Thông thường, hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên rất dễ xuất hiện các cơn co giật. Co giật là một biểu hiện thường gặp của cơn động kinh nhưng tùy từng cơ địa mỗi trẻ khác nhau nên cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Trong khi các cơn động kinh lặp đi lặp lại thì co giật có thể chỉ xảy ra một vài lần trong đời.
Động kinh là gì?
Động kinh là một bệnh thần kinh liên quan đến não bộ khiến bệnh nhân dễ bị tái phát những cơn co giật không rõ nguyên nhân. Bệnh thường khởi phát ở trẻ nhỏ và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Đây là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, màu da.
Bệnh động kinh thường theo trẻ đi đến suốt cuộc đời
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến động kinh bao gồm: Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, khối u não, di chứng đột quỵ, dị tật não, rối loạn di truyền, tăng huyết áp, nhiễm trùng não và tổn thương não do bệnh tật hoặc chấn thương. Nhưng đa số các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh động kinh không được phát hiện. Lúc này, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị bằng thuốc để kiểm soát cơn động kinh.
Cốm Egaruta là một sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, giúp phục hồi khả năng vận động, tăng cường nhận thức trí tuệ của trẻ sau cơn động kinh. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962620043 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Cơn co giật là gì?
Bộ não là trung tâm điều khiển và điều chỉnh tất cả các phản ứng tự nguyện và không tự nguyện trong cơ thể. Nó bao gồm các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau thông qua các tín hiệu điện. Một cơn co giật xảy ra khi một phần nào đó của não bộ bị tăng bất thường tín hiệu điện não, khiến chức năng điện não bình thường bị gián đoạn.
Xem thêm:
Bệnh động kinh – Bạn đã biết cách kiểm soát?
Bệnh động kinh – vì sao khó chữa?
GABA – Đích đến bệnh động kinh
Theo các chuyên gia thần kinh, bất kỳ tác nhân nào khiến các tế bào thần kinh bình thường trong não bộ mất liên lạc với nhau đều có thể gây ra một cơn co giật, chúng bao gồm sốt cao, đường huyết sụt giảm, tổn thương não… Trong những hoàn cảnh này, bất cứ ai cũng có thể bị co giật. Nhưng chỉ khi một người có hai hoặc nhiều hơn các cơn co giật không rõ nguyên nhân tái phát, người đó mới được coi là mắc bệnh động kinh.
Cơn co giật xảy ra khi một phần nào đó của não bộ bị tăng bất thường tín hiệu điện não
Các dạng cơn co giật
Những người bệnh động kinh có thể xuất hiện nhiều loại cơn co giật. Các cơn co giật trong động kinh ở trẻ em được chia thành hai nhóm là: Cơn co giật cục bộ và cơn co giật tổng thể.
Cơn co giật cục bộ
Xảy ra khi điện não tăng bất thường ở một phần nào đó của não bộ. Trước khi các cơn co giật cục bộ xảy ra, trẻ có thể có những triệu chứng dự báo trước như hiện tượng ‘’déjà vu’’ (cảm giác mơ hồ những gì đang diễn ra đã từng xảy ra trước đây), cảm thấy sợ hãi hoặc quá hưng phấn, hay có sự thay đổi về thị giác, thính giác và vị giác.
Cơn co giật tổng thể
Có liên quan đến cả hai vùng não cùng một lúc. Trẻ có thể nhìn chằm chằm một vật gì đó, duy trì một tư thế khoảng 30 giây trong cơn động kinh (động kinh vắng ý thức – absence seizures). Trẻ có thể bị ngã lăn xuống đất do vùng não điều khiển sự co cứng cơ bị ảnh hưởng (động kinh atonic). Trẻ có thể bị buồn ngủ, rối loạn thị giác, nhức đầu, mệt mỏi, có thể bị co cứng sau co giật (động kinh cơn lớn – grand mal seizures). Trẻ bị co giật theo từng khu vực, một nhóm cơ bắp nhiều lần trong ngày hoặc trong nhiều ngày liên tiếp (động kinh múa giật – myoclonic seizures)
Ngoài ra, sốt cao co giật không phải là động kinh, mặc dù sốt cao cũng có thể gây ra co giật ở một đứa trẻ đã mắc bệnh động kinh. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, có thể do di truyền. Các cơn sốt co giật kéo dài dưới 15 phút là bình thường, nếu trẻ vẫn sốt và co giật hơn 15 phút, trẻ có thể bị biến chứng thần kinh lâu dài.
