Động kinh thùy chẩm là một dạng động kinh hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh, đặc biệt là gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị chính là chìa khóa giúp bạn kiểm soát bệnh tốt nhất.
Thùy chẩm đóng vai trò gì?
Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể và được chia thành 5 phần với các vai trò khác nhau: thùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Trong đó, thùy chẩm nằm ở gần phía sau của hộp sọ, là trung tâm xử lý hình ảnh chính của não với các nhiệm vụ:
– Điều khiển thị giác.
– Ước lượng khoảng cách, tỉ lệ và kích thước của mọi vật.
– Cảm nhận đường nét, màu sắc và bố cục hình ảnh.
– Phát triển năng khiếu thẩm mỹ trong nghệ thuật hình họa.
Bất cứ tổn thương hay bệnh lý nào liên quan tới thùy chẩm đều gây ảnh hưởng tới thị giác của người bệnh.
Động kinh thùy chẩm là gì?
Động kinh thùy chẩm là một rối loạn thần kinh phát sinh do hoạt động điện quá mức ở thùy chẩm của não bộ. Đây là một dạng bệnh động kinh rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trong tất cả các dạng động kinh và thường dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu sớm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 5 – 7 tuổi. Động kinh thùy chẩm đặc trưng bởi những cơn co giật, co cứng toàn thân hoặc cục bộ kèm theo sự suy giảm thị lực và chứng ảo giác.
Động kinh thùy chẩm liên quan tới hoạt động quá mức tại thùy chẩm
Nếu bạn hoặc người thân không may mắc bệnh động kinh thùy chẩm và đang loay hoay tìm cách điều trị. Hãy liên hệ ngay tới số 0962620043 để được các chuyên gia tư vấn về các giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay!
Nguyên nhân gây bệnh động kinh thùy chẩm
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh động kinh thùy chẩm, trong đó phổ biến nhất là:
– Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh động kinh thùy chẩm hoặc các loại động kinh khác.
– Mắc các dị tật não bẩm sinh hoặc có khối u trong não.
– Viêm, nhiễm ký sinh trùng.
– Tiền sản giật hoặc sản giật ở phụ nữ có thai gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy, máu, chất dinh dưỡng cho thai nhi.
– Mắc bệnh tự miễn của đường tiêu hóa (bệnh Celiac) khiến cơ thể không hấp thu được Gluten.
– Rối loạn quá trình trao đổi chất hoặc rối loạn ty lạp thể.
Dấu hiệu nhận biết động kinh thùy chẩm
Thùy chẩm có trách nhiệm xử lý những thông tin hình ảnh, vì vậy mọi hoạt động điện bất thường xảy ra trong khu vực này sẽ gây ảnh hưởng tới thị giác với nhiều triệu chứng khác nhau như:
– Xuất hiện ảo giác như nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy nhanh, chậm khác nhau hoặc những mẫu hình tròn nhiều màu sắc kéo dài vài giây đến vài phút.
– Thị lực giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có thể bị mất thị lực một phần hoặc mù hoàn toàn.
– Hiện tượng pallinopsia: sau khi nhìn chằm chằm vào một vật nào đó thì khi nhìn đi chỗ khác sẽ có một hình ảnh mơ hồ vẫn còn trong trường thị giác.
– Đau mắt và có những chuyển động rung giật mắt tự phát, nháy mắt liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Đau đầu dữ dội xảy ra trong hoặc sau một cơn động kinh.
– Xuất hiện cơn co giật, co cứng toàn thân hoặc cục bộ kéo dài trong khoảng 2 – 3 phút.
Phương pháp chẩn đoán động kinh thùy chẩm
Ngoài các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh thùy chẩm, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:
– Đo điện não đồ EEG: Giúp phát hiện các phản ứng bất thường đối với những kích thích về âm thanh, ánh sáng, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh.
– Chụp MRI, chụp CT: Xác định vị trí não bộ bị tổn thương.
– Xét nghiệm máu, sinh hoá nhằm sàng lọc các rối loạn chuyển hóa.
– Xét nghiệm di truyền, sinh thiết da có thể cần thiết trong các trường hợp không rõ nguyên nhân.
Đo điện não đồ là xét nghiệm đặc hiệu giúp chẩn đoán động kinh thùy chẩm
Giải pháp điều trị động kinh thùy chẩm
Cũng như mọi dạng động kinh khác, lựa chọn đầu tay trong điều trị động kinh thùy chẩm là thuốc chống động kinh và đa phần người bệnh đều đáp ứng tốt. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh thùy chẩm bao gồm: depakine, carbamazepine, phenitoin… Tuy nhiên, thuốc tây luôn là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích mang lại, nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn chẳng hạn như: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng, rối loạn cảm xúc, suy giảm trí nhớ… Bởi vậy, cần chú ý theo dõi những dấu hiệu bất thường nhằm phát hiện và điều chỉnh thuốc kịp thời.
Ngoài thuốc tây y, các nhà khoa học cũng khuyến khích người bị động kinh thùy chẩm nên phối hợp sử dụng cùng sản phẩm từ thảo dược An tức hương, Câu đằng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) cốm Egaruta nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Nhờ hỗ trợ tăng cường nồng độ GABA nội sinh, sản phẩm sẽ giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, ổn định hoạt động điện não bộ, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị. Không chỉ vậy, cốm Egaruta còn chứa các dưỡng chất tốt cho não bộ, thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn.
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, sản phẩm cốm Egaruta đã được nhiều người đón nhận, tin tưởng lựa chọn và phản hồi hiệu quả tích cực.
Câu chuyện của con gái chị Phương (Đăk Lăk) là minh họa điển hình. Mắc căn bệnh động kinh vô căn từ năm 15 tuổi, nhưng đến khi sử dụng cốm Egaruta, sức khỏe con dần ổn định. Đến nay đã hơn 1 năm, cơn co giật giảm đáng kể và điều đáng mừng là tư duy của con vẫn bình thường. Chị Phương hạnh phúc chia sẻ lại:
Chị Phương chia sẻ hành trình tìm cách trị co giật, động kinh cho con hiệu quả
Mặc dù hiện nay rất khó để chữa khỏi hoàn toàn động kinh thùy chẩm, tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn co giật và cải thiện chức năng thị giác hiệu quả.