Bạn có biết rằng, một số người chỉ cần tiếp xúc với những ánh đèn nhấp nháy hoặc nghe thấy tiếng chuông nhà thờ, tiếng nói của một ai đó cũng có thể lên cơn co giật. Đây được gọi chung là động kinh phản xạ – dạng động kinh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, cần được nhận biết sớm và có hướng can thiệp điều trị thích hợp.
Động kinh phản xạ là gì?
Động kinh phản xạ là tên gọi chung của dạng động kinh xảy ra khi người bệnh gặp các kích thích nhất định về mặt cảm giác, nhận thức hoặc do các yếu tố tác nhân từ môi trường bên ngoài bao gồm âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ… Trong đó, 85% biểu hiện là các cơn co giật toàn thể, một số người bệnh sẽ gặp cơn vắng ý thức hoặc cơn co giật cục bộ,…
Dạng động kinh phản xạ phổ biến nhất hiện nay đó là động kinh quang, với nguyên nhân chủ yếu là do nguồn sáng mạnh hoặc ánh đèn nhấp nháy. Ngoài ra, còn có một số dạng động kinh phản xạ khác như: động kinh praxis (là hiện tượng giật cơ do một số vận động thị giác như chơi cờ, viết, vẽ,….), hay động kinh âm thanh (nhạy cảm quá mức với một bài hát, một giọng nói bất kì,…), đây là dạng động kinh phản xạ nguy hiểm nhất, dễ gây nhiều rủi ro cho người bệnh.
Động kinh phản xạ xảy ra khi người bệnh bị kích thích bởi ánh sáng, âm thanh,…
Những yếu tố có thể kích thích cơn động kinh phản xạ
Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể kích hoạt một cơn co giật, động kinh phản xạ, cụ thể bao gồm:
– Nguồn ánh sáng mạnh như pháo hoa, pháo bông, đèn neon, ánh sáng mặt trời, đặc biệt khi nhìn ánh sáng đó dưới nước, chập chờn qua cây, hoặc qua những rèm cửa.
– Đèn nhấp nháy trên sân khấu, các quán bar… hoặc đèn chớp của xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát hay báo động
– Màn hình máy tính, ti vi, điện thoại,… một số trò chơi game, chương trình truyền hình có đèn nhấp nháy nhanh hoặc xen kẽ các màu sắc khác nhau.
– Một số hành động cụ thể như đọc, viết, làm toán, đánh răng, tắm nước nóng, hay thậm chí chỉ là suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
– Những âm thanh lớn như tiếng chuông nhà thờ, tiếng còi xe, một bài hát hoặc giọng nói của ai đó.
Động kinh phản xạ được chẩn đoán như thế nào?
Cũng giống như mọi dạng động kinh khác thì động kinh phản xạ được chẩn đoán dựa trên những biểu hiện lâm sàng của người bệnh là các cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân lặp lại nhiều lần (>2 lần) với những thay đổi về cảm giác, nhận thức, hành vi vận động. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để có thể xác định nguyên nhân cũng như dạng động kinh mà người bệnh mắc phải:
– Xét nghiệm máu (CBC): Loại trừ các nguyên nhân gây nên nên cơn co giật mà không phải động kinh như thiếu canxi, hạ đường huyết…
– Điện não đồ (EEG): Ghi lại hình ảnh hoạt động điện bên trong não bộ. Nếu thấy hình ảnh sóng gai, nhọn bất thường thì có thể chẩn đoán bệnh động kinh.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT não: Phát hiện những bất thường về cấu trúc não có thể gây nên cơn co giật, động kinh.
Điện não đồ là xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh
Động kinh phản xạ mặc dù khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, do đó cần được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng bệnh này, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo: 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Các phương pháp điều trị động kinh phản xạ
Với người bệnh động kinh phản xạ cách tốt nhất để ngăn chặn cơn co giật đó chính là tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể kích thích gây khởi phát cơn. Chẳng hạn như:
– Tránh đến các câu lạc bộ đêm, xem các chương trình bắn pháo hoa hay các buổi hòa nhạc với ánh sáng nhấp nháy.
– Sử dụng điều khiển từ xa thay vì lại gần ti vi để thay đổi kênh.
– Đeo kính râm trong khi xem tivi và ra ngoài để giảm độ chói, đồng thời bảo vệ đôi mắt của bạn.
– Không sử dụng các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ và nên giảm độ sáng màn hình.
– Hạn chế ở những nơi có nhiều tiếng ồn, âm thanh lớn.
Bên cạnh đó, người bệnh động kinh phản xạ vẫn phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc. Một số thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay gồm valproate, clonazepam, clobazam, lamotrigine, phenobarbital,…
Mặc dù có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt cơn động kinh phản xạ nhưng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh động kinh nói chung và động kinh phản xạ nói riêng nên kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược như cốm Egaruta để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Cốm Egaruta là sự kết hợp hoàn hảo từ 5 thành phần gồm thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng ba dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, có tác dụng trấn an tâm thần, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm cơn co giật hiệu quả, đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn.
Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Quân Y 103, Hà Nội, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.38% tần số cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:
Đánh giá của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta
Trên thực tế cũng đã có hàng ngàn người bệnh động kinh nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta đã kiểm soát cơn hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Chia sẻ hành trình tìm cách trị co giật, động kinh hiệu quả
Để kiểm soát tốt cơn động kinh phản xạ, người bệnh cần thực sự loại bỏ được những yếu tố gây kích thích khởi phát cơn, đồng thời tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dạng động kinh này, từ đó lựa chọn được những giải pháp an toàn, hiệu quả nhất cho chính mình và người thân.
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh
Con 12 tuổi, bị động kinh đang dùng Egaruta 2 gói, bác sĩ tăng liều depakin lên 500mg, tần suất và mức độ cơn giảm tôi có cần tăng liều egaruta cho con để tốt hơn không
Chào bạn Bùi Thoa,
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bé 12 tuổi sẽ sử dụng cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm 2 lần. Do đó, bạn có thể cân nhắc cho con dùng với liều lượng này để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Cốm Egaruta có nguồn gốc thảo dược nên an toàn, lành tính không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng ngay cả khi dùng dài ngày. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về cách dùng sản phẩm qua bài viết: https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-su-dung-com-egaruta
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0971.024.304 để được hỗ trợ trực tiếp.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Con 12 tuổi, bị động kinh đang dùng Egaruta 2 gói, bác sĩ tăng liều depakin lên 500mg, tần suất và mức độ cơn giảm tôi có cần tăng liều egaruta cho con để tốt hơn không
Chào bạn Bùi Thoa,
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bé 12 tuổi sẽ sử dụng cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm 2 lần. Do đó, bạn có thể cân nhắc cho con dùng với liều lượng này để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Cốm Egaruta có nguồn gốc thảo dược nên an toàn, lành tính không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng ngay cả khi dùng dài ngày. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về cách dùng sản phẩm qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-su-dung-com-egaruta
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0971.024.304 để được hỗ trợ trực tiếp.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!