Đôi khi bạn phát hiện tay, chân, mắt hay thậm chí là toàn thân bị run giật cơ liên tục, xảy ra trong vài giây mà chẳng rõ nguyên nhân. Vậy cơ giật liên tục là bệnh gì, có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Cơ giật liên tục là gì?
Co giật cơ là những biểu hiện không tự chủ liên quan đến các khu vực nhỏ của cơ bắp, có thể xảy ra ở cánh tay, bàn chân, ngón tay, đầu, cổ, mắt, dạ dày,… và thường ít được chú ý do chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong trường hợp giật cơ liên tục thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh cần được can thiệp sớm.
Giật cơ liên tục có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể: tay, chân, mắt, bụng,…
Biểu hiện giật cơ liên tục
Cơ bắp tạo thành từ nhiều sợi cơ khác nhau và được kiểm soát bởi hệ thần kinh vận động. Nếu hệ thần kinh này bị kích thích quá mức hoặc tổn thương, nó có thể khiến các cơ bị co giật. Chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận và nhìn thấy biểu hiện giật cơ, chẳng hạn nếu mắt đang bị giật, bạn nhìn vào gương sẽ thấy các mí mắt đang nháy mà không thể kiểm soát được.
Ngoài ra, tùy vào mức độ co giật từ nhẹ đến nặng, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: Co giật một phần cơ mặt, giật cơ tay, chân hoặc giật cơ bụng hay thậm chí là giật cơ toàn thân và kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ, vận động chóng mệt, mất ý thức,…
Nguyên nhân gây ra hiện tượng cơ giật liên tục
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây hiện tượng giật cơ. Nếu giật cơ xảy ra với tần số, biên độ nhỏ trong khoảng thời gian ngắn thì thường liên quan đến lối sống thiếu lành mạnh, chẳng hạn như: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi quá mức, vận động quá sức, thiếu magie, canxi, vitamin B, lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá quá nhiều, tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, corticoid, estrogen, amphetamin… Những trường hợp này được đánh giá là lành tính và không nhất thiết phải điều trị.
Tuy nhiên, nếu tình trạng giật cơ tái diễn thường xuyên, liên tục, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:
– Bệnh động kinh: Giật cơ trong bệnh động kinh xảy ra do hoạt động bất thường ở vùng não nhất định, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ khác nhau như cơ mặt, tay, chân, ngực, lưng,…
– Rối loạn tic, hội chứng tourette: Là những cử động bất thường ở các cơ lặp đi lặp lại nhiều lần, không kiểm soát được như: nháy mắt, giật cơ mắt, giật cơ hàm, cơ cổ,…
– Teo cơ tủy sống: Gây tổn thương đến các tế bào thần kinh vận động và ảnh hưởng đến sự kiểm soát chuyển động của cơ bắp, đặc biệt là lưỡi.
– Đa xơ cứng: Trong bệnh đa xơ cứng, các myelin bị hư hỏng nặng hoặc bị viêm làm gián đoạn tín hiệu hệ thần kinh, gây thiệt hại cho các sợi thần kinh cơ với nhiều triệu chứng khác nhau như: chuột rút, yếu cơ, co cứng cơ, mất thăng bằng,…
– Loạn dưỡng cơ: Là bệnh lý di truyền có thể gây tổn thương và làm suy yếu hoạt động của các cơ bắp. Chúng thường gây co giật cơ ở mặt, cổ, hông và vai.
Giật cơ liên tục có thể do nhiều nguyên nhân: động kinh, rối loạn tic,…
Giật cơ liên tục có nguy hiểm không?
Giật cơ nếu chỉ xảy ra đôi ba lần và nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học thì sẽ không đáng lo ngại. Người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, giật cơ xảy ra liên tục, thường xuyên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không chỉ khiến họ cảm thấy khó chịu, đau nhức và mệt mỏi, giật cơ liên tục còn có thể làm giảm hiệu quả công việc, nhất là những công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ cao.
Một số giải pháp giúp hạn chế cơ giật liên tục
Tùy thuộc nguyên nhân gây giật cơ liên tục, bác sĩ có thể kê một số thuốc để cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu chẳng hạn như: corticosteroid, thuốc giãn cơ, thuốc ức chế thần kinh cơ,… Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt cụ thể như sau:
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và tiêu thụ một lượng protein vừa phải từ các nguồn thịt nạc, thịt gà, đậu phụ.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc (6 – 8 tiếng/ngày) để cơ thể được hồi phục và tái tạo năng lượng.
– Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi bằng các bài tập như ngồi thiền, yoga, hít sâu thở chậm,…
– Ngưng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích như: cà phê, trà đặc, nước tăng lực, nước ngọt có ga,…
Người bị giật cơ liên tục nên thực hiện lối sống khoa học
Nếu biểu hiện giật cơ liên tục là triệu chứng của bệnh co giật, động kinh, rối loạn tic, bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp cùng các sản phẩm thảo dược có khả năng trấn kinh, an thần như An tức hương, Câu đằng, nhằm giúp giảm tần số, mức độ cơn co cứng cơ, co giật, động kinh đồng thời giảm bớt sự mệt mỏi, đau nhức sau cơn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Cốm Egaruta – Giải pháp từ thảo dược An tức hương, Câu đằng giúp giảm cơn giật cơ trong động kinh, rối loạn tic hiệu quả
Giật cơ nhẹ có thể khiến bạn khó chịu nhưng về bản chất không gây nguy hại gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bị giật cơ liên tục thì cần đi khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
DS. Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/muscle-twitching