Có lẽ đây là mong muốn của hầu hết các bậc phụ huynh khi có con nhỏ trong độ tuổi đến trường. Nhưng với trẻ tăng động giảm chú ý, đó lại là một điều vô cùng khó khăn, từ việc học tập, vui chơi cho đến việc kết giao bạn bè, hòa nhập xã hội. Bạn lo lắng cho sự phát triển tương lai sau này của con và vẫn chưa biết cách nào để phòng và trị bệnh hiệu quả.
Vậy hãy cùng nhãn hàng cốm Egaruta và Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh – Trưởng khoa nhi và tâm lý lâm sàng, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương tìm hiểu về tất cả các vấn đề xoay quanh tăng động giảm chú ý trong chương trình tư vấn sau.
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh trong chương trình tư vấn về tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là gì? Hướng dẫn cách nhận biết chính xác!
Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý, bác sĩ có thể cho biết, tăng động giảm chú ý là gì, làm sao để phân biệt với trẻ chỉ hiếu động đơn thuần?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Mặc dù là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng đa phần mọi người rất ít quan tâm về vấn đề này. Chỉ khi các triệu chứng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng học tập và các mối quan hệ của trẻ, cha mẹ mới đi khám sàng lọc.
Biểu hiện đặc trưng và dễ nhận thấy ở trẻ tăng động là sự nghịch ngợm thái quá, khả năng tập trung chú ý kém thể hiện qua ít nhất 2 môi trường như ở lớp và ở nhà. Trẻ thường leo trèo, luôn tay luôn chân, bốc đồng, không để ý đến chi tiết, khó có thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và hay bỏ dở công việc giữa chừng,…
Để phân biệt trẻ tăng động và hiếu động đơn thuần cần dựa vào khả năng kiểm soát hành vi và sự tập trung của trẻ.
– Trẻ tăng động: Gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hành vi, có những hành động, cảm xúc thái quá và không thể tập trung vào bất cứ nhiệm vụ cụ thể.
– Trẻ hiếu động đơn thuần: Khi tiếp xúc với môi trường mới thường thích nghi nhanh, chấp nhận điều chỉnh hành vi tốt hơn nếu được nhắc nhở, đồng thời trẻ có thể tập trung để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Trẻ chỉ thiếu tập trung có phải là một dạng của tăng động giảm chú ý?
Có những trẻ chỉ thiếu tập trung chú ý nhưng không hề có biểu hiện nghịch ngợm thái quá, theo bác sĩ đây có phải là một dạng tăng động giảm chú ý, và bằng cách nào để nhận biết chính xác?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ bệnh lý tăng động giảm chú ý được cấu thành từ hai yếu tố là tăng động và giảm chú ý, trong đó giảm chú ý chính là trọng tâm của chứng bệnh này. Do vậy, một số trẻ chỉ có biểu hiện giảm tập trung mà không nghịch ngợm quá mức vẫn có thể là một dạng của tăng động giảm chú ý.
Để nhận biết những trường hợp này, có thể dựa vào một số dấu hiệu thể hiện sự giảm chú ý ở trẻ. Trong đó, nổi bật là tình trạng trẻ không thể tập trung hoặc duy trì sự tập trung trong một thời gian dài để giải quyết các vấn đề cụ thể như: làm bài tập, vui, xem chương trình ti vi,…
Sự giảm tập trung này sẽ là trở ngại lớn tới hoạt động nhận thức của trẻ kết quả học tập sa sút và khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa.
Những hậu quả của tăng động giảm chú ý với trẻ
Bác sĩ có thể cho các bậc phụ huynh biết mức độ nguy hiểm và những ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đến sự phát triển của trẻ không?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Mặc dù tăng động giảm chú ý không quá nguy hiểm, nhưng nếu điều trị sớm, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:
– Tác động tiêu cực đến tâm lý và quá trình hình thành tính cách của trẻ.
– Suy giảm chất lượng học tập và quan hệ xã hội của trẻ. Đa phần trẻ tăng động đều ít bạn bè hoặc khó kết bạn mới, thậm chí dễ bị xa lánh.
– Gia đình có con cái mắc chứng bệnh này cũng thường nảy sinh bất hòa, cãi vã do mẫu thuẫn trong cách nuôi dạy trẻ.
– Tăng động có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây ra những rối loạn hành vi như dễ mắc lỗi, sa ngã vào các tệ nạn, vi phạm pháp luật,… ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại trong công việc của người bệnh.
