Có nhiều thể động kinh khác nhau, mỗi thể lại ảnh hưởng đến người bệnh theo những cách và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các cơn động kinh thường được chia làm ba giai đoạn chính đó là trước, trong và sau. Biết được những gì xảy ra trong từng giai đoạn sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh trong việc phòng ngừa tai nạn, chấn thương xảy ra.
Cơn động kinh là gì?
Cơn động kinh là bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não (chất xám) và gây ra sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát. Điều này đã làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động.
Biểu hiện trước, trong và sau cơn động kinh là gì?
Trước cơn động kinh
Đối với một số người, cơn co giật, động kinh thường xuất hiện một cách rất bất ngờ, đột ngột, nhưng một số khác lại có thể cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn động kinh xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày trước đó. Đó có thể là những thay đổi khác thường về nhận thức, hành vi, cảm giác hoặc cảm xúc tâm lý. Vậy biểu hiện trước cơn động kinh là gì?
Sau đây là một số biểu hiện cụ thể như:
– Đau đầu, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, buồn nôn hoặc cảm giác lạ từ cổ họng xuống đến dạ dày.
– Tê hoặc ngứa ran ở một phần của cơ thể
– Cảm giác Deja Vu: Cảm giác như một khung cảnh mới trở nên rất quen thuộc, giống như mình đã từng ở đó nhưng thực tế là chưa đến bao giờ.
– Cảm nhận thấy vị lạ trong miệng: vị đắng, vị kim loại…
– Nghe thấy âm thanh lạ: tiếng ù ù, tiếng người nói chuyện bên tai
– Ngửi thấy những mùi lạ: thường là mùi khó chịu
– Mắt nhìn mờ, kém đi
– Đôi khi có những cảm xúc tiêu cực như hoảng loạn, sợ hãi
Theo nhiều nhà khoa học thì rất nhiều các dấu hiệu báo trước này thực ra là các triệu chứng của cơn động kinh xảy ra ở một khu vực nhỏ của não bộ được gọi là động kinh cục bộ đơn giản.
Trước cơn động kinh cảm xúc, cảm giác, suy nghĩ… có thể thay đổi
Nếu bạn hay người thân mắc bệnh động kinh nhiều năm mà không khỏi, hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, tối ưu.
Trong cơn động kinh
Trước cơn động kinh một số người bệnh sẽ có những dấu hiệu bất thường về hành vi, tâm lý, vậy biểu hiện trong cơn động kinh là gì? Cụ thể là một số dấu hiệu sau đây:
– Mất ý thức tạm thời, ảo giác, đôi khi không nhớ được chính xác mọi thứ diễn ra xung quanh
– Khó nói chuyện (không thể nói hoặc nói những lời vô nghĩa)
– Không thể nuốt, chảy nước dãi
– Nháy mắt liên tục, mắt có thể trợn ngược hoặc nhìn chằm chằm
– Vận động yếu hoặc giảm trương lực cơ (không thể di chuyển, mất khả năng giữ thăng bằng, đầu đột nhiên cúi gập về phía trước, người ngã xuống bất ngờ)
– Run, co giật ở một hoặc cả hai bên khuôn mặt, cánh tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể, có thể bắt đầu ở một vị trí sau đó lan ra các khu vực khác
– Co cứng cơ bắp ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể
– Lặp đi lặp lại các động tác không mục đích, được gọi là automatisms như: nhai khi trong miệng không có đồ ăn, vẫy tay chào, mặc quần áo hoặc cởi quần áo, đi bộ hoặc chạy đi chạy lại.
– Co giật – co cứng toàn thân: người bất tỉnh, cơ thể trở nên căng cứng và giật thành từng cơn, răng cắn chặt
– Đi tiểu không kiểm soát, vã mồ hôi, da nhợt nhạt hoặc đỏ bừng
– Khó thở, tim đập nhanh
Trong cơn động kinh người bệnh thường bị mất ý thức
Sau cơn co giật động kinh
Khi cơn co giật kết thúc, cơ thể bắt đầu vào giai đoạn phục hồi. Một số người có thể hồi phục ngay lập tức nhưng cũng có nhiều người phải mất vài phút đến vài giờ mới trở lại trạng thái bình thường. Điều này tùy thuộc vào thể động kinh cũng như mức độ, thời gian diễn ra. Những biểu hiện cụ thể của người bệnh sau cơn động kinh là gì?
– Phản ứng chậm về nhận thức hoặc không thể đáp ứng ngay lập tức được với những tác động từ bên ngoài
– Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, chân tay mềm nhũn, buồn ngủ
– Nhức đầu, mất trí nhớ tạm thời, khó diễn đạt bằng lời nói hoặc cử chỉ
– Nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, khát nước, tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ
– Sợ hãi, buồn chán, thất vọng, lo lắng, xấu hổ
– Có thể bị bầm tím, rách da, gãy xương hoặc chấn thương đầu nếu ngã trong cơn động kinh
Không phải tất cả người bệnh đều có đầy đủ triệu chứng của các giai đoạn kể trên. Tuy nhiên, có nhận thức đúng đắn về những gì diễn ra trước, trong và sau cơn động kinh sẽ giúp bạn có những giải pháp chuẩn bị trước nhằm hạn chế nguy cơ gặp phải chấn thương, tai nạn khi cơn động kinh xảy ra.
Phương pháp điều trị cơn động kinh là gì?
Thuốc kháng động kinh
Với bệnh động kinh, co giật việc điều trị bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng động kinh. Hiện nay có hơn 30 loại thuốc khác nhau và tùy vào từng dạng động kinh, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh động kinh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc, đồng thời thường xuyên tái khám định kỳ để được bác sĩ điều chỉnh liều phù hợp và theo dõi sát quá trình điều trị.
Sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng động kinh, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, điển hình như cốm Egaruta để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Nhờ sự kết hợp độc đáo từ 5 thành phần gồm thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng ba dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh động kinh, cụ thể như sau:
- Giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh
- Đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu mệt mỏi sau cơn
- Bảo vệ trí não, tránh thương tổn khi cơn co giật xảy ra, tăng cường tư duy, trí nhớ
- Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc kèm theo cơn động kinh
Những điều này cũng đã được minh chứng qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại bệnh viện Quân Y 103, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm đến 98.38% tần số cơn co giật, động kinh và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho người bệnh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:
Đánh giá của chuyên gia về vai trò của cốm Egaruta trong điều trị co giật, động kinh
Và trên thực tế cũng đã có hàng ngàn người bệnh động kinh nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta đã kiểm soát tốt cơn co giật, cải thiện sức khỏe và có cuộc sống như những người bình thường khác. Điển hình như chia sẻ của cô Thủy (Long An) về hành trình cùng con vượt qua chứng co giật, động kinh sau:
Bí kíp giúp kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh
Xem thêm:
Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!
Hướng dẫn cách sử dụng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu
Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về cơn động kinh là gì, đồng thời có những lựa chọn đúng đắn trong điều trị giúp sớm kiểm soát bệnh, cải thiện sức khỏe và có cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn hơn!
Nguồn tham khảo: epilepsy.com