Có khoảng 3 % người bệnh động kinh khi tiếp xúc với đèn nhấp nháy ở những cường độ nhất định có thể gây co giật, tình trạng này được gọi là động kinh quang.
Bệnh động kinh quang thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 7 đến 19, ít gặp sau độ tuổi 20, bé gái thường bị nhiều hơn bé trai. Đặc biệt là với những người có bệnh động kinh tổng quát và động kinh myoclonic. Nhiều trường hợp họ không biết rằng họ rất nhạy cảm với ánh đèn nhấp nháy hay ánh sáng quang cho đến khi họ bị lên cơn động kinh và những người này chỉ lên cơn động kinh khi tiếp xúc với ánh sáng kích thích.
Ánh sáng của các trường hợp sau có thể kích hoạt cơn động kinh
– Màn hình tivi hoặc máy tính
– Đèn nhấp nhảy trên sân khấu, các quán bar…
– Một số trò chơi game, chương trình phát sóng truyền hình có đèn nhấp nháy nhanh hoặc xen kẽ các màu sắc khác nhau, ánh sáng nhìn qua quạt trần đang quay…
– Đèn chớp của xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát hay báo động.
– Ánh sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời, đặc biệt khi nhìn ánh sáng đó dưới nước, chập chờn qua cây, hoặc qua những rèm cửa.
– Pháo bông, các hình sọc trên giấy dán tường hoặc vải…
Ánh sáng từ màn hình ti vi, máy tính có thể kích thích cơn động kinh quang
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh động kinh – Vì sao khó chữa?
Cách kiểm soát rối loạn tăng động ở trẻ nhỏ
Bệnh động kinh – Bạn đã biết cách kiểm soát
Tuy nhiên không phải tất cả các ánh sáng trên đều gây co giật, cần phải có nhiều yếu tố kết hợp để kích hoạt các phản ứng quang ví dụ như: tần số của đèn flash, mức độ rực rỡ, sự tương phản của ánh sáng, khoảng cách giữa người xem và các nguồn ánh sáng, bước sóng của ánh sáng…Tần suất hoặc tốc độ của ánh sáng nhấp nháy gây co giật ở mỗi người là khác nhau, người ta nhận thấy đèn nhấp nháy gây co giật thường ở tần số 5-30Hz mỗi giây.
Ngoài ra người bị động kinh quang có thể tăng cơn co giật nếu họ đang trong tình trạng mệt mỏi, say, chơi game quá lâu không nghỉ ngơi.
Triệu chứng của động kinh quang
– Bệnh nhân mất ý thức và ngã xuống đất
– Cơ bắp và cơ thể đồng thời cứng lại , bệnh nhân cắn lưỡi và bên trong má.
– Thở dốc, chân tay co gật, đi tiểu mất kiểm soát
– Khi cơn co giật kết thúc, các cơ bắp giãn ra và người từ từ tỉnh lại, sau cơn động kinh bệnh nhân có thể bị mất trí nhớ tạm thời, mệt mỏi, cảm thấy đau đầu, họ cần được nghỉ ngơi, tuy nhiên một số người có thể trở lại bình thường ngay sau khi cơn động kinh kết thúc.
Bệnh động kinh quang được điều trị như thế nào?
Không có cách chữa cho động kinh quang. Tuy nhiên, các thuốc chống động kinh có thể làm giảm tần suất co giật. Những người bị động kinh quang có thể giảm cơn động kinh bằng cách tránh các yếu tố kích thích và có chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể hạn chế được cơn động kinh quang:
Thực hiện lối sống lành mạnh
– Nghỉ ngơi nhiều
– Hạn chế căng thẳng
– Tránh uống rượu quá mức
– Không chơi máy tính và trò chơi quá lâu hoặc khi bạn đang mệt mỏi
Tránh các nguồn đèn nhấp nháy
– Tránh các câu lạc bộ đêm, chương trình pháo hoa, các buổi hòa nhạc.
– Xem TV và các trò chơi game trong phòng có ánh sáng tốt và ngồi với khoảng cách an toàn so với màn hình.
– Sử dụng màn hình phẳng, điều chỉnh các thiết lập internet để kiểm soát hình ảnh chuyển động.
– Sử dụng điều khiển từ xa thay vì lại gần TV để thay đổi kênh.
– Tránh xem các chương trình trong thời gian dài, giảm độ sáng màn hình.
– Đeo kính mát phân cực trong khi xem truyền hình và ra ngoài để giảm độ chói đồng thời bảo vệ đôi mắt của bạn.
Người bệnh động kinh quang nên đeo kính mát để tránh bị kích thích bởi ánh sáng
Sống chung với bệnh động kinh quang rất đáng sợ và khó chịu, bạn có thể bị lên cơn động kinh nếu như gặp yếu tố kích thích và chính điều này bạn sẽ không bao giờ biết khi nào mình sẽ lên cơn động kinh. Tuy nhiên người động kinh quang vẫn có một cuộc sống bình thường, có thể hạn chế được các cơn co giật nếu họ có cuộc sống lành mạnh và có các kiến thức để phòng tránh bệnh.
DS. Khánh Huyền
Nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được giải đáp trực tiếp.
————————————