Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận… và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực… cần điều trị kịp thời.
Triệu chứng của người bệnh hưng cảm
Đối với người bệnh, trạng thái hưng cảm thường xuất hiện theo từng đợt, từng giai đoạn chứ không phải lúc nào cũng giống nhau. Dấu hiệu bạn có thể nhận thấy khi giai đoạn hưng cảm xuất hiện đó có thể là:
– Lòng tự trọng về bản thân mình tăng lên rất cao, đề cao bản thân, cảm thấy mình là người quan trọng
– Giảm nhu cầu ngủ, nhiều người bệnh chỉ ngủ khoảng 3 giờ, ăn ít đi
– Nói nhiều hơn mức bình thường
– Cảm thấy hứng khởi, bản thân tràn đầy năng lượng, muốn hoạt động, vận động nhiều cũng không cảm thấy mệt. Cảm thấy vui vẻ, lạc quan, yêu đời
– Những suy nghĩ luôn tuôn trào, có nhiều ý tưởng, dễ bị phân tâm
– Nói to khi giao tiếp với người khác
Người bệnh hưng cảm thấy mình phấn kích, tràn đầy năng lượng
Ở mức độ nặng hơn người mắc chứng hưng cảm sẽ có các triệu chứng như:
– Ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn
– Có các hành vi bạo lực, dễ nổi nóng, cáu giận, mất bình tĩnh…
– Mua sắm quá mức, lạm dụng tình dục, chất gây nghiện, chơi cờ bạc quá mức…
– Thực hiện các hành vi liều lĩnh như đua xe quá tốc độ…
– Suy nhược cơ thể (do ăn ít, ngủ ít, hoạt động, suy nghĩ nhiều)
Nếu người bệnh có các giai đoạn hưng cảm xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm thì đây là dạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Để chẩn đoán chứng hưng cảm các bác sĩ thường dựa chủ yếu vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Ngoài ra, rối loạn chức năng tuyến giáp trong nhiều trường hợp có thể gây ra các triệu chứng tương tự hưng cảm. Do vậy, kiểm tra tuyến giáp là một việc làm cần thiết khi chẩn đoán chứng hưng cảm.
Nguyên nhân gây ra chứng hưng cảm
Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây nên chứng hưng cảm. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy nó có liên quan tới một hoặc một số các yếu tố như:
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Canxi clorid, canxi gluconat, kalicinat…
– Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamin, serotonin, GABA…
– Tiếp xúc với các chất độc, hóa chất độc hại
Tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây nên chứng hưng cảm
Cách điều trị chứng hưng cảm
Trên thực tế, chứng hưng cảm không phải lúc nào cũng cần phải điều trị vì nếu tự kiểm soát được, ở mức độ nhẹ chứng hưng cảm có thể là yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo và tài năng trong nghệ thuật. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến ở mức độ năng hơn gây ra những hành vi, trạng thái tâm lý tiêu cực thì cần phải điều trị kịp thời bằng một số thuốc chống loạn thần.
Mặc dù những thuốc này rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây không phải là phương pháp hiệu quả nhất. Thuốc chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp với tâm lý trị liệu từ các bác sĩ chuyên khoa và lối sống lành mạnh. Ngoài ra các bác sĩ hay người thân của bệnh nhân cũng cần chú ý giữ khoảng cách trong khi người bệnh hưng cảm cao độ để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.
Theo các nghiên cứu khoa học thì một số thảo dược giúp an thần, trấn tĩnh ổn định hệ thần kinh như Câu đằng, An tức hương… cũng có tác dụng rất tốt đối với người bệnh hưng cảm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có được tác dụng này là nhờ hoạt chất trong những thảo dược có thể giúp não bộ sản sinh ra GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế tự nhiên của cơ thể. Kết hợp đồng bộ các giải pháp sẽ giúp người bệnh luôn duy trì trạng thái tâm lý ổn định. Và nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043, các chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn!
DS.Ngọc Hải
Nguồn tham khảo:
http://www.officer.com/article/10254228/mania-causes-symptoms-consequences
http://www.rightdiagnosis.com/m/mania/medic.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/Mania#Signs_and_symptoms
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3181868/
—————————————-