Trong cơn co giật, đôi môi của trẻ có thể trở nên hơi xanh và hơi thở có thể không được bình thường. Sau đó, trẻ sẽ bị mất ngủ hoặc mất phương hướng. Các triệu chứng của bệnh động kinh có thể giống với một số tình trạng bệnh chứng khác ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa con đến các bác sỹ để được tư vấn sớm, có phương án điều trị phù hợp và có hiệu quả.
Chẩn đoán cơn động kinh khi xuất hiện co giật
Một cơn co giật điển hình chưa thể kết luận trẻ đã bị mắc bệnh động kinh hay không. Để xác định bệnh nhi có mắc bệnh động kinh, các bác sỹ sẽ phải tiến hành xét nghiệm chẩn đoán.
Trẻ có thể cần được theo dõi thêm về các vấn đề thần kinh, được hiện một bài kiểm tra thể chất và các xét nghiệm bao gồm:
– Xét nghiệm máu
– Điện não đồ (EEG) ghi lại hoạt động điện của não bằng các điện cực gắn vào da đầu.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong não bộ.
– Chụp cắt lớp vi tính CT sử dụng kết hợp của X-quang và công nghệ máy tính để tạo ra các hình ảnh cắt ngang, hoặc dọc trục não bộ.
– Chọc dò tủy sống bằng một loại kim đặc biệt được chọc vào thắt lưng giúp đo áp lực trong ống cột sống và não bộ. Dịch não tủy được xét nghiệm để xác nhận các vấn đề nhiễm trùng.
Chẩn đoán cơn động kinh bằng điện não đồ
Bệnh động kinh là một căn bệnh khá nguy hiểm nhưng nếu được kiểm soát tốt các cơn động kinh, trẻ hoàn toàn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh khi trưởng thành. Khi con có các dấu hiệu động kinh, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Với cả những trường hợp con bị co giật, cho dù không phải do động kinh, cha mẹ cũng cần phải thật bình tĩnh đưa con đi bệnh viện sớm, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
DS. Xuân Thủy
Nguồn:
http://www.hopkinsmedicine.org/
http://www.epilepsy.va.gov/
————————————————
Chào bác sĩ
Bé nhà em đến nay được 6 tháng tuổi, bé đi ngủ bị rung giật tay chân 2 lần, rung Giật ở đầu 2 lần . Tổng cộng là 4 lần, nhưng 2 lần sau cuối thời gian rung giật cách nhau 15 ngày , bé rung cũng mạnh và rõ rệt hơn khoảng 1-3 giây. Bé vẫn bình thường không sốt . Như vậy liệu có phải có nguy cơ mắc bệnh động kinh và có ảnh hưởng gì k ạ ?
Chào bạn Lâm hồng thúy,
Biểu hiện rung giật cơ của bé có khả năng là dấu hiệu của cơn động kinh giấc ngủ, tuy nhiên cũng không thể loại trừ nguyên nhân do rối loạn thần kinh khác gây ra. Vì độ tuổi của bé còn quá nhỏ nên để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gia đình nên sớm đưa con đến chuyên khoa Thần kinh tại các viện Nhi khám, làm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để đánh giá chính xác mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin bệnh trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/ly-giai-nhung-nguyen-nhan-gay-co-giat-khi-ngu-va-cach-dieu-tri-hieu-qua
Bên cạnh đó, sau khi thăm khám nếu đúng là cơn động kinh giấc ngủ, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm cốm Egaruta để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Sản phẩm này có chứa các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé sức khỏe!
