Co giật, động kinh nên thăm khám và điều trị ở đâu?

Động kinh là một bệnh lý phức tạp đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài trong nhiều năm. Nếu chẩn đoán sai, điều trị bằng thuốc không phù hợp, bệnh không những không khỏi mà người bệnh còn phải chịu thêm gánh nặng về chi phí, nguy cơ về tác dụng phụ không đáng có của thuốc. Chính vì vậy, việc lựa chọn một bệnh viện uy tín, chất lượng cao sẽ có ý nghĩa rất quan trọng giúp người bệnh có thể được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và  được điều trị với một phác đồ phù hợp, đúng cách, an toàn và hiệu quả.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh

Trước khi thăm khám để chẩn đoán chính xác liệu mình hay người thân trong gia đình có thực sự bị động kinh hay không thì bạn cần hiểu rõ về bệnh cũng như các biểu hiện triệu chứng khi cơn xảy ra.

Động kinh là một bệnh lý xảy ra khi có sự phóng điện bất thường quá mức của các tế bào thần kinh bên trong não bộ dẫn đến các thay đổi vận động, ý thức, hành vi, cảm giác… và đặc trưng bởi các cơn co giật lặp lại nhiều lần. Tuy co giật là triệu chứng điển hình của bệnh động kinh, nhưng không phải cứ co giật là mắc bệnh động kinh bởi vì có nhiều nguyên nhân khác cũng gây nên hiện tượng này. Một người chỉ được chẩn đoán mắc bệnh động kinh khi có ít nhất 2 cơn co giật trở lên. Mặt khác, ngoài co giật thì người bệnh động kinh còn có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác như:

– Giật cơ ở một phần cơ thể như: cơ tay, chân đột ngột bị rung giật

– Có những hành động lạ: mấp máy môi, chân tay chuyển động với lý do không rõ ràng, đầu đột nhiên gục xuống, mắt chớp giật liên tục…

– Cảm nhận thấy những âm thanh, mùi vị, hình ảnh, cảm giác lạ hoặc cảm xúc thay đổi thất thường

– Bị mất ý thức trong thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần: Hay nhìn chằm chằm vào khoảng không trong vô thức, đang ăn, đang chơi, đang nói… tự nhiên ngừng lại.

Cần chuẩn bị những gì trước khi khám bệnh động kinh?

Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh các bác sĩ sẽ cần được mô tả chi tiết các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Chính vì vậy, bạn nên ghi lại các triệu chứng nghi ngờ của cơn động kinh vào một cuốn sổ hoặc thông qua đoạn băng ghi hình lúc cơn xảy ra sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định chính xác căn bệnh này.

Sốt cao co giật rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nếu chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần thì không gây ảnh hưởng gì cả. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện từ 3 – 4 lần trở lên, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay để có hướng xử lý điều trị sớm bởi nó có thể là một trong những nguyên nhân để lại di chứng động kinh sau này cho trẻ.

Điện não đồ (EEG) cho phép xác định những bất thường về hoạt động điện của não bộ. Đây là phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh mà mọi người bệnh đều cần phải thực hiện. Ngoài ra một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân gây co giật không phải động kinh hoặc xác định nguyên nhân gây ra cơn động kinh như xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ (MRI)… Tuy nhiên có tới 50-70% bệnh động kinh là không rõ nguyên nhân được gọi là động kinh vô căn.

Điện nào đồ (EEG) – Phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh

Điện nào đồ (EEG) – Phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh

Những điều cần lưu ý trong điều trị co giật, động kinh

Chúng ta nên hiểu rằng, điều trị chứng co giật động kinh là một quá trình lâu dài, do đó rất cần đến sự kiên trì của người bệnh và gia đình. Các thuốc kháng động kinh cần được sử dụng liên tục, đều đặn theo đúng chỉ định, không nên tự ý dừng thuốc, tăng hay giảm liều nếu không có sự đồng ý của bác sĩ, bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng động kinh kháng thuốc rất khó kiểm soát. Tuy các thuốc kháng động kinh luôn tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ nhưng lợi ích của nó trong việc kiểm soát các cơn động kinh cao hơn rất nhiều so với những nguy cơ này. Do vậy, việc dùng thuốc là cần thiết. Người bệnh cũng như phụ huynh của trẻ động kinh không nên vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc mà không dám dùng hay không cho con mình sử dụng.

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Câu đằng, An tức hương không chỉ có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, những hoạt chất sinh học này còn có vai trò thúc đẩy làm tăng nồng độ Gamma amino butyric acid (GABA) nội sinh – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế bị thiếu hụt trong não bộ được cho là nguyên nhân gây kích hoạt những cơn co giật, động kinh. Bên cạnh đó, vai trò chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ của Câu đằng cũng được làm sáng tỏ, điều này rất hữu ích trong việc bảo vệ tế bào thần kinh trước sự tổn hại do động kinh, co giật gây ra. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp những sản phẩm hỗ trợ cùng với thuốc kháng động kinh để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đến vùng tư duy, não bộ sau này.

Cùng lắng nghe những nhận định của GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên trưởng khoa Nội thần kinh, bệnh viện 103 về tác dụng của chế phẩm từ thảo dược Câu đằng với người bệnh co giật, động kinh tại đây:


Đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn Chương về tác dụng của chế phẩm từ thảo dược Câu đằng

Có thể bạn quan tâm:

Nghiên cứu khoa học về tác dụng của Tpbvsk cốm Egaruta chứa Câu đằng trong điều trị co giật, động kinh

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả

Danh sách những địa điểm khám và điều trị động kinh

Để được thăm khám chuẩn xác và điều trị bệnh động kinh đúng cách, người bệnh nên tới những bệnh viện có chuyên khoa về thần kinh, tâm thần với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao; không nên lựa chọn những cơ sở phòng khám thiếu uy tín để tránh bị tiền mất, tật mang trong quá trình điều trị bệnh của mình. Một số bệnh viện tại 3 miền có thể tham khảo:

Miền Bắc

– Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

– Khoa thần kinh, bệnh viện Tâm thần Mai Hương – Số 4, phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

– Khoa thần kinh, Bệnh viện Việt Đức – Số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội

– Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương – Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà nội

– Bệnh viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Số 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

– Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 – Xã Hoà Bình, Huyện Thường Tín, Hà Nội

Miền Trung

– Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng – Số 193, Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.

– Khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế

– Bệnh viện chuyên khoa tâm thần Khánh Hòa – Số 9, Sinh Trung, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Miền Nam

– Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Số 341, Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM

– Khoa thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy – Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.HCM

– Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh – 192 Hàm Tử, Phường.1, Quận 5, TP.HCM

– Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2 – Đường Nguyễn Ái Quốc, KP7, P. Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

Hi vọng qua bài viết trên các bạn độc giả đã biết thêm nhiều địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị co giật động kinh. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hay liên hệ ngay tới số 0 0962.620.043 , các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Ds.Ngọc Hải

…………………………………

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      40 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      giangthuyc2@gmail.com
      giangthuyc2@gmail.com
      2 Năm Trước

      Mình bị động kinh gần 20 năm nay rồi. Liệu mình còn cơ hội

      Như Quỳnh
      Như Quỳnh
      3 Năm Trước

      Bạn em bị động kinh hơn 1 năm rồi , tuần nào cũng có cơn co giật cho em hỏi bạn em uống cốm này có được không

      Hà huy
      Hà huy
      3 Năm Trước

      Bé 4 tuổi bị sốt cao co giật có uống được cốm này không ah?

      Triệu Oanh
      Triệu Oanh
      3 Năm Trước

      Tôi muốn hỏi bệnh động kinh có di truyền không ? 1 hộp cốm bao nhiêu tiền ?

      Hoang Nguyễn
      Hoang Nguyễn
      3 Năm Trước

      Cho cháu hỏi mua 5 hộp giá bao nhiêu tiền

      Hoàng Oanh,
      Hoàng Oanh,
      4 Năm Trước

      Mình bị động kinh ko rõ nguyên nhân, đang dùng thuốc thấy cũng ổn, cứ khoảng 1 tháng 1 cơn, xin hỏi bệnh này có chữa được ko?

      Phương Trần,
      Phương Trần,
      4 Năm Trước

      Em 24 tuổi,,,, bị bệnh động kinh hơn 2 năm rồ,làm sao để chữa , tư vấn giúp em

      Hương,
      Hương,
      4 Năm Trước

      E muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, ở Tuyên quang thì mua ở đau ah

      thach kim hong chau
      thach kim hong chau
      5 Năm Trước

      cho xin địa chỉ phòng khám của bác sĩ nguyễn văn vinh bệnh viện nhi đồng 1 tphcm, hay bác sĩ có phòng khám nhưng làm việc khoa thần kinh bv nhi đồng 1

      thạch kim hồng châu
      thạch kim hồng châu
      5 Năm Trước

      con gai tôi 6 tuổi co giật 2 lần cách nhau 6 tháng uông depakin dị ung nổi nhièu mục đỏ, bs nhi đồng 1 đổi thuốc vẫn dị ứng, đang uống topamax nhưng bé sốt cao từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối, uống thuốc thứ 4 vẫn dị ứng, như vậy có uống tiếp hay đổi bệnh viên k, thấy bé lừ đừ và trí thông minh giảm rỏ, tui rất lo lắng vì trúoc đây con thông minh lắm

