Rượu bia là loại đồ uống thường được sử dụng trong cuộc sống của người Việt Nam như là cách để tạo dựng mối quan hệ, quên đi nỗi buồn, thậm chí là chia sẻ niềm vui… nhưng đa số mọi người đều quên đi những tác dụng phụ nghiêm trọng của chúng. Rượu bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất và tinh thần theo thời gian, tuy nhiên các triệu chứng thường bị bỏ qua.
Một trong những vấn đề thường được nhắc tới là mối quan hệ giữa đồ uống có cồn và co giật. Liệu co giật động kinh do uống nhiều bia rượu có nguy hiểm không? Nên điều trị như thế nào khi gặp phải tình trạng này?
Triệu chứng của cơn co giật động kinh do uống nhiều bia rượu
Ngoài triệu chứng co cứng cơ toàn thân, co giật không ngừng, sùi bọt mép, trợn mắt, đại tiểu tiện không tự chủ, bệnh nhân bị co giật do rượu còn mắc kèm các biểu hiện sau:
– Tăng nhịp tim
– Buồn nôn, nôn
– Ảo giác
– Lo lắng
– Giảm thị lực
– Mất ngủ
– Hay cáu gắt
Nguyên nhân khiến rượu bia có thể gây co giật động kinh
Sử dụng rượu trong thời gian dài và liên tục sẽ phá vỡ và cản trở hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh dạng ức chế như GABA, đồng thời tăng cường giải phóng chất kích thích glutamate. Hậu quả là các tế bào não đồng loạt phóng điện không kiểm soát gây nên co giật.
Quá trình cai nghiện rượu cũng có thể gây nên co giật, bởi não bộ đã quen với sự kích thích của rượu, dừng lại đột ngột dễ khiến não bị kích thích quá mức. Người bệnh có dấu hiệu kích động, run cơ và co giật. Cơn co giật lần đầu do rượu chưa phải là bệnh nhưng nó báo hiệu não bộ đang bị ảnh hưởng và sẽ cần có những giải pháp tác động kịp thời để phòng tránh nguy cơ tái phát sau này.
Co giật động kinh do uống nhiều bia rượu cảnh báo não đã bị tổn thương
Nếu bạn hoặc người thân từng bị co giật do uống nhiều bia rượu, hãy cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu báo trước của di chứng động kinh sau này. Hãy gọi tới số 0962620043 để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp phòng và trị hiệu quả.
Chẩn đoán cơn co giật động kinh do uống nhiều bia rượu
Để chẩn đoán cơn co giật đơn thuần là do rượu bia hay đã tiến triển thành động kinh, cần phân tích toàn diện về tình trạng bệnh, tiền sử nghiện rượu và thời gian cai rượu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bạn có lạm dụng ma túy không. Thủ tục chẩn đoán gồm các xét nghiệm sau:
– Đo điện não đồ (EEG): Nhằm ghi lại hình ảnh sóng điện não bất thường để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh. Tuy nhiên đối với một số trường hợp động kinh trong giấc ngủ thì phải dùng phương pháp điện não đồ video (VEEG) theo dõi trong suốt 24 giờ mới phát hiện được những hình ảnh sóng não bất thường.
– Khám sức khỏe tổng quát: để xác định các triệu chứng bạn gặp phải có liên quan đến các bệnh lý khác, hoặc đã có các biến chứng nào không, chẳng hạn như loạn nhịp tim, bệnh gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, suy yếu hệ thần kinh và bệnh về tim.
– Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra số lượng tế bào máu, mức độ cồn và chất điện giải trong máu.
– Kiểm tra nước tiểu: để xác định bạn có sử dụng rượu và ma túy hay không.
Điều trị cơn co giật động kinh do uống nhiều bia rượu
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nhẹ có thể điều trị ngoại trú tại nhà và cần có sự hỗ trợ tích cực từ các thành viên trong gia đình.