chào bs con e nay 26 tháng truoc đây cháu sốt với giật bây gio k sốt cũng bị giật.moi xuất hiện k soits mà giật với vài lần.di bv nhi thanh hóa kham bs kêu dfoongj khinh..bs tư vân giup e voi ạ
Chào bạn,
Sốt cao co giật nếu tái diễn nhiều lần thì có nguy cơ cao phát triển thành bệnh động kinh. Bạn đã đưa con đi khám và được chẩn đoán động kinh, bạn nên cho con sử dụng thuốc theo đúng chỉ đinh của bác sĩ kết hợp với Tpcn Cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm hai lần. Đây là sản phẩm chuyên biệt giúp an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh từ đó làm giảm các triệu chứng co giật bé đang gặp phải. Cốm Egaruta có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên hoàn toàn lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn có thể yên tâm cho con sử dụng lâu dài. Có rất nhiều người bệnh đã xua tan được nỗi lo lắng của mình nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm này với thuốc chống động kinh của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm qua chia sẻ của họ trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Thân mến!
Thưa bác sĩ con có một đứa cháu. Bé mới sinh ra thì bị co giật và tới giờ đã được 5 tuổi mà bé yếu quá chưa đi được. Bác sĩ có cách để điều trị cho bé không ạ?
Chào bạn,
Với tình trạng của bé, bạn nên đưa bé đi khám ở bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa thần kinh Nhi các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và đưa ra các loại thuốc cũng như phác đồ điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể cho bé sử dụng Tpcn Cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 3- 6 tháng nhằm giúp an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, từ đó làm giảm tình trạng co cứng, co giật bé gặp phải. Bạn có thể đọc thêm một số bài viết sau để hiểu hơn về cách chẩn đoán và điều trị căn bệnh này:
https://tridongkinh.com/bai-viet/benh-dong-kinh-cach-nhan-biet-va-dieu-tri-an-toan-hieu-qua
Thân!
Chào bác sĩ. con gái em được 4 tuổi, cháu ko bị co giật bao giờ, nhưng đêm ngủ cháu hay cử động chân tay nhẹ (máy chân tay) ban ngày cháu rất nghịch và hay bị mẹ đánh. Bé còn hay kêu mỏi chân nữa. Tình trạng đêm ngủ hay cử động chân tay thế có phải bị động kinh không ạ. Cảm ơn bác sĩ ạ
Chào bạn,
Việc cháu máy tay chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do bé vận động nhiều vào bạn ngày, do bé bị thiếu canxi, hạ canxi huyết, rối loạn chất điện giải, rối loạn giấc ngủ hoặc co giật động kinh…. Để chẩn đoán được chính xác và có hướng điều trị hiệu quả, bạn nên đưa bé đi thăm khám tại chuyên khoa thần kinh các bệnh viện lớn hoặc khám tại bệnh viện Nhi. Trong trường hợp bé bị co giật động kinh, bạn cần cho cháu sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với sử dụng Tpcn Cốm Egaruta tới liều 2 gói/ngày chia làm hai lần để tăng hiệu quả điều trị cho bé.
Thân mến!
Chào bác sĩ,
Con em được 9 tháng tuổi, mấy ngày gần đây hễ cho bé nằm bú với mẹ, đang bú tự nhiên bé nằm ngữa ra, chân phải và phần lưng dưới phải cứ giật giật như mún nghiêng ngừơi dậy khoảng 4 lần như vậy trong khoảng 10s. Xong bé bú lại bình thường. Khoảng 2p sau bé lại nvay. .lặp đi lặp lại khoảng 5 lân rồi bé bú ngủ. Chân bé ko bị cứng lúc đó. E k bjk bé bị động kinh ko. Em lo quá. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ. Cám ơn bác sĩ
Chào bạn,
Chỉ qua những biểu hiện trên chưa thể kết luận bé có bị động kinh hay không. Vì vậy, bạn cần để ý thêm các triệu chứng khác ở bé. Nếu các cơn giật này tăng lên hoặc có các triệu chứng bất thường khác như co cứng chân tay, co giật toàn thân, co giật xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả khi bé chơi… bạn có thể đưa bé đi khám ở bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh Nhi các bệnh viện lớn để được làm nhiều xét nghiệm hơn, nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của trẻ.
Thân mến!