      Thơ
      Thơ
      5 Năm Trước

      E năm nay 32t . E bj động kinh 12nam rồi. BBây giờ bệnh của e càng ngày càng nặng . Bình thường có j hồi hộp e lai muốn lên cơn. Ngày nào e cũng nge mệt và muốn lên cơn như thế . E bây giờ dùng thuốc depakin 500mg ngày hai viẻn mà ko thấy đỡ . Có cách j giúp e với

      Thu Thủy,
      Thu Thủy,
      5 Năm Trước

      Em năm nay25 tuổi
      E bị động kinh nhưng đã uống thuốc đựoc 2 năm
      Cơn co giật đã hết nhưng dạo này e lại bị run tay
      Cầm cái gì là rớt cái đó

      Trâm nguyễn
      Trâm nguyễn
      5 Năm Trước

      E bi chung co giat lan đầu trong tinh trạng căng thẳng hoang sơ..bs cho e hoi đo la binh đong kinh hay benh co giât tam li..cam on bs nhieu mong phản hồi từ bs ạ

      HỒNG VÂN .
      HỒNG VÂN .
      6 Năm Trước

      Cho em hoi dia chi phong kham cua bac nguyen van chuong o dau vay

      Nguỷen bích ngọc
      Nguỷen bích ngọc
      6 Năm Trước

      Lúc trước em bị lên cơn động kinh em có điêu trị ở bệch viện bạch mai .sau 3 ko bị như giờ lai tái phát

      Hoàng Thị Nhung
      Hoàng Thị Nhung
      6 Năm Trước

      con em năm nay 7 tuổi hôm vừa rồi cháu bị chảy máu môi khi đó cháu sợ quá và lên cơn co giật, tay cháu co quắp, mất ý thức, mặt trắng bệch khoảng 2 phút thì cháu tỉnh. cháu bị như vậy 1 lần trước cách đây khoảng 1 năm khi cháu bị đứt tay. Tức là khi cháu sợ quá và thấy máu là cháu bị co giật vậy. Khi co giật cháu mất ý thức và không nhớ mình bị sao, sau khoảng 1 đến 2 phút sau cháu tỉnh. Như vậy có phải cháu bị động kinh không. Có cần cho cháu đi khám không ạ.

      Tuyết Nhung
      Tuyết Nhung
      6 Năm Trước

      Nhờ bsi tư vấn giúp em
      Con em 2.5 tuổi bị sốt co giật hai lần: chân tay co giật , nhưng cách đây một tuần bé lại bị lần thứ 3, lần này triệu chứng ko giống hai lần trước, bé đang chơi bình thường, thì thân nhiệt tăng lên 38.2 độ, cũng xử lý cho bé hạ sốt thì đột nhiên môi bé thâm lại và ngất xỉu. Gđ cho bé đi khám làm điện tim và điện não tâm đồ ở bv nhi thanh hóa, bác sĩ kết luận bé bị động kinh
      Vậy bsi cho e hỏi, triệu chứng như vậy có đúng là động kinh ko, bé đang ở thể nhẹ hay nặng vậy bs, điều trị lâu ko thì khỏi ạ, hiện bé đang uống thuốc chống động kinh depakine, ngày hai lần uống, mỗi lần nữa viên nén, và thuốc zinco bổ sung kẽm cho bé, thuốc chống động kinh này uo61nng lâu dài có nguy hiểm không ạ
      Cám ơn mong nhận được sự phản hồi từ bs

      Hoa
      Hoa
      7 Năm Trước

      Bsi ơi con em 2,5 t bị chứng sốt cao co giật sốt cao tư bé đến giơ bị giật 3lần rồi ạ,gđ muốn đưa bé đi khám thi khám ở bv nào thi tốt nhất bsi va liêu rằng co thuốc trị dưt điểm bệnh này ko ạ
      Bsi tư vấn giúp gđ e voi ạ

      Tạ thị yến
      Tạ thị yến
      7 Năm Trước

      Bé nhà mình 3t đi khám ở nhi tw bs kết luận bị động kinh cục bộ. Cháu bị vết trắng nhỏ trên da bị xơ hóa củ. Liệu có chữa đc khỏi hẳn k bác sĩ

      Quang
      Quang
      7 Năm Trước

      Chau hay bi co gjat bac si co the tu van gjup chau dk ak va chau muon dj kham thi len den dja djem nao ak