Bác sĩ tâm lý giải đáp về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Xem quá nhiều ti vi, điện thoại có thể dẫn đến tăng động giảm chú ý không?
Nhiều phụ huynh thấy rằng, trẻ có biểu hiện nghịch ngợm, thiếu tập trung khi tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử. Vậy theo bác sĩ, đây có phải yếu tố nguy cơ gây ra chứng bệnh này? Ngoài ra, còn những nguyên nhân nào và liệu có cách gì để phòng ngừa?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Trước khi các thiết bị điện tử ra đời, các nhà khoa học đã biết đến chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, đúng là trẻ tăng động thường có xu hướng hứng thú và lạm dụng các thiết bị này, dẫn đến không thể tập trung thực hiện các công việc khác. Điều này cũng khiến triệu chứng tăng động giảm chú ý thêm trầm trọng. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại,…
Về nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ, nhiều giả thiết cho rằng có sự liên quan đến di truyền hoặc yếu tố gia đình. Trong đó, sự mất cân bằng chất dẫn tuyền thần kinh, thiếu hụt synap thần kinh hoặc những bất thường trong giai đoạn mang thai, tổn thương não sớm được xem là nguyên nhân chủ yếu gây tăng động giảm chú ý. Ngoài ra còn có yếu tố tâm lý nhưng ít gặp hơn.
Để phòng ngừa hiệu quả, cần bắt đầu ngay trước khi sinh trẻ, từ việc đảm bảo sức khỏe của người mẹ, hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều độc chì, tránh lạm dụng rượu, bia, chất kích thích,… đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kì.
Nếu nguyên nhân do yếu tố nội sinh, di truyền thì thường khó ngăn ngừa hơn, tuy nhiên việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện và sử dụng các biện pháp can thiệp sớm cũng giúp phòng ngừa chứng bệnh này ở trẻ hiệu quả.
Trẻ tăng động nên đi khám ở đâu?
Bác sĩ có thể chia sẻ cho các bậc phụ huynh biết một số địa chỉ thăm khám cho trẻ tăng động uy tín, chất lượng. Và trẻ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm gì, mất bao nhiêu thời gian?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Chẩn đoán tăng động giảm chú ý, cần các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm bệnh giàu kinh nghiệm và được phép hành nghề. Do đó, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám và điều trị tại các bệnh viện tâm thần cấp tỉnh, cấp trung ương hoặc khoa tâm bệnh, khoa nhi của các bệnh viện uy tín.
Quy trình thăm khám không quá phức tạp, chỉ mất khoảng một buổi trong ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý, khám lâm sàng, điện não đồ, chụp CT, MRI,… Chi phí cho một lần thăm khám cũng không quá cao và đa phần các bậc phụ huynh đều có thể chấp nhận được.
Có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng tăng động giảm chú ý không?
Bác sĩ có thể cho biết, chứng tăng động giảm chú ý có chữa khỏi được không và hiện nay có những cách nào đang được áp dụng trong điều trị?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Hiện nay, các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý có tỷ lệ cải thiện triệu chứng khá cao, trên 60%. Sau đó, trẻ vẫn phát triển bình thường như những đứa trẻ khác và hoàn thiện mọi kỹ năng trong cuộc sống.
Kết hợp giữa liệu pháp hóa dược, giáo dục hành vi và các sản phẩm từ thảo dược được xem là phác đồ điều trị tốt nhất cho trẻ tăng động. Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ việc dùng thuốc cần có chỉ định chặt chẽ và có thể bắt đầu từ 4 – 5 tuổi. Còn với trẻ nhỏ hơn, thường không cân nhắc điều trị thay thế bằng giáo dục hành vi kết hợp cùng sản phẩm thảo dược.
Chắc hẳn, qua phần chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh, các bậc phụ huynh đã hiểu thêm về chứng bệnh tăng động giảm chú ý và biết chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe, chất lượng học tập của trẻ như thế nào. Vậy nên, điều quan trọng và cấp bách nhất hiện nay là tìm ra giải pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Bạn đọc có thể tiếp tục theo dõi phần II của chương trình để lắng nghe Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp về vấn đề này. Ngoài ra các bạn có thể gọi điện hoặc Zalo qua hotline: 0962.620.043, chúng tôi sẽ gửi tất cả các câu hỏi đến bác sĩ để giải đáp sớm nhất cho bạn!
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương(Số 4, Phố Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội) giữ chức vụ trưởng khoa Nhi và Tâm lý lâm sàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bác sĩ đã giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về bệnh cũng như các phương pháp điều trị can thiệp hiệu quả chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ.