Trong những năm gần đây, các nhà khoa học vẫn liên tục nghiên cứu để cho ra đời khá nhiều loại thuốc kháng động kinh thế hệ mới, tuy nhiên trên thực tế vẫn có khoảng 20 – 40% người bệnh động kinh không đáp ứng với thuốc điều trị được gọi là động kinh kháng thuốc.
Theo Liên đoàn Chống Động kinh Quốc tế (International League Against Epilepsy – ILAE), một người được coi là động kinh kháng thuốc hay động kinh kháng trị khi không kiểm soát được bệnh, tức là cơn động kinh không thuyên giảm hoặc có xu hướng tăng tần số cơn co giật lên trong khi đã sử dụng ít nhất 2 loại thuốc kháng động kinh phù hợp với thể bệnh. Đây là một trong những vấn đề vô cùng nan giải trong điều trị bệnh động kinh, tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, với sự phát triển của y học hiện nay thì vẫn có những “dược phẩm xanh” có thể giải quyết được vấn đề này, mang lại giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những ai không may mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân dẫn tới động kinh kháng thuốc?
Động kinh kháng thuốc (động kinh không kiểm soát) thường xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:
Yếu tố cơ địa của người bệnh
Hai người bệnh có thể cùng mắc một dạng động kinh, cùng sử dụng một loại thuốc, nhưng một người kiểm soát được cơn động kinh, trong khi người còn lại thì không đáp ứng với thuốc. Nguyên nhân là do yếu tố cơ địa của mỗi người khác nhau.
Không giống như các cơ quan khác trong cơ thể, não bộ tránh được sự xâm nhập của các chất độc hại là nhờ một cấu trúc bảo vệ phức tạp, được gọi là hàng rào máu não. Các thuốc kháng động kinh muốn có tác dụng thì phải vượt qua được hàng rào bảo vệ này. Tuy nhiên, do cơ địa của mỗi người là khác nhau, cấu trúc hàng rào máu não ở mỗi người có thể có đôi chút khác biệt. Bởi vậy, hàng rào máu não ở một số người không cho phép thuốc kháng động kinh đi qua để có thể phát huy tác dụng. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều ở những người mắc bệnh động kinh theo yếu tố di truyền, do khiếm khuyết gen liên quan đến các kênh vận chuyển các ion như natri, canxi, kali… đã làm thay đổi mức điện thế trên màng tế bào, chỉ một kích thích nhỏ cũng có thể làm tăng số cơn co giật và dẫn đến động kinh kháng thuốc.
Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh động kinh còn bị ảnh hưởng nhiều bởi chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi nồng độ hormon có thể làm tăng tần số cơn co giật theo từng giai đoạn.
Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng bệnh động kinh, hãy gọi điện hoặc Zalo cho chúng tôi qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa động kinh kháng thuốc hiệu quả.
Sử dụng thuốc không đều đặn hoặc sai liều
Tự ý tăng, giảm liều hay ngưng thuốc, quên thuốc, sợ tác dụng phụ nên không dám sử dụng, tưởng bệnh đã khỏi nên dừng thuốc… là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc sử dụng thuốc không đều đặn và cuối cùng là tình trạng động kinh kháng thuốc, rất khó điều trị.
Sử dụng thuốc không đều đặn có thể gây ra động kinh kháng thuốc
Tác động của lối sống, thời tiết
Tâm lý căng thẳng, stress vì công việc, cuộc sống gia đình; lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya, mất ngủ, chế độ ăn uống thất thường, không đảm bảo vệ sinh… hoặc những ảnh hưởng của thời tiết, nóng lạnh đột ngột đều là những nguyên nhân có thể tác động làm xuất hiện các cơn động kinh, tăng nguy cơ kháng thuốc điều trị.
Sai lầm trong chẩn đoán và điều trị
Động kinh là một bệnh lý liên quan đến sự rối loạn hoạt động điện trong não, gây ra những cơn phóng điện bất thường và quá mức của các tế bào thần kinh, làm xuất hiện nhiều rối loạn về vận động, hành vi, cảm giác, cảm xúc… Các biểu hiện động kinh rất phong phú và đa dạng tùy thuộc vào từng thể bệnh và từng bệnh nhân, điển hình nhất là những cơ co cứng, co giật, chân tay hoặc toàn thân, mất ý thức tạm thời…
Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự động kinh, chẳng hạn như thiếu máu não mạn tính (cơn tai biến thoảng qua), hạ canxi, tụt đường huyết, rối loạn giấc ngủ, co giật tâm lý, stress hoảng loạn tinh thần,… Chính vì vậy, bệnh động kinh dễ bị chẩn đoán nhầm. Việc sử dụng thuốc kháng động kinh để điều trị những nguyên nhân không phải động kinh đương nhiên sẽ không hiệu quả. Trong một nghiên cứu được thực hiện gần đây tại Anh, có khoảng 13% người bệnh được cho là “động kinh kháng thuốc” không thực sự bị động kinh.
Bên cạnh đó thì việc lựa chọn thuốc kháng động kinh không phù hợp với thể bệnh cũng sẽ khiến các cơn động kinh không được kiểm soát. Ví dụ: thuốc Carbamazepine (Tegretol, Carbatrol) sử dụng tốt cho người bệnh động kinh co cứng co giật toàn thân, động kinh cục bộ phức tạp nhưng thuốc thường không đáp ứng với động kinh cơn vắng ý thức và động kinh rung giật cơ.
Giải pháp tối ưu cho người bệnh động kinh kháng thuốc
Một số phương pháp như kích thích dây thần kinh phế vị, phẫu thuật cắt bỏ một phần não bộ… đang được nghiên cứu để áp dụng dụng cho người bệnh động kinh kháng thuốc. Nhưng do chi phí cao, trang thiết bị và thủ thuật phức tạp, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà hiện nay các phương pháp này rất ít được thực hiện tại Việt Nam.
Mặc dù việc kiểm soát bệnh những người bị động kinh kháng thuốc là rất khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng nhiều giải pháp kết hợp để giúp làm giảm tần suất, mức độ các cơn co giật và phục hồi nhanh chóng hơn sau mỗi cơn động kinh.
– Nên ăn uống đủ bữa, đủ chất, nên tăng cường các thực phẩm giàu protein, chất béo hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất phụ gia, bảo quản, các thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn như mì chính, bột nêm, bánh kẹo, nước ngọt có ga…
– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, cố gắng hạn chế những tình huống gây căng thẳng về tâm lý, dành nhiều thời gian để thư giãn bằng các hình thức như đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, tập thiền, yoga…
– Theo nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, hoạt chất Rhynchophyllin trong cây Câu đằng có cấu trúc giống như một tiền chất dinh dưỡng nên dễ dàng vượt qua được hàng rào máu não để giúp ổn định hoạt động điện của tế bào thần kinh nhờ có khả năng điều hòa hoạt động của các kênh ion, ổn định điện thế màng tế bào. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng kích thích não bộ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh ức chế (GABA) nội sinh. Người bệnh động kinh kháng thuốc nói riêng và động kinh nói chung có thể sử dụng dụng hoạt chất này để giảm tần suất và mức độ các cơn co giật. Hiện nay thì hoạt chất Rhynchophyllin trong cây Câu đằng cũng đã được chiết xuất, nghiên cứu để đưa vào công thức của một số sản phẩm hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho bệnh động kinh, đặc biệt hiệu quả những người bệnh động kinh lâu năm, động kinh kháng thuốc.