Em xin hỏi cháu nhà em khi sinh bị ngạt lúc sinh ra về 2 3 ngày không có vấn đề gì đến mấy hôm sau thì cháu bị co giật cả chân và tay khi lim dim muốn ngủ đi khám ở Nhi Thái Bình thì họ bảo không sao nhưng đến giờ cháu được 2 tháng rồi mà vẫn chưa hết giật cho hỏi đó có phải là bệnh động kinh không. Gia đình em rất lo lắng.
Chào bạn,
Sinh ngạt dẫn đến thiếu oxy là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên cơn co giật động kinh ở trẻ. Có thể sau 2-3 ngày bị cơn đầu tiên, bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân nhưng nếu sau 2 tháng, các biểu hiện co giật ở bé chưa thuyên giảm thì nguy cơ động kinh là rất cao.
Trước hết, bạn nên đưa bé đi khám lại tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín, đồng thời nêu rõ tình trạng khi sinh ở bé cho bác sĩ biết để có thể xác định chính xác nguyên nhân, bởi lẽ nếu thực sự do bệnh động kinh gây nên, việc điều trị sớm sẽ có ý nghĩa rất quan trọng để có thể kiểm soát cơn co giật và tránh những ảnh hưởng của chứng bệnh này tới cuộc sống của bé sau này. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé sử dụng các sản phẩm thảo dược như Tpcn Cốm Egaruta để giảm bớt tần suất các cơn co giật. Đây là sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ tốt cho tình trạng co giật bé nhà mình đang gặp phải.
Chúc bé khỏe, ngoan!
Nhin o Ben ngoai e rat chi la khoe mang,nhung that chat ra Ben trong e thi lai bi benh dong kinh nay tu nho,e rat chi la buon,e uong rat chi la nhieu thuoc de Chua khoi benh cua e nhung ma k khoi dc,a c co the jup do e va chi e loi khuyen de dc Chua khoi benh dong kinh nay di theo suot choc doi e dc k ha a c?no da theo e suot 30 nam joi do e rat la buon,ai cung noi la e rat chi la Igor manh,nhung that chat ra rthi trong bt e thi lai om mot Thu benh ac Qiu trong nguoi suot 30 nam troi,muon lam j cung k dc,moi khi Len con co jat,e rat chi la buon,a c tim cach jup do e voi nhe.
Chào bạn Vân!
Chúng tôi thực sự rất cảm thông với những chia sẻ của bạn. Mặc dù động kinh là một căn bệnh khó điều trị nhưng cũng có khá nhiều người có thể kiểm soát được hoàn toàn các cơn co giật nếu uống thuốc chống động kinh thường xuyên, liên tục, trong mội thời gian dài theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Với trường hợp của bạn, đã uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, có thể do những lọai thuốc đó không phù hợp với thể bệnh, hoặc bạn dùng thuốc không đủ thời gian cần thiết mà đã bỏ, dẫn đến động kinh kháng thuốc (điều trị các loại thuốc sau không có tác dụng nữa). Bạn nên đi khám lại tại các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện đầu ngành, nếu ở Hà Nội thì có thể tới Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, ở TP. HCM có Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương… để được kiểm tra lại, từ đó các bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị phù hợp nhất cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang duy trì dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể kham khảo và kết hợp sử dụng tpcn Cốm Egaruta, đây được coi là sản phẩm chuyên biệt trên thị trường hiện nay giúp hỗ trợ làm giảm tần suất mức độ và tần suất các cơn co giật, bổ sung tăng cường dinh dưỡng cho não, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe sau cơn động kinh. Dưới đây là thông tin về sản phẩm để bạn tham khảo thêm: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Bên cạnh đó, trong điều trị bệnh động kinh thì việc giữ cho tâm lý thoải mái vui vẻ là rất quan trọng, bạn có thể tập luyện thiền, hoặc yoga để giúp tâm lý thoải mái hơn, đồng thời cũng cần ăn uống hợp lý (tăng cường protein, chất béo và hạn chế tinh bột), tránh thức khuya… Nếu có thắc mắc thêm về bệnh, bạn có thể gọi điện cho chúng tôi theo số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn.
Chúc bạn sớm thoát khỏi căn bệnh này!