có thể gây khó khăn cho chị em trong quá trình thụ thai. Một số lý do có thể là:
– Nguy cơ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang cao hơn bình thường.
– Chu kỳ kinh nguyệt thường không đều đặn, hoặc không có sự rụng trứng trong mỗi chu kỳ.
– Một số loại thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến lượng hormon trong buồng trứng, do đó tác động đến chức năng sinh sản.
– Dễ có bất thường trong nồng độ hormon tham gia vào thai kỳ.
Ngoài ra, nếu cơn động kinh không được kiểm soát cũng có thể tác động không tốt tới khả năng sinh sản. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu một người phụ nữ bị co giật xung quanh thời gian chuẩn bị rụng trứng, các tín hiệu kích hoạt rụng trứng có thể bị gián đoạn khiến hoạt động này không xảy ra.
Bệnh động kinh có thể gây khó khăn cho việc thụ thai của chị em
Sử dụng sớm Tpcn cốm Egaruta trước khi mang thai sẽ giúp chị em giảm tần suất, mức độ cơn co giật, tăng cường phục hồi sức khỏe sau động kinh, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được chuyên gia tư vấn chi tiết
Ảnh hưởng của bệnh động kinh trong thời kỳ mang thai tới phụ nữ
Phụ nữ bị động kinh trong thời kỳ mang thai có nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến thai nghén cao hơn phụ nữ bình thường. Những biến chứng này bao gồm:
– Chảy máu âm đạo.
– Tăng tần suất cơn co giật.
– Tiền sản giật, nguy cơ này đặc biệt cao nếu chị em phụ nữ có tiền sử huyết áp cao và có protein trong nước tiểu sau 20 tuần mang thai.
– Nhau thai tách ra khỏi tử cung.
Ảnh hưởng của bệnh tới phụ nữ tùy thuộc vào từng thể động kinh khác nhau. Trong một số trường hợp chị em lại cảm thấy số cơn co giật ít hơn bình thường trong khi mang thai.
Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới thai nhi
Những cơn động kinh hoặc thuốc điều trị có thể gây ra một số vấn đề với em bé trong bụng mẹ, cụ thể là:
– Lên cơn động kinh khiến người mẹ té ngã, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non, hoặc thai nhi có thể bị thiếu oxy.
– Một số loại thuốc chống động kinh thông dụng nhất trong điều trị lại làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Một đứa trẻ có mẹ bị bệnh động kinh có nguy cơ dị tật cao gấp đôi trẻ được sinh ra từ một người mẹ khỏe mạnh.
– Bị ngạt trong khi sinh do người mẹ lên cơn động kinh lúc chuyển dạ.
– Chảy máu ở những ngày đầu sau khi sinh.
– Chậm phát triển và tăng trưởng sau khi ra đời. Các vấn đề về sự phát triển và học tập của trẻ gồm chậm biết đi, chậm nói, trí nhớ kém, thiếu tập trung, phát triển trí tuệ và hành vi thấp hơn trẻ bình thường.
Các bước chuẩn bị để động kinh trong thời kỳ mang thai không còn là nỗi lo
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con bình thường, các mẹ cần lưu ý thực hiện một số lời khuyên sau:
– Trao đổi với bác sĩ về kế hoạch mang thai của mình. Căn cứ vào tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ xem xét giảm số lượng thuốc chống động kinh đang sử dụng. Bởi vì việc kết hợp nhiều thuốc điều trị có nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cao hơn chỉ một loại.
– Nếu phải thay đổi loại thuốc chống động kinh thì nên thực hiện ít nhất 1 năm trước khi mang thai. Bởi vì việc chuyển thuốc cũng có những rủi ro nhất định như người mẹ không đáp ứng tốt với thuốc mới có thể khởi phát cơn động kinh nhiều hơn và phải tiến hành thay thuốc nhiều lần đến khi tìm được loại phù hợp. Khi đổi thuốc, bác sĩ thường sẽ cho thêm một thuốc mới vào trước khi cho ngừng loại cũ. Vì vậy nếu có thai trong thời gian này, em bé có thể phải tiếp xúc với cả hai loại thuốc cùng một lúc.
– Bổ sung acid folic từ trước khi mang thai với 0,4mg acid folic mỗi ngày và tiếp tục bổ sung trong suốt thai kỳ bởi acid folic được chứng minh là làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh tới 60 – 70%.
– Không sử dụng rượu, thuốc lá hoặc các loại thuốc điều trị không được phê duyệt của bác sĩ.
– Thường xuyên thăm khám và thông báo với bác sĩ bất kỳ những bất thường nào trong suốt quá trình mang thai, sinh con để được theo dõi và có hướng xử trí kịp thời.
– Tiêm vitamin K (vitamin chống đông máu) ngay sau khi sinh hoặc trong tháng đầu tiên để giảm nguy cơ chảy máu cho em bé. Bởi vì một số loại thuốc chống động kinh có thể làm giảm vitamin K trong máu người mẹ, gián tiếp khiến nồng độ vitamin này trong cơ thể trẻ bị thấp hơn mức cần thiết.
Mẹ sử dụng thuốc chống động kinh trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm nồng độ vitamin K trong máu trẻ
Ngoài ra, chị em nên đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và dành thời gian tham gia các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga, hít sâu thở chậm… Bởi việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, thư giãn tinh thần và tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng trong việc vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của con, vừa tốt cho quá trình điều trị bệnh của người mẹ.
Ds. Lương Lan
Nguồn tham khảo:
http://www.webmd.com/epilepsy/guide/women-pregnancy-epilepsy#1
https://familydoctor.org/epilepsy-and-pregnancy/
—–—–—–—–—–—–
Giải pháp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn, tăng hồi phục sức khỏe sau động kinh có nguồn gốc thảo dược:
Em mang thai được 3 tuần. Được bác sĩ kê đơn là uống lamictal. Không biết là thuốc này có phải là thuốc dành cho mang thai tốt nhất không? Và sau khi sinh em cho con bú được không ạ?
Chào bạn Như Ý,
Hiện tại chưa có một thuốc kháng động kinh nào được khẳng định là tốt nhất đối với phụ nữ có thai vì mỗi thuốc đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Khi kê đơn Lamiictal cho bạn, bác sĩ chắc chắn đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro, do đó hiện tại, bạn có thể yên tâm dùng thuốc theo chỉ định và đi tái khám thường xuyên. Thuốc Lamiictal có thể bài tiết qua sữa mẹ nên có thể ảnh hưởng đến trẻ, do vậy, sau khi sinh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trực tiếp để cân nhắc lại về liều dùng hoặc loại thuốc hay có thể dùng sữa ngoài thay thế cho bé.
Ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện bệnh tốt hơn và có một thai kỳ khỏe mạnh. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/nhung-luu-y-khi-mang-thai-cua-phu-nu-mac-benh-dong-kinh
Sau khi sinh và cai sữa cho bé, bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, bạn nên tham khảo sử dụng kết hợp cốm Egaruta – sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ phòng và điều trị cơn co giật, động kinh. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, từ đó giảm thời gian điều trị bệnh. Đồng thời trong sản phẩm cũng chứa các thành phần bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Thực tế cho thấy rất nhiều người bệnh đã kiểm soát cơn co giật, động kinh rất tốt sau khi kiên trì sử dụng sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu như bạn cần hỗ trợ bất cứ vấn đề gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962 620 043
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!