Nếu bệnh nhân đang mang thai, nghiện rượu mạn tính hoặc không có sự hỗ trợ đáng tin cậy từ các thành viên trong gia đình sẽ được nhập viện điều trị. Nguyên tắc của quá trình điều trị gồm:
– Giảm nhanh các triệu chứng đang có
– Dự phòng biến chứng
– Tăng khả năng kiêng rượu thông qua nhiều liệu pháp
Bắt tay vào điều trị cần giải quyết nguyên nhân trước, tức là phải cai rượu. Tuy nhiên, cai rượu không đúng cách dễ dẫn tới co giật nặng hơn. Vì vậy, quá trình điều trị nên có sự kết hợp của nhiều cách sau:
Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng phát sinh do cai rượu
Hiện nay có nhiều loại thuốc được đưa vào điều trị để kiểm soát triệu chứng cai rượu như:
– Benzodiazepine: Giảm lo lắng, sợ hãi, chứng run cơ do cai nghiện
– Chống loạn thần: Kê đơn cùng benzodiazepine giúp hạn chế tình trạng ảo giác, kích thích, kích động.
– Beta – Blockers: Để điều trị triệu chứng liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, huyết áp cao khi cai rượu.
Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa co giật động kinh
Tinh chất thảo dược Câu đằng và nhựa cây Bồ đề (An tức hương) được chứng minh mang lại hiệu quả tích cực trong việc an tâm thần, trấn tĩnh hệ thần kinh nhờ thúc đẩy hoạt động của GABA nội sinh, bảo vệ tế bào thần kinh và giảm các kích thích quá mức của bộ não. Với bệnh nhân co giật động kinh do uống nhiều bia rượu, sử dụng những thảo dược này giúp giảm cơn co giật và phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành động kinh
Hiện nay, Câu đằng và An tức hương đã được nghiên cứu, kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não, có trong Tpbvsk cốm Egaruta, tạo nên một công thức ưu việt, toàn diện. Không chỉ giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả cơn co giật do lạm dụng rượu bia, mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn rất tốt.
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Cùng lắng nghe những nhận định của GS. TS Nguyễn Văn Chương về cốm Egaruta trong video sau:
Nhận định của chuyên gia về vai trò của cốm Egaruta trong điều trị động kinh
Thực tế, cốm Egaruta cũng đã giúp hàng ngàn người bệnh động kinh kiểm soát cơn co giật hiệu quả và có một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn hơn. Mời các bạn lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Cô Thủy (Long An) chia sẻ hành trình cùng con vượt qua cơn co giật, động kinh hiệu quả
Không phải trường hợp co giật do uống nhiều bia rượu nào cũng sử dụng thuốc chống động kinh, mà chỉ khi cơn co giật đã diễn ra nhiều lần, dễ tái phát hoặc đã tiến triển thành động kinh mới phải dùng đến nhóm thuốc này. Tùy vào lứa tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, bác sĩ sẽ kê loại thuốc cũng như thời gian và liều lượng sử dụng phù hợp.
Không phải trường hợp co giật động kinh do uống nhiều bia rượu nào cũng cần dùng thuốc chống động kinh
Thay đối lối sống
Sau khi đã điều trị cai rượu và kiểm soát co giật, phải ngăn bệnh nhân tái sử dụng rượu bằng các liệu pháp nhận thức hành vi, trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng chuyên biệt. Phương pháp này chủ yếu xây dựng cho bệnh nhân ý chí cai rượu thông qua việc khuyến khích, tạo động lực, đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm giúp bệnh nhân quên đi cơn thèm rượu.
Co giật động kinh do uống nhiều bia rượu mặc dù là tình trạng cấp tính, nhưng nếu lặp lại nhiều lần có thể gây tổn thương vĩnh viễn não bộ, dẫn tới bệnh động kinh khó điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên tích cực điều trị khi có những dấu hiệu co giật đầu tiên và ngừng sử dụng rượu ngay từ hôm nay để đảm bảo sức khỏe.
Bố em bị co giật, động kinh do uống nhiều rượu. Hiện tại đang dùng thuốc theo đơn bác sĩ, xin hỏi có dùng thêm cốm Egaruta được ko? Bố em nên dùng trong bao lâu và liệu lượng như thế nào ạ?
Chào bạn Thanh Huyền,
Động kinh là căn bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Tuy nhiên nếu điều trị tốt kết hợp với những phương pháp hỗ trợ và một lối sống lành mạnh, tần suất và mức độ của những cơn co giật sẽ giảm dần, bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường nên đừng quá bi quan, chán nản.
Bên cạnh các thuốc tây, bố bạn nên sử dụng kết hợp cùng sản phẩm Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia 2 lần để tăng hiệu quả điều trị. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược quý An tức hương, Câu đằng cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh từ đó làm giảm tần suất và mức độ cơn co giật động kinh; giảm mệt mỏi sau cơn. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn lành tính, không gây tương tác với các thuốc kháng động kinh khác. Để phát huy tác dụng tối đa của mỗi sản phẩm, bố bạn nên uống cốm trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, uống cách các thuốc đang điều trị tối thiểu từ 1-2 giờ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây: https://tridongkinh.com/bai-viet/tpcn-com-Egaruta-ho-tro-dieu-tri-co-giat-dong-kinh-da-duoc-kiem-chung-lam-sang
Ngoài ra, bố bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức khỏe và hạn chế khởi phát cơn co giật. Bố bạn cần kiêng rượu bia, thuốc lá… Trong chế độ ăn uống nên bổ sung những thực phẩm giàu protein, chất xơ, hạn đường tinh chế và các chất phụ gia, đồ ăn chế biến sẵn.
Trong sinh hoạt nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài, tránh thức khuya, căng thẳng quá mức. Bạn tham khảo chế độ sinh hoạt cho người bệnh động kinh trong bài viết dưới đây: https://tridongkinh.com/bai-viet/che-do-an-uong-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bố bạn sức khỏe!
Bố em bị co giật, động kinh do uống nhiều rượu. Hiện tại đang dùng thuốc theo đơn bác sĩ, xin hỏi có dùng thêm cốm Egaruta được ko? Bố em nên dùng trong bao lâu và liệu lượng như thế nào ạ?
Chào bạn Thanh Huyền,
Động kinh là căn bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Tuy nhiên nếu điều trị tốt kết hợp với những phương pháp hỗ trợ và một lối sống lành mạnh, tần suất và mức độ của những cơn co giật sẽ giảm dần, bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường nên đừng quá bi quan, chán nản.
Bên cạnh các thuốc tây, bố bạn nên sử dụng kết hợp cùng sản phẩm Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia 2 lần để tăng hiệu quả điều trị. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược quý An tức hương, Câu đằng cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh từ đó làm giảm tần suất và mức độ cơn co giật động kinh; giảm mệt mỏi sau cơn. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn lành tính, không gây tương tác với các thuốc kháng động kinh khác. Để phát huy tác dụng tối đa của mỗi sản phẩm, bố bạn nên uống cốm trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, uống cách các thuốc đang điều trị tối thiểu từ 1-2 giờ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/tpcn-com-Egaruta-ho-tro-dieu-tri-co-giat-dong-kinh-da-duoc-kiem-chung-lam-sang
Ngoài ra, bố bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức khỏe và hạn chế khởi phát cơn co giật. Bố bạn cần kiêng rượu bia, thuốc lá… Trong chế độ ăn uống nên bổ sung những thực phẩm giàu protein, chất xơ, hạn đường tinh chế và các chất phụ gia, đồ ăn chế biến sẵn.
Trong sinh hoạt nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài, tránh thức khuya, căng thẳng quá mức. Bạn tham khảo chế độ sinh hoạt cho người bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/che-do-an-uong-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bố bạn sức khỏe!